30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 16)
-
5194 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
20/07/2024Ở nhóm động vật nào sau đây, hệ tuần hoàn không làm nhiệm vụ vận chuyển O2?
Đáp án B.
Nhóm côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí, ống khí phân nhánh nhỏ tới tận các tế bào để trao đổi khí trực tiếp với các tế bào mà không thông qua hệ tuần hoàn
Câu 3:
19/07/2024Khi nói về quả của cây hạt kín, phát biểu nào sao đây sai?
Đáp án B
Vì quả không hạt có thể được hình thành do có hiện tượng thụ phấn mà không có hiện tượng thụ tinh hoặc cũng có thể được hình thành do nguồn chất kích thích ngoại sinh như auxin hay giberelin
Câu 4:
20/07/2024Việc uống thuốc tránh thai có tác dụng
Đáp án B.
Thuốc tránh thai có chứa hoocmôn progesterone có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng
Câu 5:
20/07/2024Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là
Đáp án B.
Thể ba là 2n+1.
Câu 7:
23/07/2024Đặc điểm di truyền đặc trưng cho các quần thể giao phối ngẫu nhiên là
Đáp án B
Câu 8:
19/07/2024Trong các phương pháp sau, có bao nhiêu phương pháp giúp nhân nhanh giống với số lượng lớn?
(1) Nuôi cấy mô thực vật. (2) Nhân bản vô tính tự nhiên.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng. (4) Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh.
(5) Cấy truyền phôi. (6) Gây đột biến
Đáp án A.
Giải thích: Có 3 phương pháp nhân nhanh giống với số lượng lớn từ một vài cây giống ban đầu, đó là (1), (2), (5).
Câu 9:
20/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
Đáp án A.
Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa
Câu 10:
21/07/2024Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên trái đất, loài người xuất hiện ở
Đáp án A
Câu 11:
22/07/2024Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô " Sâu ăn lá ngô " Nhái " Rắn hổ mang " Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất?
Đáp án B.
Diều hâu thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5. " Cấp cao nhất so với 4 loài còn lại
Câu 12:
20/07/2024Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là ví dụ về quan hệ
Đáp án B.
Tảo giáp gây độc cho các loài khác nhưng không có lợi và cũng không có hại cho tảo giáp. Do đó, đây là quan hệ ức chế - cảm nhiễm
Câu 13:
19/07/2024Các phân tử H2O có khả năng liên kết với nhau thành một dòng liên tục trong mạch dẫn của cây. Nguyên nhân là vì
Đáp án B.
Một phân tử nước gồm 1 nguyên tử ôxi liên kết với 2 nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng hóa trị phân cực.
Phân tử nước có tính phân cực. Bản thân các phân tử nước cũng liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô đồng thời liên kết mạnh với các phân tử khác chứa ôxi " tạo lực liên kết lớn làm động lực đẩy dòng nước hướng lên trong hệ xylem
Câu 14:
22/07/2024Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường thông qua bề mặt cơ thể?
(1) Thủy tức; (2) Trai sông; (3) Tôm;
(4) Giun tròn; (5) Giun dẹp
Đáp án D.
Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể diễn ra ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp (giun tròn, giun dẹp, giun đốt và ruột khoang).
" Có 3 loài động vật là (1), (4), (5).
Trai sông và tôm là những loài hô hấp bằng mang
Câu 15:
20/07/2024Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, có bao nhiêu sự kiện sau đây thường xuyên diễn ra?
(1) Gen điều hòa (R) tổng hợp prôtêin ức chế.
(2) Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN nhưng các phân tử mARN này không được dịch mã.
(3) ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của Operon Lac và tiến hành phiên mã.
(4) Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
(5) Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành của operon Lac
Đáp án A
Giải thích:
- Chỉ có sự kiện (1) thường xuyên xảy ra ngay cả khi môi trường có hay không có lactozơ.
- Gen cấu trúc chỉ phiên mã khi vùng O được tự do.
- ARN polimeraza thường xuyên liên kết với vùng khởi động P của operon Lac nhưng chỉ tiến hành phiên mã khi vùng O được tự do.
- Lactozơ chỉ liên kết với prôtêin ức chế khi môi trường có lactozơ.
- Khi có lactozơ, prôtêin ức chế không liên kết với vùng O
Câu 16:
31/07/2024Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án đúng là: B
Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiếu 5’ " 3’.
Chọn B.
* Kiến thức về mã di truyền và dịch mã
a) Mã di truyền (MDT): là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit (prôtêin).
- MDT là mã bộ ba, cứ 3 nuclêôtit quy định 1 aa. (Nếu chỉ có 2 loại A và G thì có số loại bộ ba là: 23 = 8 loại; Nếu có 3 loại A, U và X thì sẽ có 33 = 27 loại bộ ba). Nếu chỉ tính bộ ba mã hóa aa thì có 61 loại bộ ba.
- MDT được đọc liên tục, từ một điểm xác định trên mARN và không gối lên nhau. Vì vậy, trên mỗi loại phân tử mARN thì mã di truyền chỉ được đọc từ một điểm cố định (trừ bộ ba mở đầu).
- MDT có tính phổ biến (trừ một vài ngoại lệ), có tính đặc hiệu và có tính thoái hóa. Trong 64 mã di truyền thì có 2 bộ ba không có tính thoái hóa, đó là AUG và UGG.
b) Dịch mã: (Dịch mã là quá trình chuyển thông tin từ các bộ ba trên mARN thành trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit).
- Có 4 thành phần tham gia dịch mã, đó là: mARN, tARN, ribôxôm, axit amin. Trong đó tARN đóng vai trò là nhân tố tiến hành dịch mã (dịch bộ ba trên mARN thành axit amin).
- Dịch mã có 2 giai đoạn chính là giai đoạn hoạt hóa axit amin và giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
- Ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, sử dụng năng lượng ATP để hoạt hóa axi amin và gắn axit amin với tARN (ATP + aa + tARN →aa ~ tARN).
- Ở giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit, mỗi bộ ba trên mARN được dịch thành 1 axit amin. Trong đó, bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung với bộ ba mã hóa trên mARN.
- Ở sinh vật nhân sơ, aa mở đầu chuỗi pôlipeptit là focmin Metiônin; Ở sinh vật nhân thực, aa mở đầu là Metiônin.
- Khi dịch mã, ribôxôm trượt từ bộ ba mở đầu (AUG) ở đầu 5’ của mARN cho đến khi gặp bộ ba kết thúc ở đầu 3’ của mARN thì dừng lại. Trên mỗi mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu dịch mã.
- Số lượng chuỗi pôlipeptit phụ thuộc vào số lượng ribôxôm tham gia dịch mã và số phân tử mARN. Ví dụ, nếu có x phân tử mARN và có y ribôxôm thì số chuỗi pôlipeptit được tạo ra = x.y.
* Sơ đồ mô tả cơ chế di truyền ở cấp phân tử:
* Như vậy, thông tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 18:
21/07/2024Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B.
Phương án B sai vì nhân tố định hướng quá trình tiến hóa là CLTN
Câu 19:
23/07/2024Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần thể chim Cồng Cộc: năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,15 cá thể/ha; năm thứ hai, khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 180. Biết tỉ lệ tử vong và xuất – nhập cư của quần thể là 3%/năm. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Kích thước của quần thể tăng 20% trong 1 năm.
(2) Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con.
(3) Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm.
(4) Mật độ cá thể ở năm thứ 2 là 0,18 cá thể/ha
Đáp án D.
Có 3 nhận định đúng, đó là (1), (2) và (4)
Giải thích:
- Năm thứ nhất có số lượng cá thể =0,15 x 1000=150 " (2) đúng.
- Tăng trưởng của quần thể là =(180-150):150=0,2=20%." (1) đúng.
- Kích thích tăng trưởng = sinh sản + nhập cư – tử vong – di cư.
" Tỉ lệ sinh sản = tốc độ tăng trưởng – nhập cư + tử vong + di cư = 20% + 3% = 23%.
" (3) sai.
- Mật độ quần thể ở năm thứ 2 = 180/1000 = 0,18 cá thể/ha " (4) đúng
Câu 20:
23/07/2024Khi nói về diễn thế nguyên sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D.
A sai. Vì trong diễn thế nguyên sinh, thành phần loài của quần xã thay đổi.
B sai. Vì kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã đỉnh cực ổn định tương đối.
C sai. Vì diễn thế nguyên sinh còn chịu tác động của các nguyên nhân bên trong nội bộ quần xã.
D đúng
Câu 21:
23/07/2024Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
(2) Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với hàm lượng nước của cơ thể và cơ quan hô hấp.
(3) Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.
(4) Phân giải kỵ khí là một cơ chế thích nghi của thực vật
Đáp án B.
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3) và (4)
Nước là dung môi hòa tan các chất, là môi trường cho các phản ứng hóa học đồng thời có thể trực tiếp tham gia vào các phản ứng. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước
Câu 22:
22/07/2024Một bệnh nhân do bị cảm nên bị nôn rất nhiều lần trong ngày làm mất nhiều nước, mất thức ăn và mất nhiều dịch vị. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo những hướng nào sau đây?
(1) pH máu tăng. (2) Huyết áp giảm.
(3) Áp suất thẩm thấu tăng. (4) Thể tích máu giảm
Đáp án A.
Cả 4 hướng nói trên đều đúng.
- Nôn nhiều làm mất nước trong dạ dày dẫn tới lượng nước được hấp thụ vào máu giảm " Gây giảm thể tích máu.
- Khi nôn nhiều làm mất nhiều dịch vị (mất nhiều HCl) thì lượng ion H+ trong máu giảm " làm tăng pH máu.
- Nôn nhiều gây mất muối dẫn tới làm giảm áp suất thẩm thấu của máu.
- Khi máu bị giảm áp suất thẩm thấu thì nước sẽ thẩm thấu vào các tế bào mô làm giảm thể tích máu dẫn tới giảm huyết áp.
- Nôn nhiều làm mất nước trong dạ dày dẫn tới lượng nước được hấp thụ vào máu giảm " Gây giảm thể tích máu từ đó làm giảm huyết áp
Câu 23:
22/07/2024Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
(2) Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen.
(4) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
(5) Đột biên gen làm cho gen cũ bị mất đi, gen mới xuất hiện.
(6) Đột biến gen làm cho alen cũ bị mất đi, alen mới xuất hiện
Đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là (1) và (3)
Giải thích:
(2) sai. Vì đột biến gen chỉ làm thay đổi alen cũ thành alen mới chứ không làm thay đổi vị trí của gen (Gen vẫn ở vị trí locut cũ). Chỉ có đột biến mất đoạn NST, đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST, lặp đoạn NST thì mới thay đổi vị trí của gen.
(4) sai. Vì đột biến gen chỉ liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit nên không làm ảnh hưởng đến cấu trúc NST.
(5) sai. Vì đột biến gen không làm xuất hiện gen mới và cũng không làm cho gen bị mất đi. Đột biến gen chỉ làm cho gen có thêm các alen mới (Làm tăng số lượng alen của gen).
(6) sai. Vì đột biến gen không làm mất alen cũ
Câu 24:
20/07/2024Ở một loài động vật, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định mỏ ngắn trội hoàn toàn so với gen a quy định mỏ dài. Cho 2 cá thể dị hợp giao phối với nhau được F1 gồm 2 loại kiểu hình với tỉ lệ: 2 con mỏ ngắn : 1 con mỏ dài. Tiếp tục cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau được F2. Theo lí thuyết, F2 có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Đáp án C.
Sơ đồ lai: Aa ÍAa.
Theo lí thuyết, thu được F1 có tỉ lệ kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa với tỉ lệ kiểu hình 3 mỏ ngắn : 1 mỏ dài. Tuy nhiên, ở bài toán này, tỉ lệ kiểu hình là 2 mỏ ngắn : 1 mỏ dài. " Đã có hiện tượng gây chết ở thể đồng hợp trội.
" Tỉ lệ cá thể F1 có 2Aa : 1aa.
F1 với nhau, ta có (2Aa ; 1aa) Í (2Aa ; 1aa)
Giao tử F1 có 1A; 2a.
F2:
Tỉ lệ kiểu gen ở những cá thể sống sót: 4Aa : 4aa = 1Aa : 1aa.
Tỉ lệ kiểu gen: 1 cá thể mỏ ngắn : 1 cá thể mỏ dài
Câu 25:
19/07/2024Đối với loài ngẫu phối, một alen lặn có lợi có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác động của những nhân tố nào sau đây?
(1) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(2) Alen đó liên kết bền vững với alen trội có hại và bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.
(3) Do giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Do đột biến làm cho alen lặn trở thành alen trội
Đáp án D.
Có 2 trường hợp là (1) và (2)
Giải thích:
- Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bất kì một alen nào ra khỏi quần thể một cách ngẫu nhiên. Do đó nó có thể loại bỏ alen lặn hoặc alen trội, loại bỏ alen có lợi hoặc có hại...
- Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải alen có hại. Tất cả alen trội có hại đều được biểu hiện ra kiểu hình ngay cả lúc dị hợp, do đó alen trội có hại ngay lập tức bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ. Vì chọn lọc sẽ loại bỏ cả kiểu gen, do đó khi alen có lợi liên kết bền vững với alen trội có hại thì cả hai alen này đều bị loại bỏ.
- Các trường hợp giao phối không ngẫu nhiên hay đột biến đều không thể loại bỏ alen lặn có lợi
Câu 26:
20/07/2024Kích thước của quần thể thay đổi phụ thuộc vào bao nhiêu nhân tố sau đây?
(1) Mức sinh sản. (2) Mức tử vong.
(3) Diện tích môi trường sống. (4) Mức nhập cư.
(5) Kiểu phân bố của quần thể. (6) Mức xuất cư
Đáp án D.
Có 4 nhân tố, đó là (1), (2), (4), (6)
Câu 27:
19/07/2024Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
(2) Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.
(3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên.
(5) Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.
(6) Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài
Đáp án A.
Có 4 phát biểu đúng, đó là (2), (3), (4), (5)
Giải thích:
(1) sai. Vì khi mật độ cá thể quá cao và khan hiếm nguồn sống thì xảy ra cạnh tranh cùng loài.
(2), (3), (4), (5) đều đúng.
(6) sai. Vì cạnh tranh cùng loại không bao giờ làm hại cho loài. Cạnh tranh cùng loài luôn là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của loài
Câu 28:
19/07/2024Trong một khu vườn bỏ hoang có các loài cỏ dại phát triển và một số cây thân thảo có hoa. Một số loài gậm nhấm như chuột, sóc, sử dụng thực vật làm thức ăn. Để ngăn chặn sự tấn công của chuột lên các loài cây thân thảo, một nhà nghiên cứu tiến hành xua đuổi các loài gậm nhấm và dùng lưới thép bao vây khu vườn để ngăn không cho chuột, sóc xâm nhập. Sau 2 năm vây lưới thì một số loài thân thảo (kí hiệu loài M) phát triển mạnh về số lượng nhưng các loài thân thảo còn lại (kí hiệu loài P) thì bị giảm mạnh về số lượng. Có bao nhiêu suy luận sau đây có thể phù hợp với kết quả nghiên cứu nói trên?
(1) Các loài gậm nhấm không phải là những loài gây hại cho các loài thân thảo ở khu vườn trên.
(2) Các loài gậm nhấm sử dụng các loài M làm nguồn thức ăn.
(3) Các loài gậm nhấm giúp các loài P phát tán hạt.
(4) Chất thải của các loài gậm nhấm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho các loài thân thảo
(5) Các loài P là nguồn thức ăn của các loài gậm nhấm
Đáp án D.
Chỉ có 2 suy luận có cơ sở, đó là (2), (3)
Câu 29:
20/07/2024Thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển bình thường. Có bao nhiêu giải thích sau đây là đúng?
(1) Số lượng thức ăn lấy vào nhiều.
(2) Các vi sinh vật được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp prôtein cho động vật.
(3) Lượng nitơ được tái sử dụng triệt để không bị mất đi qua nước tiểu.
(4) Các vi sinh vật tiết enzim tiêu hóa xenlulozo cung cấp dinh dưỡng cho động vật
Đáp án A.
Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại vẫn phát triển bình thường là do:
- Thức ăn ít chất dinh dưỡng nhưng số lượng thức ăn lấy vào nhiều nên cũng đủ bù nhu cầu prôtêin cần thiết.
- Các vi sinh vật tiết enzim tiêu hóa xenlulozo thành glucozo cung cấp dinh dưỡng cho động vật.
- Trong dạ dày động vật nhai lại có 1 số lượng lớn vi sinh vật. Các vi sinh vật này sống trong dạ cỏ, sử dụng cỏ làm nguồn dinh dưỡng, chúng sinh sản nhanh tạo nên sinh khối lớn. Các vi sinh vật này được chuyển xuống dạ múi khế và được dạ múi khế phân giải, tiêu hóa thành nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bò. Các vi sinh vật sống trong dạ cỏ có hàm lượng prôtêin cao nên khi dạ múi khế tiêu hóa nó sẽ thu được một lượng lớn axit amin.
- Động vật nhai lại tận dụng triệt để được nguồn nitơ trong urê: Urê theo đường máu vào tuyến nước bọt và được tiết vào nước bọt để cung cấp cho vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Urê trong nước bọt lại được vi sinh vật trong dạ cỏ sử dụng để tổng hợp prôtêin, sau đó prôtêin này lại được cung cấp cho cơ thể động vật nhai lại. Vì vậy lượng nitơ không bị mất đi qua nước tiểu " Nước tiểu của động vật nhai lại có hàm lượng urê rất thấp.
Câu 30:
21/07/2024Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ ôxi trong máu động mạch của người này là 21 ml/100 ml máu. Có bao nhiêu ml ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong một phút?
Đáp án A.
Số lần tim co bóp trong 1 phút là: 60 : 0,8 = 75
Lượng máu được tống vào động mạch chủ là: 75 Í 70 = 5250 ml
Lượng ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ là:
5250 Í 21 : 100 = 1102,5 ml
Câu 31:
19/07/2024Một cây có kiểu gen AaBb. Mỗi hạt phấn của cây này đều có 2 nhân. Giả sử nhân thứ nhất có kiểu gen là ab thì nhân thứ hai sẽ có kiểu gen là
Đáp án A.
Mỗi hạt phấn có 2 nhân nhưng kiểu gen của cả hai nhân này đều giống nhau (vì được sinh ra từ một nhân nhờ quá trình nguyên phân). Do đó, nhân thứ nhất có kiểu gen ab thì nhân thứ hai cũng có kiểu gen ab
Câu 32:
19/07/2024Áp dụng bao nhiêu biện pháp sau đây sẽ cho phép tăng nhanh đàn gia súc?
(1) Tăng nhiều con đực.
(2) Tăng nhiều con cái.
(3) Bố trí số con đực và con cái như nhau.
(4) Tách con non ra khỏi mẹ sớm
Đáp án C.
Có 2 phát biểu đúng, đó là (2) và (4).
Muốn tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm người ta thường áp dụng những biện pháp: Tăng nhiều con cái và tách con non ra khỏi mẹ sớm.
Vì ở gia súc, gia cầm một con đực có thể đáp ứng nhu cầu sinh sản của nhiều con cái, do đó số lượng đàn con phụ thuộc nhiều vào số lượng con cái hơn là số lượng con đực.
Việc tách con non ra khỏi mẹ sớm giúp con cái có thể nhanh chóng quay trở lại chu kì sinh sản mới như vậy sẽ tăng số lứa đẻ trong một thời gian nhất định giúp tăng nhanh số lượng trong đàn
Câu 34:
20/07/2024Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
(2) Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
(3) Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
(4) Dạng đột biến mất một cặp nu có thể sẽ làm mất nhiều bộ ba trên mARN
Đáp án D.
Chỉ có (1) đúng.
Giải thích:
(1) đúng. Vì đột biến thay thế một cặp nu chỉ làm thay đổi một bộ ba của mARN, do đó ít gây hậu quả cho sinh vật. Đột biến dạng mất hoặc thêm một cặp nu làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối gen, vì vậy thường gây hậu quả nghiêm trọng.
(2) sai. Vì các gen khác nhau thì tầng số đột biến khác nhau.
(3) sai. Vì bazơ nitơ trở thành dạng hiếm thì sẽ gây đột biến thay thế cặp nu chứ không phải là đột biến mất hoặc thêm cặp.
(4) sai. Vì đột biến mất 1 cặp nu chỉ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến đến cuối gen chứ không làm mất bộ ba
Câu 35:
22/07/2024Ở một loài động vật, khi lai cá thể chân ngắn với cá thể chân dài thu được F1 100% cá thể chân ngắn. Cho F1 tạp giao thu được F2, tiếp tục cho F2 tạp giao thu được F3 phân li theo tỉ lệ 13 cá thể chân ngắn : 3 cá thể chân dài. Biết rằng tính trạng do một cặp gen quy định, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây sai?
Đáp án C.
- Tính trạng do một cặp gen quy định và F1 có kiểu hình chân ngắn " Chân ngắn là tính trạng trội. " A đúng.
- Nếu gen nằm trên NST thường thì F1 có kiểu gen Aa, khi đó F2 có tỉ lệ kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa. Tiếp tục cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì đời F3 có tỉ lệ kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa. " Tỉ lệ kiểu hình ở F3 là 3 cá thể chân ngắn : 1 cá thể chân dài. " Trái với giả thuyết là 13 : 3. " Gen nằm trên NST giới tính X. " C sai; D đúng.
- Khi gen nằm trên NST giới tính X thì kiểu hình lặn (tính trạng chân dài) chủ yếu gặp ở giới tính XY. " B đúng
Câu 36:
20/07/2024Ở một quần thể động vật có vú, A quy định lông xám trội hoàn toàn so với a quy định lông đen. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là . Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở đời F1, kiểu hình con cái lông xám chiếm tỉ lệ 45%.
(2) Ở đời F2, kiểu hình con đực lông đen chiếm tỉ lệ 12,5%.
(3) Ở quần thể này sẽ không đạt cân bằng di truyền.
(4) Tỉ lệ kiểu gen liên tục bị thay đổi qua mỗi thế hệ sinh sản
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3) và (4)
- Tìm tần số alen của mỗi giới:
Giới đực, có 0,4XAY và 0,1XaY " Tần số A = 0,8; a = 0,2.
Giới cái, có " Tần số A = 0,5; a = 0,5.
- Tìm phát biểu đúng:
(1) đúng. Vì cái lông xám có tỉ lệ = 1/2 Í (1 – cái lông đen) = 1/2 Í (1 – 0,5Í0,2) = 0,45.
(2) sai. Vì đực lông đen (XaY) ở F2 có tỉ lệ = giao tử cái Xa của F1 Í 1/2.
Giao tử cái Xa của F1 có tỉ lệ = (0,2 + 0,5):2 = 0,35.
" Đực lông đen chiếm tỉ lệ = 0,35 Í 1/2 = 0,175.
(3) và (4) đúng. Vì khi gen nằm trên NST X và thế hệ xuất phát có tần số alen của giới đực khác với giới cái thì quần thể không đạt cân bằng di truyền. Tỉ lệ kiểu gen liên tục thay đổi qua các thế hệ ngẫu phối
Câu 37:
20/07/2024Ở một loài thú, khi cho con cái lông đen thuần chủng lai với con đực lông trắng thuần chủng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực lai F1 lai phân tích, đời Fa thu được tỉ lệ 2 con đực lông trắng, 1 con cái lông đen, 1 con cái lông trắng. Nếu cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên được thế hệ F2. Trong số các cá thể lông đen ở F2, con đực chiếm tỉ lệ
Đáp án A.
Giải thích:
- F1 lai phân tích được đời con có tỉ lệ 2 con đực lông trắng, 1 con cái lông đen, 1 con cái lông trắng = 1 lông đen : 3 lông trắng " Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
- Quy ước: A-B- lông đen;
Các kiểu gen A-bb hoặc aaB- hoặc aabb quy định lông trắng.
- Ở đời con của lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình của đực khác với của cái " Tính trạng liên kết giới tính. Khi tính trạng vừa tương tác bổ sung, vừa liên kết giới tính thì chỉ có 1 gen liên kết giới tính.
- Kiểu gen của F1 là
Ở đời F2, cá thể lông đen gồm có và , .
Aa Í Aa thì đời con có 3A-.
" Trong số các cá thể lông đen, gồm có:
Con đực lông đen có 3 tổ hợp.
Con cái lông đen và có 3 +3 = 6 tổ hợp.
" Cá thể đực chiếm tỉ lệ = 3/9 = 1/3
Câu 38:
20/07/2024Một loài thực vật, cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây thân thấp, quả chua chiếm 4%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là hoàn toàn; không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F1 có 10 loại kiểu gen.
(2) Trong quá trình giảm phân của cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(3) Hai cặp gen đang xét cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.
(4) Trong tổng số cây thân cao, quả chua ở F1, số cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 4/7.
Đáp án D
Bài thi liên quan
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 1)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 2)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 3)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 4)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 5)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 6)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 7)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 8)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 9)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 10)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-