Câu hỏi:
31/07/2024 95Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai?
A. Axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực là mêtiônin
B. Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ " 5’
C. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã
D. Anticôđon của mỗi phân tử tARN khớp bổ sung với côđon tương ứng trên phân tử mARN
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiếu 5’ " 3’.
Chọn B.
* Kiến thức về mã di truyền và dịch mã
a) Mã di truyền (MDT): là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit (prôtêin).
- MDT là mã bộ ba, cứ 3 nuclêôtit quy định 1 aa. (Nếu chỉ có 2 loại A và G thì có số loại bộ ba là: 23 = 8 loại; Nếu có 3 loại A, U và X thì sẽ có 33 = 27 loại bộ ba). Nếu chỉ tính bộ ba mã hóa aa thì có 61 loại bộ ba.
- MDT được đọc liên tục, từ một điểm xác định trên mARN và không gối lên nhau. Vì vậy, trên mỗi loại phân tử mARN thì mã di truyền chỉ được đọc từ một điểm cố định (trừ bộ ba mở đầu).
- MDT có tính phổ biến (trừ một vài ngoại lệ), có tính đặc hiệu và có tính thoái hóa. Trong 64 mã di truyền thì có 2 bộ ba không có tính thoái hóa, đó là AUG và UGG.
b) Dịch mã: (Dịch mã là quá trình chuyển thông tin từ các bộ ba trên mARN thành trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit).
- Có 4 thành phần tham gia dịch mã, đó là: mARN, tARN, ribôxôm, axit amin. Trong đó tARN đóng vai trò là nhân tố tiến hành dịch mã (dịch bộ ba trên mARN thành axit amin).
- Dịch mã có 2 giai đoạn chính là giai đoạn hoạt hóa axit amin và giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
- Ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, sử dụng năng lượng ATP để hoạt hóa axi amin và gắn axit amin với tARN (ATP + aa + tARN →aa ~ tARN).
- Ở giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit, mỗi bộ ba trên mARN được dịch thành 1 axit amin. Trong đó, bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung với bộ ba mã hóa trên mARN.
- Ở sinh vật nhân sơ, aa mở đầu chuỗi pôlipeptit là focmin Metiônin; Ở sinh vật nhân thực, aa mở đầu là Metiônin.
- Khi dịch mã, ribôxôm trượt từ bộ ba mở đầu (AUG) ở đầu 5’ của mARN cho đến khi gặp bộ ba kết thúc ở đầu 3’ của mARN thì dừng lại. Trên mỗi mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu dịch mã.
- Số lượng chuỗi pôlipeptit phụ thuộc vào số lượng ribôxôm tham gia dịch mã và số phân tử mARN. Ví dụ, nếu có x phân tử mARN và có y ribôxôm thì số chuỗi pôlipeptit được tạo ra = x.y.
* Sơ đồ mô tả cơ chế di truyền ở cấp phân tử:
* Như vậy, thông tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đối với loài ngẫu phối, một alen lặn có lợi có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác động của những nhân tố nào sau đây?
(1) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(2) Alen đó liên kết bền vững với alen trội có hại và bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.
(3) Do giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Do đột biến làm cho alen lặn trở thành alen trội
Câu 2:
Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần thể chim Cồng Cộc: năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,15 cá thể/ha; năm thứ hai, khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 180. Biết tỉ lệ tử vong và xuất – nhập cư của quần thể là 3%/năm. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Kích thước của quần thể tăng 20% trong 1 năm.
(2) Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con.
(3) Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm.
(4) Mật độ cá thể ở năm thứ 2 là 0,18 cá thể/ha
Câu 4:
Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là ví dụ về quan hệ
Câu 5:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
(2) Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.
(3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên.
(5) Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.
(6) Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài
Câu 6:
Một bệnh nhân do bị cảm nên bị nôn rất nhiều lần trong ngày làm mất nhiều nước, mất thức ăn và mất nhiều dịch vị. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo những hướng nào sau đây?
(1) pH máu tăng. (2) Huyết áp giảm.
(3) Áp suất thẩm thấu tăng. (4) Thể tích máu giảm
Câu 7:
Trong một khu vườn bỏ hoang có các loài cỏ dại phát triển và một số cây thân thảo có hoa. Một số loài gậm nhấm như chuột, sóc, sử dụng thực vật làm thức ăn. Để ngăn chặn sự tấn công của chuột lên các loài cây thân thảo, một nhà nghiên cứu tiến hành xua đuổi các loài gậm nhấm và dùng lưới thép bao vây khu vườn để ngăn không cho chuột, sóc xâm nhập. Sau 2 năm vây lưới thì một số loài thân thảo (kí hiệu loài M) phát triển mạnh về số lượng nhưng các loài thân thảo còn lại (kí hiệu loài P) thì bị giảm mạnh về số lượng. Có bao nhiêu suy luận sau đây có thể phù hợp với kết quả nghiên cứu nói trên?
(1) Các loài gậm nhấm không phải là những loài gây hại cho các loài thân thảo ở khu vườn trên.
(2) Các loài gậm nhấm sử dụng các loài M làm nguồn thức ăn.
(3) Các loài gậm nhấm giúp các loài P phát tán hạt.
(4) Chất thải của các loài gậm nhấm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho các loài thân thảo
(5) Các loài P là nguồn thức ăn của các loài gậm nhấm
Câu 8:
Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
(2) Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với hàm lượng nước của cơ thể và cơ quan hô hấp.
(3) Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.
(4) Phân giải kỵ khí là một cơ chế thích nghi của thực vật
Câu 9:
Một cây có kiểu gen AaBb. Mỗi hạt phấn của cây này đều có 2 nhân. Giả sử nhân thứ nhất có kiểu gen là ab thì nhân thứ hai sẽ có kiểu gen là
Câu 10:
Các phân tử H2O có khả năng liên kết với nhau thành một dòng liên tục trong mạch dẫn của cây. Nguyên nhân là vì
Câu 11:
Ở một loài côn trùng có bộ NST 2n = 10, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể loài này có 5 loại kiểu gen với tỉ lệ bằng nhau. Cho các cá thể ở (P) giao phối ngẫu nhiên thu được F1. Theo lí thuyết, kiểu hình mắt trắng ở F1 chiếm tỉ lệ
Câu 13:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
Câu 14:
Xét một cơ thể đực ở một loài động vật (có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY) giảm phân hình thành tối đa 768 loại giao tử. Biết rằng ở tất cả các tế bào đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo tại 1 điểm ở các cặp nhiễm sắc thể số 1, 2, 3; cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân II. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này là
Câu 15:
Trong các phương pháp sau, có bao nhiêu phương pháp giúp nhân nhanh giống với số lượng lớn?
(1) Nuôi cấy mô thực vật. (2) Nhân bản vô tính tự nhiên.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng. (4) Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh.
(5) Cấy truyền phôi. (6) Gây đột biến