30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 17)
-
5082 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
19/07/2024Ở các loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa ?
Đáp án A
Diều là bộ phận nằm giữa khoang miệng và dạ dày có tác dụng tích trữ thức ăn và làm mềm thức ăn. Đây là bộ phận được hình thành do sự biến đổi một phần của thực quản
Câu 3:
19/07/2024Khi nói về hình thức tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng ?
Đáp án B
Tự thụ phấn là sự thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
Còn sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với nhụy của cây khác là thụ phấn chéo.
Câu 4:
19/07/2024Ở nữ giới, hoocmôn FSH có tác dụng nào sau đây
Đáp án A
FSH là hoocmôn do tuyến yên tiết ra. Ở cơ thể cái, hoocmôn này có tác dụng kích thích nang trứng phát triển và tiết estrôgen
Câu 5:
23/07/2024Quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột lợn và lợn thuộc quan hệ
Đáp án B
Vì giun đũa sử dụng chất dinh dưỡng của ruột lợn, làm suy yếu hoặc gây chết lợn. Nên đây là quan hệ kí sinh
Câu 6:
20/07/2024Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim và thú phát sinh ở kỉ nào sau đây?
Đáp án A
Chim và thú bắt đầu phát sinh ở kỉ Triat
Câu 7:
20/07/2024Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, phép lai AABBxAABb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
Đáp án C
P:AABB x AABb
Cặp AAxAA→ cho 1 loại KG.
Cặp BBxBb → cho 2 loại KG (BB : Bb).
→ Số loại KG đời con là = 1 x 2 = 2 loại KG
Câu 8:
19/07/2024Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Phát biểu B đúng. → Đáp án B
A sai. Vì chỉ có chọn lọc tự nhiên mới quy định chiều hướng tiến hóa.
C sai. Vì các yếu tố ngẫu nhiên thường làm nghèo vốn gen của quần thể.
D sai. Vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể đào thải alen trội hoặc alen lặn một cách ngẫu nhiên
Câu 9:
19/07/2024Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, cây ngô thuộc bậc dinh dưỡng
Đáp án B
Sinh vật sản xuất luôn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
Câu 10:
20/07/2024Một quần thể có thành phần kiểu gen là: . Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu?
Đáp án C
Tần số
Câu 13:
20/07/2024Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án D
Nguyên nhân là vì, đột biến gen ở trạng thái lặn thì chỉ biểu hiện thành kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp, còn ở trạng thái dị hợp thì đột biến lặn chưa được biểu hiện
Câu 14:
20/07/2024Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm 25%?
Đáp án C
A sai. Vì P dị hợp 2 cặp gen thì ở , kiểu hình A-B- chiếm tỉ lệ = 50% + kiểu hình đồng hợp lặn.
B sai. Vì ở phép lai , kiểu hình A-B- của đời con luôn chiếm 50%.
C đúng. Vì phép lai luôn cho đời con có kiểu hình A-B- chiếm 25%.
D sai. Vì phép lai luôn cho đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1
→ Tỉ lệ kiểu hình A-B- = 50%.
Câu 15:
29/08/2024Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: B
- Trong một lưới thức ăn thì có thể có nhiều mắt xích chung tham gia vào các chuỗi thức ăn khác nhau.
B đúng.
- Quần xã rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng về loài cao nên lưới thức ăn phức tạp hơn các quần xã khác.
A sai.
- Trong diễn thế nguyên sinh, quần xã đỉnh cực có độ đa dạng cao nhất cho nên có lưới thức ăn phức tạp nhất (phức tạp hơn quần xã tiên phong).
C sai.
- Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.
D sai.
* Tìm hiểu "Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái"
- Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái gồm trao đổi vật chất giữa quần xã với sinh cảnh và trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã.
- Trao đổi vật chất trong quần xã là quá trình lưu chuyển vật chất giữa các loài trong quần xã, quá trình này phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, bản chất là mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài.
- Trao đổi vật chất trong quần xã được thể hiện qua cấu trúc của chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng.
1. Chuỗi thức ăn
- Chuỗi thức ăn là một dãy các loài có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Các loài trong chuỗi thức ăn sắp xếp tương tự như một chuỗi xích, trong đó mỗi loài là một mắt xích. Mỗi mắt xích trong chuỗi thức ăn tiêu thụ mắt xích trước đó và bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Có hai loại chuỗi thức ăn: loại khởi đầu bằng sinh vật sản xuất và loại khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ (H 29.2).
+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất có mắt xích thứ nhất là sinh vật tự dưỡng, mắt xích thứ hai là động vật ăn thực vật (sinh vật tiêu thụ bậc 1), mắt xích thứ ba là động vật ăn thịt (sinh vật tiêu thụ bậc 2),...
+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ, mắt xích thứ nhất là sinh vật ăn mùn bã hữu cơ (giun đất, bọ đất, trai, sò,...), các mắt xích tiếp theo tuần tự là sinh vật tiêu thụ các cấp.
- Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất có vai trò chính trong chuyển hoá vật chất và năng lượng của quần xã. Chất hữu cơ thải ra từ chuỗi thức ăn này là nguồn cung cấp vật chất chủ yếu cho chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
2. Lưới thức ăn
- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn được kết nối với nhau bằng những mắt xích chung (H 29.3).
- Trong một lưới thức ăn, mắt xích chung là loài tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn, có thể tiêu thụ nhiều mắt xích và có thể bị nhiều mắt xích tiêu thụ.
- Quần xã có số loài càng lớn thì lưới thức ăn càng phức tạp và cấu trúc quần xã càng ổn định.
3. Bậc dinh dưỡng
- Bậc dinh dưỡng của một loài là vị trí của loài đó trong chuỗi thức ăn.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm các loài sinh vật sản xuất
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 là các loài sinh vật tiêu thụ bậc 1
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 gồm các loài sinh vật tiêu thụ bậc 2,...
- Bậc dinh dưỡng của một loài cho biết mối tương quan về năng lượng của loài đó so với các loài khác trong toàn bộ chuỗi thức ăn.
- Trong một lưới thức ăn, có nhiều loài cùng bậc dinh dưỡng và một loài có thể nằm ở hai bậc dinh dưỡng khác nhau.
- Việc phân chia các loài trong lưới thức ăn thành các nhóm có cùng bậc dinh dưỡng nhằm mục đích định lượng quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong quần xã.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Giải SGK Sinh học 12 Bài 29: Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái
Câu 16:
20/07/2024Khi nói về quá trình hút nước và vận chuyển nước của rễ cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
(1) Nước chỉ được vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch dẫn của rễ theo con đường tế bào – gian bào.
(2) Nước chủ yếu được cây hút vào theo cơ chế vận chuyển chủ động cần nhiều năng lượng.
(3) Sự vận chuyển nước thường diễn ra đồng thời với sự vận chuyển chất tan.
(4) Tất cả các phân tử nước trước khi đi vào mạch dẫn của rễ đều phải đi qua tế bào chất của tế bào nội bì
Có 2 phát biểu đúng, đó là (3) và (4) → Đáp án A
(1) sai. Vì nước còn được vận chuyển bởi con đường qua chất nguyên sinh – không bào.
(2) sai. Vì nước chủ yếu được vận chuyển theo cơ chế thẩm thấu (nước di chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp).
(3) đúng. Vì chất tan luôn được hòa tan trong nước. Do đó, khi nước di chuyển thì thường sẽ kéo theo di chuyển của chất tan.
(4) đúng. Vì tế bào nội bì có đai caspari nên nước không thể đi qua đai capari.
Câu 17:
23/07/2024Trường hợp nào sau đây là hướng động ?
Đáp án C
Hướng động là tính cảm ứng có hướng (theo một hướng xác định) của thực vật. Trong 4 trường hợp nêu trên thì chỉ có trường hợp vận động hướng sáng của cây sồi là hướng động, các trường hợp còn lại là ứng động
Câu 18:
19/07/2024Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
II. Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
III. Tôm, cá rô và chim bói cá đều là sinh vật tiêu thụ.
IV. Sự tăng, giảm số lượng chim bói cá sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô
Đáp án A
I sai. Vì quan hệ sinh thái giữa các loài trong chuỗi thức ăn này là sinh vật này ăn sinh vật khác.
II đúng. Vì cá rô là thức ăn của chim bói cá vì vậy số lượng cá rô sẽ bị chim bói cá khống chế ở một khoảng nhất định.
III đúng. Vì tôm là sinh vật tiêu thụ bậc 1, cá rô là sinh vật tiêu thụ bậc 2, chim bói cá là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
IV đúng. Vì chim bói cá sử dụng cá rô làm thức ăn. Do đó, sự thay đổi số lượng cá thể chim bói cá (quần thể ăn thịt) sẽ làm thay đổi số lượng cá thể tôm (quần thể con mồi).
Câu 19:
20/07/2024Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây là sai ?
Đáp án A
Vì có trường hợp, vật ăn thịt nhỏ hơn con mồi (Ví dụ, chó sói là vật ăn thịt, trâu là con mồi)
Câu 20:
20/07/2024Ví dụ nào sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
Đáp án D
Câu 21:
18/10/2024Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng ?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: A và B là các ví dụ về sự hỗ trợ cùng loài.
D là ví dụ về quan hệ ức chế - cảm nhiễm giữa 2 loài
*Tìm hiểu thêm: "BỆNH DI TRUYỀN PHÂN TỬ"
- Khái niệm: Bệnh di truyền phân tử là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở cấp phân tử.
- Nguyên nhân: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên.
- Cơ chế gây bệnh: Alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được protein, tăng hay giảm số lượng protein hoặc tổng hợp ra protein bị thay đổi chức năng, rối loạn trao đổi chất trong cơ thể suy ra Gây bệnh
* Ví dụ: Bệnh phêninkêtô niệu
- Người bình thường: Gen bình thường tổng hợp enzim chuyển hóa phêninalanin →tizôzin.
- Người bị bệnh: Gen bị đột biến, không tổng hợp được enzim chuyển hóa phêninalanin nên axit amin này tích tụ trong máu đi lên não đầu độc tế bào thần kinh nên người bị bệnh mất trí.
- Phương pháp chữa bệnh: Phát hiện sớm ở trẻ, cho ăn kiêng thức ăn chứa phêninalanin một cách hợp lí.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học
Câu 22:
19/07/2024Khi nói về sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Nguyên nhân là vì trên sợi trục có bao miêlin thì xung được truyền theo lối nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác nên tốc độ lan truyền nhanh và tiết kiệm năng lượng.
A và D đều sai. Vì xung điện được lan truyền nhờ sự di chuyển của ion Na+
Câu 23:
20/07/2024Khi nói về sự phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây đúng ?
Đáp án B
Phát triển của cơ thể động vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
Câu 24:
23/07/2024Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng ?
Phát biểu A đúng. → Đáp án A
Phát biểu B sai. Vì nguyên liệu sơ cấp là đột biến; Biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp.
Phát biểu C sai. Vì đột biến là nhân tố tiến hóa vô hướng.
D sai. Vì nếu không có di – nhập gen thì vẫn có thể diễn ra tiến hóa nhỏ. Chỉ cần có nguyên liệu và có chọn lọc tự nhiên thì sẽ xảy ra tiến hóa nhỏ
Câu 26:
19/07/2024Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau
Cho rằng quần thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di – nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
- Nhận thấy, tần số alen A giảm dần qua mỗi thế hệ → Chọn lọc đang đào thải kiểu hình hoa đỏ. → C hoặc D đúng.
- Nhận thấy, từ F1 đến F3, tỉ lệ kiểu gen luôn ở trạng thái cân bằng di truyền.
→ Quần thể giao phối ngẫu nhiên. → Chỉ có A và C đúng
Câu 27:
19/07/2024Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.
III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
IV. Quan hệ giữa loài H và loài I là quan hệ cạnh tranh
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III → Đáp án C.
II đúng. Vì tất cả các chuỗi thức ăn đều có loài A và loài E.
III đúng. Vì ở chuỗi thức ăn A → B → C → D → E, thì loài D thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4. Nhưng ở chuỗi thức ăn, A → F → D → E, thì loài D thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV sai. Vì quan hệ giữa loài H và I là mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 28:
19/07/2024Khi nói về operon Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của operon Lac.
II. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.
IV. Khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 2 lần
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án C.
I đúng. Operon Lac chỉ gồm vùng P, O, 3 gen cấu trúc Z, Y, A.
II sai. Vùng P là nơi ARN polymeaza bám vào.
III đúng. Dù trong môi trường lactozo hay không có lactozo thì gen điều hòa đều phiên mã, dịch mã tổng hợp prôtêin ức chế.
IV sai. Do các gen Z, Y, A dùng chung một cơ chế điều hòa nên số lần phiên mã bằng nhau
Câu 31:
20/07/2024Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDdee để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin để gây lưỡng bội hóa, thu được 80 cây lưỡng bội. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về 80 cây này, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A sai. Vì kiểu gen AaBbDdee cho tối đa số loại dòng thuần =2 x 2 x 2 x 1=8 dòng thuần (8 kiểu gen)
B sai. Vì không thể tạo ra cá thể có kiểu gen mang căọ gen EE từ cơ thể mẹ chứa kiểu gen ee.
C sai. Vì các cây này thuộc các dòng thuần khác nhau nên sẽ có KH khác nhau.
D đúng. Vì sau khi lưỡng bội hóa thì các cây này đều có KG đồng hợp về tất cả các cặp gen (các dòng thuần chủng)
Câu 34:
20/07/2024Ở phép lai ♂AaBbDdEe♀AaBbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 25% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 8% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Khi đưa ra các phát biểu về đời F1, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
(1) Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ 69%.
(2) Có tối đa 294 kiểu gen.
(3) Có tối đa 240 kiểu gen đột biến.
(4) Có tối đa 24 kiểu gen đột biến thể ba kép.
(5) Kiểu gen đột biến AaaBbDdEe chiếm tỉ lệ 0,71875%.
(6) Kiểu gen aabbddee chiếm tỉ lệ 69/12800
Cả 6 phát biểu đều đúng. → Đáp án C.
- Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ =0,75x0,92=0,69=69%→ (1) đúng
- Số kiểu gen =7x3x2x7=294 kiểu gen. → (2) đúng.
+ Vì cặp ♂Aa x ♀Aa, cặp Aa ở 25% tế bào của đực không phân li sẽ sinh ra đời con có 3 kiểu gen bình thường và 4 kiểu gen đột biến.
+ Vì cặp ♂Ee x ♀Ee, cặp Ee ở 8% tế bào của cải không phân li sẽ sinh ra đời con có 3 kiểu gen bình thường và 4 kiểu gen đột biến.
+ Vì cặp Bb x Bb sẽ sinh ra đời con có 3 kiểu gen bình thường.
+ Vì cặp Dd x dd sẽ sinh ra đời con có 2 kiểu gen bình thường.
- Số kiểu gen đột biến = tổng số kiểu gen – số kiểu gen không đột biến.
Phép lai ♂AaBbDdEe♀AaBbDdEe sẽ cho đời con có số kiểu gen không đột biến =3x3x2x3=54 kiểu gen.
→ Số kiểu gen đột biến =294-54=240 → (3) đúng
- Số kiểu gen đột biến thể ba kép = số kiểu gen đột biến thể ba ở cặp Aa nhân với số kiểu gen đột biến thể ba ở cặp Ee nhân với số kiêu rgen ở cặp Bb và cặp Dd.
+ Cặp ♂Aa x ♀Aa, cặp Aa ở 25% tế bào của đực không phân li sẽ sinh ra đời con có 2 kiểu gen đột biến thể ba.
+ Cặp ♂Ee x ♀Ee, cặp Ee ở 8% tế bào của cái không phân li sẽ sinh ra đời con có 2 kiểu gen đột biến thể ba.
+ Cặp Bb x Bb sẽ sinh ra đời con có 3 kiểu gen bình thường.
+ Cặp Dd x dd sẽ sinh ra đời con có 2 kiểu gen bình thường.
Số kiểu gen đột biến thể ba kép =2x2x3x2=24 kiểu gen → (4) đúng.
- Kiểu gen aabbddee chiếm tỉ lệ
=1/4x85%x 1/4 x1/2 x 1/4 x92% =69/12800
→ (6) đúng
Câu 35:
20/07/2024Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Cặp vợ chồng số 6-7 đều không bị bệnh P nhưng sinh con gái số 11 bị bệnh P.
→ Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Bệnh P: A quy định bình thường, a quy định bị bệnh.
Bệnh M: M quy định bình thường, m quy định bị bệnh.
A sai. Tỉ lệ người số 6 có KG dị hợp về 2 cặp gen = 100%
B đúng. Xét bệnh P: người số 13 có KG Aa, người số 14 có tỉ lệ KG (1/3 AA, 2/3 Aa) → tỉ lệ bị bệnh P = 1/6.
Xét tính trạng bệnh M: Người số 13 có tỉ lệ KG (1/2 )
Tỉ lệ sinh con gái chỉ mắc bệnh P =1/6 x 1/2 =1/12
C sai. Vì người số 5 bị bệnh M nên người số 1 phải mang alen bệnh ở dạng dị hợp
D sai. Vì xác định được KG của 7 người, đó là: 6, 7, 11, 4, 8, 10, 9
Câu 37:
20/07/2024Khi nói về hiện tượng thừa hay thiếu hoocmôn GH ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu thiếu GH ở giai đoạn trẻ em thì gây ra bệnh lùn.
(2) Nếu thiếu GH ở người trưởng thành thì cũng không gây ra tác hại gì.
(3) Nếu thừa GH ở người trưởng thành thì cũng không gây ra hậu quả gì.
(4) Để chữa bệnh lùn do thiếu GH thì có thể tiêm GH vào giai đoạn sau tuổi dậy thì.
(5) Một người “khổng lồ” có thể là do thừa GH ở giai đoạn trẻ em
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (2) và (5) → Đáp án D
GH là hoocmôn sinh trưởng có tác dụng: Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào; kích thích sụn phát triển thanh xương tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao.
Xét các ý sau:
(1) đúng. Vì trẻ em là giai đoạn cơ thể đang phát triển nên thiếu GH sẽ làm cơ thể phát triển chậm lại gây bệnh lùn.
(2) đúng. Vì ở người trưởng thành cơ thể đã phát triển hoàn thiện.
(3) sai. Vì nếu thừa GH ở người trưởng thành thì sẽ làm các phần sụn bọc 2 đầu đốt xương hóa xương và gây bệnh to đầu xương chỉ, đau khớp.
(4) sai. Vì sau tuổi dậy thì cơ thể ngừng phát triển xương nên nếu bổ sung GH ngoại sinh sẽ không giúp cơ thể tăng trưởng.
(5) đúng. Vì nếu thừa GH ở giai đoạn trẻ em thì tốc độ tăng trưởng của những người này mạnh hơn so với những người khác và đến tuổi trưởng thành thì họ có kích thước “khổng lồ”.
Bài thi liên quan
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 1)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 2)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 3)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 4)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 5)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 6)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 7)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 8)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 9)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 10)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-