30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải ( đề 28)

  • 5068 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Sắc tố nào sau đây trực tiếp tham gia chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH?

Xem đáp án

Ở thực vật bậc cao, sắc tố quang hợp gồm có diệp lục a, diệp lục b, carôten và xanthôphyl. Cả 4 loại sắc tố này đều có chức năng hấp thụ ánh sáng nhưng đều truyền năng lượng hấp thụ được cho diệp lục a (vì chỉ có diệp lục a là trung tâm của phản ứng quang hóa). Diệp lục a (P700 và P680) làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng có trong ATP và NADPH

     → Đáp án A


Câu 2:

20/07/2024

Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

Xem đáp án

Động vật hô hấp bằng hệ thống ống khí có 2 nhóm:

- Côn trùng: hệ thống ống khí phân nhánh khắp cơ thể.

- Chim: hệ thống ống khí phân nhánh trong phổi.

Còn tôm, cua, trai hô hấp bằng mang; ruột khoang hô hấp bằng hệ thống ống khí.

 → Đáp án A


Câu 3:

20/07/2024

Quá trình thụ tinh của thực vật có hoa diễn ra ở bộ phận nào sau đây?

Xem đáp án

Quá trình thụ tinh của thực vật có hoa thực hiện nhờ ống phấn mang hai giao tử đực tới túi phôi:

+1 giao tử đực (n) x trứng (n) → hợp tử (2n)

+1 giao tử (n) x nhân cực (2n) → nội nhũ (3n)

Cả hai giao tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh trong túi phôi.

→ Đáp án D.


Câu 9:

20/07/2024

Nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng tiến hóa của tất cả các loài sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 10:

20/07/2024

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hóa thạch nhân sơ cổ nhất có ở đại nào sau đây?

Xem đáp án

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hóa thạch nhân sơ cổ nhất có ở đại Thái cổ  → Đáp án B


Câu 13:

21/07/2024

Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố có bao nhiêu đặc điểm sau đây?

(1) Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây.

(2) Không thể thay thế được bằng bất kỳ nguyên tố nào khác.

(3) Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

(4) Là nguyên tố có trong cơ thể thực vật.

Xem đáp án

Nguyên tố thiết yếu là nguyên tố có liên quan trực tiếp đến các hoạt động sống của cây, vai trò của nó không thể thay thế bằng các nguyên tố khác, thiếu nó cây không thể sinh trưởng phát triển bình thường được (1, 2, 3).

→ Đáp án C.


Câu 14:

19/07/2024

Khi nói về tiêu hóa ngoại bào, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Quá trình tiêu hóa ngoại bào diễn ra bên ngoài tế bào, trong ống tiêu hóa hoặc túi tiêu hóa. Thức ăn được phân cắt, tiêu hóa nhờ các hoạt động cơ học hoặc biến đổi hóa học nhờ các enzim.

→ Đáp án C. 


Câu 15:

23/07/2024

Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong operon Lac, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

- Ở vi khuẩn, các gen cấu trúc (Z, Y, A) trong operon có số lần nhân đôi bằng nhau. Nguyên nhân là vì các gen này nằm cạnh nhau trên một phân tử ADN của vi khuẩn. Khi phân tử ADN này nhân đôi bao nhiêu lần thì tất cả các gen đều nhân đôi bấy nhiêu lần.

- Trong hoạt động của operon Lac, khi môi trường có đường lactozơ thì tất cả các gen cấu trúc Z, Y, A đều tiến hành phiên mã. Khi môi trường không có đường lactozơ thì tất cả các gen này đều không phiên mã. → Đáp án A đúng.


Câu 16:

23/07/2024

Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n = 14. Xét 3 thể đột biến NST là thể đột biến mất đoạn, lệch bội thể ba và thể tứ bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân theo thứ tự là

Xem đáp án

- Đột biến mất đoạn chỉ mất 1 đoạn NST nên thể đột biến có bộ NST là 2n; Đột biến lệch bội thể ba có bộ NST là 2n+1; Đột biến tứ bội có bộ NST là 4n.

- Khi ở kì giữa, các NST đang ở dạng kép và có số lượng giống như lúc chuẩn bị phân bào nên số NST có trong mỗi tế bào đúng bằng số NST như ban đầu.

→ Thể mất đoạn có 14 NST; Thể ba có 15 NST; Tứ bội có 28 NST

→ Đáp án B.


Câu 17:

21/07/2024

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây dị hợp Aa tự thụ phấn được F1, các cây F1 tự thụ phấn được F2. Người ta thấy rằng ở trên các cây F1, có những cây chỉ cho toàn hạt màu vàng, có những cây chỉ cho toàn hạt màu xanh, có những cây vừa có hạt màu vàng vừa có hạt màu xanh. Theo lí thuyết, trong số các cây F1 số cây chỉ có hạt màu xanh chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

- Cây mang kiểu gen AA thì khi tự thụ phấn chỉ cho đời con loại hạt màu vàng.

- Cây mang kiểu gen Aa thì khi tự thụ phấn cho đời con 2 loại kiểu hình là hạt màu vàng và hạt màu xanh, trong đó có tỉ lệ 3 vàng : 1 xanh.

- Cây mang kiểu gen aa thì khi tự thụ phấn chỉ cho đời con loại hạt màu xanh.

- Khi cho cây dị hợp Aa tự thụ phấn thì đời F1 có tỉ lệ gồm 1AA, 2Aa, 1aa. Vậy trong số các cây F1, loại cây có kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 0,25 = 25%.  → Đáp án D


Câu 18:

05/08/2024

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Trong một quần thể, sự chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của sinh vật vì chỉ giữ lại những cá thể thích nghi được với sự thay đổi của môi trường. Ví dụ: tuyệt chủng loài khủng long thời kì băng hà, ...

Loại A.

- Cạnh tranh cùng loài là một trong những nhân tố gây ra sự chọn lọc tự nhiên vì sự cạnh tranh cùng loài sẽ loại bỏ được các cá thể yếu hơn.

Loại B.

- Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành các đặc điểm thích nghi càng nhanh. Vì nếu không thích nghi kịp sẽ bị loại bỏ khỏi tự nhiên.

Chọn C.

- Chọn lọc tự nhiên không chỉ là nhân tố quy định nhịp độ biến đổ thành phần kiểu gen của quần thể mà còn định hướng quá trình tiến hóa thông qua các hình thức chọn lọc (chọn lọc ổn định, chọn lọc phân hóa và chọn lọc vận động).

Loại D.

* Tìm hiểu về "Chọn lọc tự nhiên"

a. Khái niệm

- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa

- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).

- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:

+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.

+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Giải Sinh học 12 Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài


Câu 20:

20/07/2024

Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 28:

20/07/2024

Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn quần thể con mồi.

(2) Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ổn định, còn quần thể con mồi luôn biến động.

(3) Cả 2 quần thể biến động theo chu kì, trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước.

(4) Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.

Xem đáp án

Chỉ có phát biểu (4) đúng. → Đáp án D.

Giải thích: vì quần thể vật ăn thịt có số lượng cá thể ít và khi quần thể con mồi biến động số lượng thì quần thể vật ăn thịt sẽ biến động theo. Vì con mồi là nguồn cung cấp thức ăn cho vật ăn thịt nên hai quần thể này có số lượng cá thể phụ thuộc vào nhau và khống chế lẫn nhau (khống chế sinh học)


Câu 29:

20/07/2024

Khi nói về sự sai khác giữa tuần hoàn máu của thai nhi so với hệ tuần hoàn máu của trẻ em bình thường sau khi được sinh ra, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A. Vì tuần hoàn thai nhi có ống nối động mạch chủ với động mạch phổi. Điều này giúp máu từ tim chỉ chảy vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể; động mạch phổi đưa máu đi nuôi phổi chứ chưa thực hiện chức năng trao đổi khí ở phổi thay nhi.

B sai. Vì tim của thai nhi vẫn có 4 ngăn bình thường.

C sai. Vì trong máu thai nhi có loại Hb có ái lực với oxy cao hơn so với trẻ bình thường.

D sai. Vì ở thai nhi có trao đổi chất với máu của mẹ tại nhau thai qua dây rốn chỉ là 1 hệ mạch chứ không tạo thành vòng tuần hoàn


Câu 30:

20/07/2024

Khi thể tích máu giảm do cơ thể bị mất nước, có bao nhiêu cơ chế sau đây tham gia điều hòa cân bằng nội môi?

(1) Giãn mạch đến thận.

(2) Thận tiết Renin.

(3) Tuyến yên giải phóng ADH.

(4) Ống lượn xa và ống góp tái hấp thu Na+ và nước.

(5) Angiôtesinogen được biến đổi thành Angiôtesin.

(6) Tuyến thượng thận tiết andosteron.

(7) Tăng áp lực lọc ở cầu thận.

Xem đáp án

Có 4 phát biểu đúng, đó là (1), (4), (5) và (6). → Đáp án A.

Khối lượng máu giảm làm giảm huyết áp đến thận được áp thụ quan thu nhận thông tin. Điều này dẫn tới bộ máy cận quản cầu tiết renin; dưới tác dụng của renin thì Angiôtesinogen được biến đổi thành Angiôtesin → kích thích vỏ thượng thận tiết anđosteron → làm tăng tái hấp thụ Na+ (kèm theo nước ở ống lượn xa và ống góp). Angiôtesin còn làm co động mạch nhỏ đến thận làm giảm áp lực lọc ở cầu thận.

Khối lượng máu tăng lên làm huyết áp tăng trở lại.

Cơ chế (3) tuyến yên giải phóng ADH chỉ xảy ra khi thay đổi áp suất thẩm thấu của máu, còn nếu khối lượng máu giảm nhưng không thay đổi áp suất thẩm thấu thì lượng ADH cũng không thay đổi.


Câu 31:

21/07/2024

Trên cây mẹ mang kiểu gen AaBb đã sinh ra một quả, trong quả này có 100 hạt. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Trong mỗi hạt, nội nhũ luôn có kiểu gen khác với kiểu gen của phôi.

(2) Giả sử một hạt có nội nhũ là AaaBbb thì phôi của hạt này sẽ có kiểu gen là AaBb.

(3) Nếu kiểu gen của phôi là Aabb thì kiểu gen của nội nhũ sẽ là Aaabbb hoặc AAabbb.

(4) Thịt quả sẽ có kiểu gen AaBb.

Xem đáp án

Cả 4 phát biểu đúng → Đáp án D.

(1) đúng. Vì nội nhũ có kiểu gen tam bội còn phôi có kiểu gen lưỡng bội. Vì vậy, nội nhũ luôn có kiểu gen khác với kiểu gen của phôi.

(2) đúng. Vì nếu nội nhũ có kiểu gen AaaBbb thì chứng tỏ nhân lưỡng bội có kiểu gen aabb và nhân hạt phấn có kiểu gen AB. → Kiểu gen của phôi là AaBb.

(3) đúng. Vì kiểu gen của phôi là Aabb thì chứng tỏ nhân hạt phấn có kiểu gen là Aa hoặc ab. Nếu nhân hạt phấn là Ab thì nhân tế bào trứng phải là ab. → Nội nhũ có kiểu gen Aaabbb. Nếu nhân hạt phấn là ab thì nhân tế bào trứng phải là Ab → Nội nhũ có kiểu gen AAabbb.

(4) đúng. Vì quả được phát triển từ bầu nhụy. Mà cây mẹ có kiểu gen AaBb nên bầu nhụy cũng có kiểu gen AaBb → Thịt quả có kiểu gen AaBb.


Câu 32:

20/07/2024

Khi nói về nhau thai, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chức năng của nhau thai là:

- Giúp phôi thai nhận chất dinh dưỡng và O2 từ máu mẹ, đồng thời thải chất bài tiết và CO2 vào máu mẹ.

- Là hàng rào ngăn cản tác nhân gây bệnh từ cơ thể mẹ sang, nhưng lại cho kháng thể từ máu mẹ sang thai nhi giúp thai nhi miễn dịch được với bệnh do vi khuẩn, virut gây ra.

- Là một tuyến nội tiết tạm thời tiết ra các hoocmôn HCG, prôgesteron, etrogen.

→ Đáp án D


Câu 40:

20/07/2024

Cho phả hệ sau

Biết rằng bệnh mù màu và bệnh máu khó đông đều do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định. Hai gen này cách nhau 12cM.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về phả hệ này?

(1) Có 7 người xác định được kiểu gen về cả hai tính trạng nói trên.

(2) Người con gái số 2 ở thế hệ thứ III lấy chồng bị cả 2 bệnh, xác suất sinh con bị bệnh máu khó đông là 50%.

(3) Người con trai số 5 ở thế hệ thứ III được sinh ra do giao tử X mang gen hoán vị của mẹ kết hợp với giao tử Y của bố.

(4) Ở thế hệ thứ III, có ít nhất 2 người là kết quả của sự thụ tinh giữa giao tử hoán vị của mẹ với giao tử không hoán vị của bố.

Xem đáp án

- Có 2 phát biểu đúng, đó là (2), (3).   → Đáp án B.

- (1) sai. Vì có 6 người biết được kiểu gen là I1, II1, II2, III1, III3, III5.

- (2) đúng. Vì người III2 có kiểu gen dị hợp về bệnh máu khó đông nên khi lấy chồng bị bệnh thì ở đời con, xác suất bị bệnh máu khó đông là 50%.

- (3) đúng. Vì người I1 có kiểu gen XabY nên người số II1 có kiểu gen XABXab. Người III5 có kiểu gen XAbY là con của người số II1 nên người số II1 đã xảy ra hoán vị nên đã tạo ra giao tử XAb thì mới sinh con trai III5.

- (4) sai. Vì ở thế hệ thứ III, chỉ có người III5 là kết quả của sự thụ tinh giữa giao tử hoán vị của mẹ với giao tử không hoán vị của bố. Còn những người khác thì không thể khẳng định chính xác.


Bắt đầu thi ngay