100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho cơ bản
100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho cơ bản (Đề 1)
-
1106 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Cặp công thức đúng của magie nitrua và nhôm nitrua là:
Đáp án A
Các công thức đúng của magie nitrua và nhôm nitrua là Mg3N2 và AlN
Câu 2:
18/07/2024Một oxit nitơ có tỉ khối hơi so với H2 là 54. Thành phần % khối lượng của oxi trong oxit đó là:
Đáp án C
MNxOy= 54.2=108 →14x + 16y= 108
Biện luận:
x=1 →y=5,875 (loại)
x=2→y= 5
x=3→ y= 4,125
x=4→ y=3,25
x=5→ y=2,375
x=6→ y= 1,6
x=7→ y= 0,625
Vậy oxit nito là N2O5 có %O= 74,074%
Câu 3:
17/07/2024Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính oxi hóa vừa tính khử khi tham gia phản ứng hóa học?
Đáp án D
Nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính oxi hóa vừa tính khử khi có số oxi hóa trung gian.
Câu 4:
21/07/2024Phần trăm khối lượng của N trong oxit A là 30,43%.Tỉ khối của A so với He bằng 23. Xác định CTPT của oxit đó là:
Đáp án D
Phân tử khối của A là 46. Gọi công thức của oxit là NxOy
Có %N/%O=14x/16y= 30,43/69,57
suy ra x/y= 1/2 → Công thức đơn giản nhất là NO2
Mà MA= 46→ A là NO2
Câu 5:
23/07/2024Nguyên tố M tạo được hợp chất khí với hiđro có dạng MH3, trong đó H chiếm 17,64% khối lượng. Tính % khối lượng của nguyên tố M trong oxit cao nhất?
Đáp án A
%H= 3/ M+3= 17,64/100 → M= 14 → M là nguyên tố nitơ
→Công thức oxit cao nhất là N2O5 có %N=25,926%
Câu 6:
23/07/2024R có oxit cao nhất là R2O5, trong hợp chất của R với hiđro có 17,64% khối lượng H. Nguyên tố R là:
Đáp án C
R có oxit cao nhất là R2O5→ hợp chất của R với hiđro có dạng RH3
%H= 3/ M+3= 17,64/100 → M= 14 → M là nguyên tố nitơ
Câu 7:
20/07/2024"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"
Hai câu trên mô tả cho phương trình hóa học nào sau đây?
Đáp án A
Câu 8:
23/07/2024Trong các oxit của nito thì oxit được điều chế trực tiếp từ phản ứng của nitơ với oxi là:
Đáp án B
N2 + O2 2NO
Câu 9:
16/07/2024Cho 2,64 gam kim loại tác dụng với N2 tạo nên 2,92 gam nitrua. Công thức của nitrua đó là:
Đáp án B
mN2= 2,92-2,64=0,28 gam → nN2= 0,01 mol
6M + xN2 → 2M3Nx
nM= 6/x. nN2= 6/x. 0,01= 0,06/x (mol) → MM= 44.x
Ta thấy x=2, M=88 thì M là Sr thỏa mãn
→ Muối nitrua là Sr3N2
Câu 10:
21/07/2024Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam P bằng oxi dư rồi cho sản phẩm vào 200 gam dung dịch NaOH 5%. Tính tổng khối lượng muối thu được?
Đáp án B
2P+ 5O2→ P2O5
nP= 0,2 mol; nNaOH=0,25 mol; nP2O5= 0,1 mol
Có nNaOH/ nP2O5= 2,5
→ Sản phẩm tạo thành sau phản ứng là NaH2PO4 và Na2HPO4
P2O5+ 2NaOH+ H2O → 2NaH2PO4
x 2x 2x mol
P2O5+ 4NaOH → 2Na2HPO4+ H2O
y 4y 2y mol
Ta có x+y= 0,1; 2x+ 4y= 0,25
→ x= 0,075; y= 0,025→ mmuối= 2x.120+ 2y.142=25,1 gam
Câu 11:
17/07/2024Khí nitơ có thể được tạo thành bằng phản ứng hóa học nào sau đây?
Đáp án D
NH4NO2 N2+ 2H2O
Câu 12:
20/07/2024Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào đây?
Đáp án A
Chưng cất phân đoạn không khí lỏng ở -196oC thu được N2.
Câu 13:
17/07/2024Để sản xuất nitơ trong công nghiệp, người ta chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Phương pháp này có thể dùng sản xuất một khí khác, khí đó là:
Đáp án A
Chưng cất phân đoạn không khí lỏng ở -196oC thu được N2, ở -1830C thu được khí O2.
Câu 14:
22/07/2024Trộn 200 ml dung dịch Ca(H2PO4)2 1M với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa thu được là:
Đáp án C
nH2PO4(-)=0,4 mol; nOH-= 0,4 mol; nCa2+=0,4 mol
H2PO4-+ OH-→ HPO42-+ H2O
0,4 0,4 0,4
Ca2++ HPO42-→ CaHPO4
0,4 0,4 0,4
mCaHPO4= 0,4. 136= 54,4 gam
Câu 15:
20/07/2024Người ta điều chế khí N2 từ phản ứng nhiệt phân muối amoni nitrit theo phương trình NH4NO2 → N2+ 2H2O. Biết khi nhiệt phân 32 gam muối thu được 10 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng này là:
Đáp án C
NH4NO2 → N2+ 2H2O
x x 2x mol
mchất rắn giảm= mN2+ mH2O= 28x + 2. 18x= 32-10= 22
→ x= 0,34375 mol
→ H= nNH4NO2 pứ/ nNH4NO2 ban đầu= x/0,5.100%= 68,75%
Câu 16:
23/07/2024Cho dung dịch có chứa 0,25 mol KOH vào dung dịch có chứa 0,1 mol H3PO4. Muối thu được sau phản ứng là:
Đáp án A
Ta có T= nKOH/ nH3PO4= 0,25/0,1=2,5
→ Sản phẩm thu được có chứa K2HPO4 và K3PO4.
Câu 17:
06/11/2024Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do:
Đáp án đúng là D
* Tìm hiểu thêm về " Khí Nito " :
Nitơ là khí trơ, không màu, không mùi, không vị, tuy nhiên nó rất quan trọng đối với sự phát triển của cây cối và chất phụ gia chính trong phân bón. Ngày nay, phạm vi ứng dụng của nó vượt xa hơn các đề cập trên. Ni-tơ thường có dạng lỏng hoặc khí (mặc dù có thể đạt được ni-tơ thể rắn). Ni-tơ lỏng được sử dụng như chất làm lạnh, có khả năng cấp đông nhanh các loại thực phẩm và đối tượng nghiên cứu y học, sinh sản. Nitơ dạng khí được sản xuất nhanh chóng bằng cách cho nitơ lỏng ấm lên và bay hơi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về Nito dạng khí (khí nitơ).
Ni-tơ được sử dụng rộng rãi, chủ yếu do tính chất không phản ứng khi tiếp xúc với các loại khí khác. Với thành phần hóa học của ni-tơ, các nguyên tử ni-tơ cần nhiều năng lượng hơn để phá vỡ cấu trúc khi tiếp xúc với các chất khác. Mặt khác, oxy dễ bị phân tách hơn khiến chúng phản ứng mạnh hơn nhiều lần. Khí ni-tơ ngược lại, cung cấp môi trường an toàn hơn khi cần thiết.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Hóa 11 Bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen
Giải Hóa 11 Bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitroge
Câu 18:
18/07/2024N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện nào dưới đây?
Đáp án D
N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở nhiệt độ khoảng 3000oC.
Câu 19:
16/07/2024Trộn 30 ml NO với 30 ml O2. Hỗn hợp sau phản ứng có thể tích (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) là:
Đáp án C
2 NO+ O2 → 2 NO2
30 30 30 ml
Hỗn hợp sau phản ứng có: 30 ml NO2; 15 ml O2 còn dư
→ Tổng thể tích là 45 ml
Câu 20:
19/07/2024Người ta điều chế khí N2 từ phản ứng nhiệt phân muối amoni đicromat theo phương trình (NH4)2Cr2O7 → Cr2O3+ N2+ 4H2O. Biết khi nhiệt phân 32 gam muối thu được 20 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng này là:
Đáp án B
(NH4)2Cr2O7 → Cr2O3+ N2 + 4H2O
x mol x x 4x mol
mchất rắn giảm= mN2+ mH2O= 28x + 18.4x= 32-20
→ x= 0,12 mol; n(NH4)2Cr2O7 ban đầu=8/63 mol
H = npứ/ nban đầu. 100%= 94,5%
Bài thi liên quan
-
100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho cơ bản (Đề 2)
-
20 câu hỏi
-
40 phút
-
-
100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho cơ bản (Đề 3)
-
20 câu hỏi
-
40 phút
-
-
100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho cơ bản (Đề 4)
-
20 câu hỏi
-
40 phút
-
-
100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho cơ bản (Đề 5)
-
20 câu hỏi
-
40 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- 100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho cơ bản (1105 lượt thi)
- 100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho nâng cao (1863 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Amoniac và muối amoni có đáp án (Thông hiểu) (1252 lượt thi)
- Trắc nghiệm Nitơ (có đáp án) (605 lượt thi)
- Trắc nghiệm Amoniac và muối amoni có đáp án (Nhận biết) (556 lượt thi)
- Trắc nghiệm Axit nitric và muối nitrat có đáp án (Nhận biết) (521 lượt thi)
- Trắc nghiệm Phân bón hóa học (có đáp án) Hóa học lớp 11 (493 lượt thi)
- Trắc nghiệm Axit nitric và muối nitrat (có đáp án) (490 lượt thi)
- Trắc nghiệm Luyện tập: Tính chất hóa học của nitơ, photpho và hợp chất của chúng (có đáp án) (452 lượt thi)
- Trắc nghiệm Axit photphoric và muối photphat (có đáp án) (401 lượt thi)
- Trắc nghiệm Nitơ có đáp án (Nhận biết) (391 lượt thi)
- Trắc nghiệm Photpho (có đáp án) (391 lượt thi)