Hệ thống kiến thức Toán lớp 9 Học kì 2

Hệ thống kiến thức Toán lớp 9 Học kì 2 chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Toán 9 học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem

1 4249 lượt xem
Tải về


Hệ thống kiến thức Toán lớp 9 Học kì 2

A. ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 3: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

I. Lý thuyết

1. Phương trình bậc nhất hai ẩn

Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng

ax + by = c (1)

trong đó a, b, c là các số đã biết (a hoặc b )

2. Nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn

Phương trình bậc nhất hai ẩn luôn có vô số nghiệm. Trong mặt phẳng tọa độ, tập nghiệm của nó được biểu diễn bởi đường thẳng ax + by = c (d).

Nếu a0b0 thì (d) là đồ thị của hàm số bậc nhất y=-abx+cb

3. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn và tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

a) Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Cho hai phương trình bậc nhất hai ẩn là ax + by = c và a’x + b’y = c’. Khi đó ta có hệ phương trình:

I ax+by=ca'x+b'y=c'

b) Tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Gọi (d) và (d') là đồ thị hàm số của 2 hàm số rút ra từ 2 phương trình bậc nhất hai ẩn của (I).

Đối với hệ phương trình (I), ta có:

Nếu (d) cắt (d') thì hệ (I) có một nghiệm duy nhất.

Nếu (d) song song với (d') thì hệ (I) vô nghiệm.

Nếu (d) trùng với (d') thì hệ (I) có vô số nghiệm.

Nếu a; a'; b; b'; c; c' đều khác 0 thì:

Hệ phương trình có nghiệm duy nhất aa'bb';

Hệ phương trình vô nghiệm aa'=bb'cc';

Hệ phương trình vô số nghiệm aa'=bb'=cc'.

4. Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế

Bước 1: Dùng quy tắc thế biến đổi hệ phương trình đã cho để được một hệ phương trình mới, trong đó có một phương trình một ẩn.

Bước 2: Giải phương trình một ẩn đó rồi suy ra nghiệm của hệ đã cho.

5. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số

Bước 1: Nhân hai vế của mỗi phương trình với các số thích hợp (nếu cần) sao cho với một ẩn nào đó các hệ số bằng nhau hoặc đối nhau.

Bước 2: Áp dụng quy tắc cộng (trừ) đại số để được một hệ phương trình mới, trong đó một phương trình có hệ số của một trong hai ẩn bằng 0 (tức là phương trình một ẩn).

Bước 3: Giải phương trình một ẩn vừa có rồi suy ra nghiệm hệ phương trình.

6. Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Bước 1: Lập phương trình

- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết

- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Bước 2: Giải phương trình

Bước 3: Trả lời

Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận

CHƯƠNG 4: HÀM SỐ y = ax2 ( a0). PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

I. Lý thuyết

1. Hàm số y = ax2 (a0)

a) Tập xác định

Cho hàm số y=ax2 a0

Tập xác định của hàm số là .

b) Tính chất

+ Nếu a > 0 thì hàm số nghịch biến khi x < 0 và đồng biến khi x > 0.

+ Nếu a < 0 thì hàm số đồng biến khi x < 0 và nghịch biến khi x > 0.

c) Đồ thị hàm số y = ax2 (a0)

Đồ thị của hàm số y=ax2 a0 là một đường cong đi qua gốc tọa độ và nhận trục Oy làm trục đối xứng. Đường cong đó được gọi là một parabol đỉnh O (với O là gốc tọa độ).

Tính chất của đồ thị:

+ Nếu a > 0 thì đồ thị nằm phía trên trục hoành, O là điểm thấp nhất của đồ thị.

Lý thuyết Ôn tập chương 4 chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

+ Nếu a < 0 thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành, O là điểm cao nhất của đồ thị.

Lý thuyết Ôn tập chương 4 chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Các bước vẽ đồ thị hàm số y=ax2 a0

Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số.

Bước 2: Lập bảng giá trị (thường từ 5 đến 7 giá trị) tương ứng giữa x và y.

Bước 3: Vẽ đồ thị và kết luận.

2. Phương trình bậc hai một ẩn

a) Định nghĩa: Phương trình bậc hai một ẩn (nói gọn là phương trình bậc hai) là phương trình có dạng

ax2+bx+c=0                

trong đó x là ẩn, a, b, c là những số cho trước gọi là các hệ số và a0.

b) Biệt thức 

Đối với phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) ta có biệt thức Δ như sau:

Δ = b2 - 4ac

Ta sửa dụng biết thức Δ để giải phương trình bậc hai.

c) Công thức nghiệm của phương trình bậc hai

Đối với phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) và biệt thức Δ = b2 - 4ac

+ Nếu Δ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt là

x1=-b+2a; x2=-b-2a

+ Nếu Δ = 0 thì phương trình có nghiệm kép là

x1=x2=-b2a

+ Nếu Δ < 0 thì phương trình vô nghiệm.

d) Biệt thức '

Đối với phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) và b = 2b’ ta có biệt thức  như sau:

'= b’2 - ac

Ta sửa dụng biết thức  để giải phương trình bậc hai.

e) Công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai

Đối với phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có b = 2b’ và biệt thức '= b’2 - ac

+ Nếu  > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt là

x1=-b+'a; x2=-b-'a

+ Nếu  = 0 thì phương trình có nghiệm kép là

x1=x2=-ba

+ Nếu '< 0 thì phương trình vô nghiệm.

3. Hệ thức Vi – ét

a) Hệ thức Vi – ét

Nếu x1, x2 là hai nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) thì ta có:

x1+x2=-bax1.x2=ca

b) Ứng dụng của hệ thức Vi - ét

+ Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = 1 và nghiệm còn lại là x2 = ca

+ Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a - b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = -1 và nghiệm còn lại là x2 = -ca

+ Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là nghiệm của phương trình bậc hai x2 - Sx + P = 0

+ Điều kiện để có hai số đó là S2 - 4P ≥ 0

B. HÌNH HỌC

CHƯƠNG 3: GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN

A. Lý thuyết

1. Góc ở tâm

Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn.

• Hai cạnh của góc ở tâm cắt đường tròn tại hai điểm, do đó chia đường tròn thành hai cung.

Cung nhỏ: cung nằm bên trong góc (với góc α (0 < α < 180°)).

Cung lớn: Cung nằm bên ngoài góc.

• Cung AB được kí hiệu là AB. Để phân biệt hai cung có chung các mút là A và B như hình vẽ (0 < α < 180°), ta kí hiệu: AmB, AnB

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

    Trong đó: AnB là cung nhỏ, AmB là cung lớn.

    Với α = 180° thì mỗi cung là một nửa đường tròn.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

• Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn.

Khi đó, AnB là cung bị chắn bởi góc AOB hay góc AOB chắn cung nhỏ AnB.

2. Số đo cung

• Số đo của cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó.

• Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360° và số đo cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).

• Số đo của nửa đường tròn bằng 180°.

Số đo của cung AB được kí hiệu là sđ AB.

3. Liên hệ giữa cung và dây

a) Định lí 1

Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:

- Hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau.

- Hai dây bằng nhau căng hai cung bằng nhau.

b) Định lí 2

Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:

- Cung lớn hơn căng dây lớn hơn.

- Dây lớn hơn căng cung lớn hơn.

c) Mở rộng

Trong một đường tròn:

- Hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.

- Đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì đi qua trung điểm của dây căng cung ấy.

- Đường kính đi qua trung điểm của một dây (không đi qua tâm) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.

- Đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì vuông góc với dây căng cung ấy và ngược lại.

4. Góc nội tiếp

a. Định nghĩa

Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.

Cung bị chắn là cung nằm bên trong góc.

b. Định lí

Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.

c. Hệ quả

Trong một đường tròn:

- Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.

- Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.

- Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 90°) có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung.

- Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.

5. Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung

a) Định nghĩa

Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là góc có đỉnh nằm trên đường tròn, một cạnh là một tia tiếp tuyến còn cạnh kia chứa dây cung của đường tròn.

- Cung nằm bên trong là cung bị chắn.

b) Định lí

Số đo của góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn.

6. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn

- Góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn được gọi là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.

Định lí: Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.

Lý thuyết Ôn tập chương 3 chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Trong hình vẽ trên, BEC^ là góc có đỉnh nằm ở bên trong đường tròn chắn hai cung là .

Do đó, Lý thuyết Ôn tập chương 3 chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

7. Góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn

Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn là góc có đỉnh nằm ngoài đường tròn và các cạnh đều có điểm chung với đường tròn.

Định lí: Số đo của góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.

Ví dụ 2. Cho đường tròn (O) có hai dây AB và CD cắt nhau tại E (điểm E nằm bên ngoài đường tròn) như hình vẽ.

Lý thuyết Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Trong hình vẽ trên, BEC^ là góc có đỉnh nằm ở bên ngoài đường tròn chắn hai cung là BnC,  AmD.

Do đó, Lý thuyết Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

8. Tứ giác nội tiếp

a) Định nghĩa

Một tứ giác có bốn đỉnh nằm tên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (gọi tắt là tứ giác nội tiếp)

b) Định lí về tứ giác nội tiếp

- Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng 180°.

- Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng 180° thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.

c) Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

- Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180°.

- Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện.

- Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm (mà ta có thể xác định được). Điểm đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác đó.

- Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn một cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc α.

Chú ý: Để chứng minh một tứ giác là tứ giác nội tiếp ta có thể chứng minh tứ giác đó là một trong các hình sau: Hình chữ nhật, hình vuông, hình thang cân.

d) Định lí về đa giác nội tiếp

- Bất kì đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp, có một và chỉ một đường tròn nội tiếp.

- Trong tam giác đều, tâm của đường tròn ngoại tiếp trùng với tâm của đường tròn nội tiếp và được gọi là tâm của đa giác đều.

- Tâm này là giao điểm hai đường trung trực của hai cạnh hoặc là hai đường phân giác của hai góc.

e) Công thức mở rộng

- Bán kính đường tròn ngoại tiếp đa giác là khoảng cách từ tâm đến đỉnh.

- Bán kính đường tròn nội tiếp đa giác là khoảng cách từ tâm O đến một cạnh.

Cho n-giác đều cạnh a. Khi đó:

- Chu vi của đa giác: 2p = na (p là nửa chu vi).

- Mỗi góc ở đỉnh của đa giác có số đo bằng (n2)  .  180on.

- Mỗi góc ở tâm của đa giác có số đo bằng 360on.

- Bán kính đường tròn ngoại tiếp: R=a2sin180ona=2R  .  sin180on

- Bán kính đường tròn nội tiếp: 

r=a2tan180ona=2r  .  tan180on

- Liên hệ giữa bán kính đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp: R2r2=a24.

- Diện tích đa giác đều: S=12nar.

10. Độ dài đường tròn

Độ dài đường tròn” hay còn được gọi là “chu vi đường tròn” được kí hiệu là C.

Lý thuyết Độ dài đường tròn, cung tròn chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Công thức tính chu vi hình tròn: C = 2πR hoặc C = πd.

Trong đó: C là độ dài đường tròn;

R là bán kính đường tròn;

d là đường kính của đường tròn;

π (đọc là “pi”) là kí hiệu của một số vô tỉ mà giá trị gần đúng thường được lấy là π ≈ 3,14.

11. Độ dài cung tròn

Lý thuyết Độ dài đường tròn, cung tròn chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lý thuyết Độ dài đường tròn, cung tròn chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

12. Diện tích hình tròn

Lý thuyết Diện tích hình tròn, hình quạt tròn chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Công thức diện tích hình tròn là:

S=πR2=πd24

Trong đó: S là diện tích của hình tròn;

R là bán kính hình tròn;

d là đường kính của hính tròn.

13. Diện tích của hình quạt tròn

Lý thuyết Diện tích hình tròn, hình quạt tròn chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Công thức diện tích hình quạt tròn là:

S=πR2n360=lR2

Trong đó: S là diện tích của hình quạt tròn;

R là bán kính đường tròn;

l là độ dài cung tròn no.

CHƯƠNG 4: HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN - HÌNH CẦU

A. Lý thuyết

1. Hình trụ

a) Định nghĩa

Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh AB cố định, ta được một hình trụ.

- Hai hình tròn (A) và (B) bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song được gọi là hai đáy của hình trụ.

- Đường thẳng AB được gọi là trục của hình trụ.

- Mỗi vị trí của CD được gọi là một đường sinh. Các đường sinh vuông góc với hai mặt phẳng đáy. Độ dài của đường sinh là chiều cao của hình trụ.

Lý thuyết Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

b) Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng

- Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy, thì phần mặt phẳng nằm trong hình trụ (mặt cắt – thiết diện) là một hình tròn bằng hình tròn đáy.

c) Công thức diện tích và thể tích hình trụ

Cho hình trụ có bán kính đáy R và chiều cao h.

- Diện tích xung quanh: Sxq = 2πRh.

- Diện tích toàn phần: Stp = 2πRh + 2πR2.

- Thể tích: V = πR2h.

Lý thuyết Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

2. Hình nón

a) Định nghĩa

Khi quay tam giác vuông AOC một vòng quanh cạnh OA cố định thì được một hình nón.

- Điểm A được gọi đỉnh của hình nón.

- Hình tròn (O) được gọi là đáy của hình nón.

- Mỗi vị trí của AC được gọi là một đường sinh của hình nón.

- Đoạn AO được gọi là đường cao của hình nón.

Lý thuyết Hình nón – Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

b) Công thức tính diện tích và thể tích của hình nón

Đặt AC = l; l là đường sinh.

Cho hình nón có bán kính đáy R và đường sinh l, chiều cao h.

- Diện tích xung quanh: Sxq = πRl.

- Diện tích toàn phần: Stp = πRl + πR2.

- Thể tích: V=13πR2h.

3. Hình nón cụt

a) Định nghĩa

Khi cắt hình nón bởi một mặt phẳng song song với đáy thì phần hình nón nằm giữa mặt phẳng nói trên và mặt phẳng đáy được gọi là một hình nón cụt.

- Hai hình tròn (O) và (O') được gọi là hai đáy.

- Đoạn OO' được gọi là trục. Độ dài OO' là chiều cao.

- Đoạn AC được gọi là đường sinh.

Lý thuyết Hình nón – Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

b) Công thức tính diện tích và thể tích hình nón cụt

Cho hình nón cụt có các bán kính đáy R và r, chiều cao h, đường sinh l.

- Diện tích xung quanh: Sxq = π (R + r) l.

- Thể tích: V=13πh(R2+Rr+r2).

4. Hình cầu

a) Định nghĩa

Khi quay nửa hình tròn tâm O, bán kính R một vòng quanh đường kính AB cố định thì được một hình cầu.

- Nửa đường tròn trong phép quay nói trên tạo thành một mặt cầu.

- Điểm O được gọi tâm, R là bán kính của hình cầu hay mặt cầu đó.

Lý thuyết Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

b) Cắt hình cầu bởi một mặt phẳng

Khi cắt hình cầu bởi một mặt phẳng ta được một hình tròn.

Khi cắt mặt cầu bán kính R bởi một mặt phẳng ta được một đường tròn:

- Đường tròn đó có bán kính R nếu mặt phẳng đi qua tâm (gọi là đường tròn lớn).

- Đường tròn đó có bán kính bé hơn R nếu mặt phẳng không đi qua tâm.

c) Công thức tính diện tích và thể tích hình cầu

Lý thuyết Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lý thuyết Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Xem thêm:

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 9 Tự luận năm 2022

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 9 Tự luận năm 2022 đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Toán 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1 (2 điểm): Cho biểu thức P=ab2+4aba+b:ababba

a) Xác định a, b để biểu thức có nghĩa và hãy rút gọn P

b) Tìm giá trị của P khi a=1566+33126;b=24

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Cho hệ phương trình x+my=3mmxy=m22

Tìm m để hệ có nghiệm (x; y) thỏa mãn: x22yy>0

b) Giải phương trình: x2x1x+1x210=0

Câu 3 ( 2,0 điểm): Một ô tô đi quãng đường dài 80km trong thời gian đã định. Ba phần tư quãng, đường đầu ô tô chạy với vận tốc nhanh hơn dự định là 10km/h, quãng đường còn lại ô tô chạy chậm hơn dự định 15km/h. Thời gian oto dự định đi hết quãng đường AB?

Câu 4 (3,5 điểm): Cho C là một điểm nằm trên đoạn thẳng AB (CA,CB). Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng AB, kẻ hai tia Ax, By cùng vuông góc với AB. Trên tia Ax lấy điểm I khác A, tia vuông góc với CI tại C cắt tia By tại K. Đường tròn đường kính IC cắ tia IK tại P

a) Chứng minh tứ giác CPKB nội tiếp được đường tròn. Xác định tâm và bán kính của đường tròn đó.

b) Chứng minh AI.BK = AC.BC

c) Chứng minh APB vuông.

d) Cho A, B, I cố định. Tìm vị trí điểm C để diện tích tứ giác ABKI đạt giá trị lớn nhất.

Câu 5 (0,5 điểm): Tìm x, y nguyên dương thỏa mãn 1003x+2y=2008

----------HẾT---------

Câu

Đáp án và  hướng dẫn chấm

Biểu điểm

Câu 1

(2,0  điểm)

a) Điều kiện: a,b>0;ab

P=ab2+4aba+b:ababba=a+b2a+b:ababab

=a+b:1ab=ab

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,25 điểm

 b) Ta có: a=1566+33126

=362+3262=36+263=6

( Thỏa mãn a,b>0,ab)

Vậy P=ab=624=626=6

 

 0,5 điểm

 0,5 điểm

Câu 2

(2,0  điểm)

a. x+my=3m         (1)mxy=m22    (2)

Từ phương trình (1), suy ra: x=3mmy (3)

Thay vào phương trình (2) ta được:

m3mmyy=m222m2+1=ym2+1y=2

Thay y=2 vào (3), ta được x = m

Do đó m22m2>0m>3+1m<3+1

Vậy với m>3+1m<3+1 thì hệ phương trình có nghiệm (x,y)

thỏa mãn x22yy>0.

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 0,25 điểm

 

0,25 điểm

b) Xét phương trình: x2x1x+1x210=0

Điều kiện xác định: x0

x2+1x2x1x10=0

Đặt t=x+1xx0 (4), suy ra x2+1x2=t22

Phương trình đã cho trở thành: t2t12=0

t+3t4=0t=3t=4

Với t=3x+1x=3x2+3x+1=0

x=3+52x=352(TMDK)

Với t=4x+1x=4x24x+1=0

x=2+3x=23(TMDK)

Vậy x2±3;3±52

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

  0,25 điểm

 

Câu 3

(2,0 điểm)

Gọi vận tốc dự định đi của ô tô là x (km/h) (x > 15)

Ba phần tư quãng đường đầu là: 34.80=60 (km)

Vận tốc của oto trong ba phần tư quãng đường đầu là: x + 10 (km/h)

Thời gian oto đi ba phần tư quãng đường đầu là: 60x+10(h)

Quãng đường còn lại là: 80 – 60 = 20 (km)

Vận tốc của oto trong quãng đường còn lại là: x – 15 (km/h)

Thời gian oto đi hết quãng đường còn lại là: 20x15(h)

Theo đầu bài, ta có phương trình: 60x+10+20x15=80x

Giải phương trình trên, ta được: x = 40

Vậy thời gian ô tô đi hết quãng đường là 2 giờ.

0,25 điểm

 

 0,5 điểm

 

 

 0,5 điểm

 

 

 0,5 điểm

 

0,25 điểm

Câu 4

(3,5 điểm)

- Vẽ hình đúng

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 9 Tự luận năm 2022 (15 đề) (ảnh 1)

a) Do P thuộc đường tròn đường kính IC nên IPC^=90° (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

CPK^=CBK^=90°nên tứ giác CPKB nội tiếp đường tròn đường kính CK. Tâm đường tròn này là trung điểm của CK

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 0,5 điểm

b) Vì ICK^=90° nên ICA^+KCB^=90°

Suy raICA^=CKB^

Do đó: ΔICA~ΔCKB (g-g)

Suy ra: 

0,25 điểm 

0,5 điểm 

0,25 điểm

c) Xét đường tròn đường kính IC

Ta có: CAP^=CIP^ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung CP)

Xét đường tròn ngoại tiếp tứ giác CPKB, ta có: CBP^=CKP^ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung CP)

nên APB^=ICK^=90°

Vậy ΔAPB vuông

 

 0,25 điểm

 

 

 0,25 điểm

d) Ta có: 2SABKI=ABAI+BK

Vì AB, AI không đổi nên SABKI lớn nhất BK lớn nhất CA.CB lớn nhất (vì AI.BK=CA.CB theo câu 1b)) CA=CB (vì CA+CB=AB không đổi).

Vậy SABKI lớn nhất khi C là trung điểm AB.

0,25 điểm

 

0,25 điểm

Câu 5

(0,5 điểm)

Từ 1003x+2y=2008

=> 1003x = 2008 - 2y

Vì 2008 – 2y là một số chẵn, 1003 là một số lẻ nên x chẵn và 1003x < 1008

=> x < 20081003

=> x = 2 => y = 1

 

0,25 điểm

 

 0,25 điểm

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 9 Tự luận năm 2022 đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Toán 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1 (2.0 điểm):

Cho biểu thức A=xx+1-6x+1x-2 và B=2x2 với x0x4

1. Tính giá trị biểu thức B khi x=16.

2. Biết P = A+B. Chứng minh P=x+2x+1

3. Tìm x, để P>32.

i 2 (2,0 điểm):

1. Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình

Một đoàn xe vận tải dự định sử dụng một số xe cùng loại để chuyên chở 90 tấn thiết bị y tế. Để đáp ứng kịp nhu cầu phục vụ công tác phòng chống dịch Covid – 19 đoàn được bổ sung thêm 5 chiếc xe cùng loại. Do đó mỗi xe chở ít hơn dự định ban đầu là 0,2 tấn. Biết khối lượng hàng mỗi xe chuyên chở như nhau, hỏi ban đầu đoàn xe có bao nhiêu chiếc?

2. Một lọ thuốc hình trụ có chiều cao 10cm và bán kính đáy 5cm. Nhà sản xuất phủ kín mặt xung quanh của lọ thuốc bằng giấy in các thông tin về loại thuốc ấy. Hãy tính diện tích giấy cần dùng của lọ thuốc đó (cho biết độ dày của giấy in và lọ thuốc không đáng kể)?

Câu 3 (2,0 điểm):

1. Giải hệ phương trình: x+2y5=122x2y5=3

2. Cho phương trình: x22x+m3=0 (m là tham số)

a. Giải phương trình khi m=−5

b. Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1,x2 thỏa mãn điều kiện x1=3x2.

Câu 4 (3,5 điểm):

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O;R). Các đường cao BD và CE cắt nhau tại H.

1. Chứng minh ADHE là tứ giác nội tiếp

2. Kẻ đường kính AK. Chứng minh CK//BH và tứ giác BHCK là hình bình hành.

3. Gọi I là trung điểm của BC, G là giao điểm của AI và OH.

a. Chứng minh G là trọng tâm ΔAHK.

b. Cho B, C cố định, khi A di động trên cung lớn BC sao cho ΔABC có 3 góc nhọn thì G chuyển động trên đường nào? Tại sao?

Câu 5 (3 điểm):

Cho các số thực x,y thỏa mãn x2+y24x+3=0. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức A= x2+y2

----------HẾT--------- 

Câu

Đáp án và  hướng dẫn chấm

Biểu điểm

Câu 1

(2,0  điểm)

1. Thay x = 16 vào biểu thức B, ta được: 2=242=22=1

Vậy với x = 16 thì B = 1.

0,25 điểm

0,25 điểm

 

2. Xét biểu thức: 6x+1x2+2x2=xx2x+1x26x+1x2+2x+1x+1x2=xx26+2x+1x+1x2=x2x6+2x+2x+1x2=x4x+1x2=x+2x2x+1x2=x+2x+1.

 0,25 điểm

 0,25 điểm

 

 0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

c) Xét hiệu:

32=x+2x+132=2x+22x+13x+12x+1=2x+43x32x+1=x+12x+1

Vì x0 với mọi x

x+1>0 với mọi x

Do đó để P>32 hay P32>0 khi x+1>0x>1x<1x<1.

Kết hợp với điều kiện x0x4 ta được: 0x<1.

Vậy P>32 với 0x<1.

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 2

(2,0  điểm)

1. Gọi số xe ban đầu của đoàn là x (xe) xΝ*

Theo dự định, mỗi xe chở số thiết bị y tế là: 90x (tấn)

Thực tế được bổ sung thêm 5 xe nên tổng số xe là x+5 xe

Khi đó mỗi xe phải chở số thiết bị y tế là: 90x+5 (tấn)

Vì mỗi xe chở ít hơn dự định ban đầu là 0,2 tấn nên ta có phương trình:

90x+5=0,290x+590x=0,2xx+590x+45090x=0,2x2+x0,2x2+x450=0x=45 (t/m)x=50 (L)

Vậy ban đầu đoàn có 45 xe.

0,25 điểm

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm)

 

 

0,25 điểm

 

2. Diện tích giấy cần dùng là diện tích xung quanh của hình trụ có chiều cao 10cm và bán kính đáy 5cm.

Ta có: Sxq=2πRh=2π.5.10=100π314,16cm2

Vậy diện tích giấy cần dùng là: 314,16cm2

 

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 3

(2,0 điểm)

1. Điều kiện 2y502y5y52

Đặt a=x và b=2y5 b0

Khi đó hệ phương trình đã cho tương đương với:

a+b=122ab=33a=152ab=3a=52ab=3a=52.5b=3a=5b=7(TM)

x=52y5=7x=52y5=49x=5y=27(TM)

Vậy hệ phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất: x;y=5;27

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

2. Cho phương trình: x22x+m3=0(1)

a. Thay m = - 5 vào phương trình (1), ta được:

 x22x+53=0x22x8=0x4x+2=0x4=0x+2=0x=4x=2

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là: S=2;4

b. Ta có: Δ'=12m3=1m+3=4m
Để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt khi Δ'>04m>0m<4.

Gọi x1,x2 là hai nghiệm phân biệt của phương trình (1).

Theo định lý Vi – et, ta có: x1+x2=2x1x2=m3

Theo đầu bài ta có x1=3x2 nên ta có hệ phương trình:

x1+x2=2x1=3x23x2+x2=2x1=3x24x2=2x1=3x2x2=12x1=3x2x2=12x1=32

Thay x1=32,x2=12 vào biểu thức x1x2=m3 ta được: 32.12=m3m3=34m=154 (thỏa mãn)

Vậy với m=154 thì phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt x1,x2 thỏa mãn x1=3x2

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 4

(3,5 điểm)

- Vẽ hình đúng

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 9 Tự luận năm 2022 (15 đề) (ảnh 1)

1. Chứng minh ADHE là tứ giác nội tiếp

Ta có: BDACB nên ADB^=90°

CEAB nên AEC^=90°

Tứ giác ADHE có: AEH^+ADH^=90°+90°=180°

Do đó ADHE là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có hai góc đối có tổng bằng 180o là tứ giác nội tiếp) (đpcm).

0,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

2. Kẻ đường kính AK. Chứng minh CK//BHCK//BH và tứ giác BHCK là hình bình hành

Ta có: BDAC => BHAC => BHAC (1)

AK là đường kính nên KCA^=90°(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

=> CKAC (2)

Từ (1) và (2) suy ra BH//CK (cùng vuông góc với AC) (đpcm).

Lại có AK là đường kính nên ABK^=90°(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

=> BKAB

Mà CEAB => CHAB.

Do đó BK//CH (cùng vuông góc với AB)

Tứ giác BHCK có BH//KC, BK//CH nên là hình bình hành (tứ giác có hai cặp đối song song là hình bình hành). (đpcm)

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

0,25 điểm

 

0,25 điểm

3.

a. Chứng minh G là trọng tâm ΔAHK

Tứ giác BHCK là hình bình hành (cmt) nên I là trung điểm BC cũng là trung điểm của HK (tính chất)

AK là đường kính nên O là trung điểm của AK.

Xét tam giác AHK có G là giao điểm hai đường trung tuyến AI và HO nên G là trọng tâm tam giác. (đpcm)

b. Qua G kẻ đường thẳng song song với OA cắt OI tại M.

Kẻ GM //AO nên theo định lí Ta-let ta có: GMAO=IMIO=IGIA

Mà G là trọng tâm tam giác AHK nên: AGAI=23IGIA=13

Do đó GMAO=IMIO=IGIA=13

Vì B, C và O cố định nên I cố định, hơn nữa IMIO=13 nên M cố định.

Ta lại có: GMAO=13GM=13AO=13R

Do đó,G luôn cách M một khoảng cố định 13R

Khi đó G nằm trên đường tròn (M, 13R)

Vậy khi A di động trên cung lớn BC sao cho ΔABC có 3 góc nhọn thì G chuyển động trên đường tròn tâm M bán kính 13R.

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

Câu 5

(0,5 điểm)

Ta có: x2+y24x+3=0x24x+3=y2

y20 với mọi y y20 với mọi y

x24x+30x3x10

TH1: x30x10x3x11x3

Ta có: A=x2+y2=4x3

Vì 1x344x1214x39

Do đó GTNN của A là 1 khi 4x3=1x=1y=0

và GTLN của A là 9 khi 4x3=9x=3y=0

TH2:x30x10x3x1VN

Vậy GTNN của A là 1 khi x=1,y=0 và GTLN của A là 9 khi x=3,y=0.

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 9 Tự luận năm 2022 đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Toán 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1 (2.0 điểm): Cho biểu thức A=1+2x1x+2+1x24x4 với x>0,x4

1) Rút gọn biểu thức A

2) Tìm x để A>12

3) Tìm x để A=2x+5

Câu 2 (2,0 điểm):

Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:

Một ô tô đi từ A tới B cách nhau 420km với vận tốc dự định. Khi đi được 120 km thì ô tô tăng tốc thêm 15 km/h và đi hết quãng đường còn lại với vận tốc mới. Tính vận tốc ban đầu của ô tô, biết thời gian đi hết quãng đường AB là 6 giờ.

Câu 3 (2,0 điểm):

1) Giải hệ phương trình: 3xy2y+1=11xy+y+1=2

2) Cho phương trình:x22(m+1)x+2m+1=0

a) Giải phương trình khi m = 2.

b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1,x2 sao cho x13+x23=2019

Câu 4 (3,5 điểm):

Từ điểm M nằm bên ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (O) và A, B là các tiếp điểm. Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng MB; C là giao điểm của AE và đường tròn (O), ( C khác A). H là giao điểm của AB và MO.

1) Chứng minh 4 điểm M, A, O, B cùng thuộc một đường tròn

2) Chứng minh rằng EB2=EC.EA.

3) Chứng minh tứ giác HCEB là tứ giác nội tiếp

4) Gọi D là giao điểm của MC và đường tròn (O) (D khác C). Chứng minh ΔABDlà tam giác cân.

Câu 5: (0,5 điểm) Tìm cặp số (a, b) thỏa mãn ab=2 và a3+22b3=9

1 4249 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: