Hãy xác định phương án đúng. Khác với truyền thuyết

Với giải câu 1 trang 42, 43 sbt Lịch sử lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

1 582 31/10/2022


Giải SBT Lịch sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc - Kết nối tri thức

Câu 1 trang 42, 43 SBT Lịch sử 6: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1. Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay khoảng bao lâu?

A. 4000 năm.

B. 3500 năm.

C. 2700 năm.

D. 2000 năm.

Đáp án: C

Giải thích: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là nhà nước Văn Lang – ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN (cách ngày nay khoảng 2700 năm).

Câu 1.2. Kinh đô của nhà nước Văn Lang là

A. Phong Châu (Vĩnh Phúc).

B. Phong Châu (Phú Thọ).

C. Cấm Khê (Hà Nội) .

D. Cổ Loa (Hà Nội).

Đáp án: B

Giải thích: Kinh đô của nhà nước Văn Lang là Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay).

Câu 1.3. Người đứng đầu các chiêng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?

A. Lạc hầu

B. Lạc tướng

C. Bồ chính

D. Xã trưởng

Đáp án: C

Giải thích: Người đứng đầu các chiêng, chạ thời Hùng Vương gọi là Bồ chính (SGK - trang 63).

Câu 1.4. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.

B. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN.

C. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.

D. Từ năm 208 TCN đến năm 43.

Đáp án: C

Giải thích: Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN ( năm 208 TCN, nước Âu Lạc ra đời sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần; năm 179 TCN nước Âu Lạc bị nhà Triệu xâm chiếm)

Câu 1.5. Ý nào dưới đây không thể hiện đúng sự khác biệt giữa Nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang?

A. Có thành trì vững chắc.

B. Quân đội mạnh, vũ khí tốt.

C. Thời gian tồn tại dài hơn.

D. Kinh đô chuyển về vùng đồng bằng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Một số điểm khác biệt của nhà nước Âu Lạc so với Văn Lang:

+ Có thành trì vững chắc (thành Cổ Loa).

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt (nỏ Liên Châu, mũi tên đồng…)

+ Kinh đô chuyển từ miền trung du Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) xuống vùng đồng bằng ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội hiện nay).

- Nội dung đáp án C không phải là điểm khác biệt của nước Âu Lạc, so với Văn Lang, vì:

+ Nhà nước Văn Lang tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ III TCN (khoảng hơn 400 năm).

+ Nhà nước Âu Lạc tồn tại từ năm 208 TCN – 179 TCN (khoảng 29 năm)

=> nhà nước Âu Lạc có thời gian tồn tại ngắn hơn so với Văn Lang.

Câu 1.6. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng thành tựu của nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ?

A. Nghề nông trồng lúa nước là chính.

B. Kĩ thuật luyện kim (đặc biệt đúc đồng) phát triển.

C. Đã có chữ viết của riêng mình.

D. Nhiều sinh hoạt cộng đồng gắn với nghề nông trồng lúa.

Đáp án: C

Giải thích:

- Những thành tựu của nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ, gồm:

+ Nghề nông trồng lúa nước.

+ Kĩ thuật luyện kim (đặc biệt đúc đồng).

+ Nhiều sinh hoạt cộng đồng (lễ hội…) gắn với nghề nông trồng lúa.

- Nội dung đáp án C không phản ánh đúng thành tựu của người Việt cổ, vì: chữ viết riêng của người Việt (chữ Nôm) ra đời vào khoảng thế kỉ XIII trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc.

Câu 1.7. Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt cổ là

A. các loại vũ khí bằng đồng.

B. các loại công cụ sản xuất bằng đồng.

C. trống đồng, thạp đồng.

D. cả A và B.

Đáp án: C

Giải thích: Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt cổ là trống đồng, thạp đồng (SGK - trang 65).

Câu 1.8. Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương?

A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

B. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.

C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.

D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

Đáp án: D

Giải thích: So với Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc có điểm khác biệt là: được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước (SGK - trang 64).

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu 2 trang 43 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử...

Câu 3 trang 43, 44 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn: kẻ, chiềng, chạ; cơm, rau...

Câu 1 trang 44 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy lựa chọn và nêu ra 10 từ khoá quan trọng liên quan đến...

Câu 2 trang 44 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Tại sao nói tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang còn đơn giản...

Câu 3 trang 44 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Có ý kiến cho rằng: “Trống đồng Đông Sơn được xem là một bộ...

Câu 4 trang 44 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Từ hình ảnh và thông tin dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn...

Câu 5 trang 44 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Theo em, những thành tựu nào của nền văn minh Việt cổ đầu...

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Bài 18: Bước ngoặt Lịch sử đầu thế kỉ X

Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

 

1 582 31/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: