Giáo dục thể chất 10 Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất - Bóng đá 10 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất phần Cầu lông sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi GDTC 10.

1 5,040 14/10/2022
Tải về


Giải bài tập GDTC 10 Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất

Bài 1 trang 10 Giáo dục thể chất 10: Trong những ngày nắng nóng, thời điểm nào thích hợp để luyện tập Cầu lông?

Trả lời:

Khi hoạt động TDTT ngoài trời, để tránh tác hại của ánh sáng mặt trời, người tập
cần chọn nơi tập có nhiều bóng mát của cây xanh, chọn thời điểm ánh sáng mặt trời có cường độ không cao (sáng sớm hoặc chiều muộn), hạn chế thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Tránh tác hại của ánh nắng mặt trời bằng các biện pháp như bôi kem chống nắng, mặc áo quần phù hợp với hoạt động luyện tập, đeo kính và đội mũ, ...

Bài 2 trang 10 Giáo dục thể chất 10: Khi luyện tập Cầu lông trong những ngày không khí có độ ẩm cao, thời tiết lạnh giá cần chú ý điều gì?

Trả lời:

Trong những ngày giá lạnh, độ ẩm cao: Không luyện tập vào các thời điểm có nhiệt độ thấp (sáng sớm, cuối buổi chiều), nơi bị gió lùa; khởi động kĩ trước khi luyện tập, đảm bảo đủ ấm cho cơ thể.

Bài 3 trang 10 Giáo dục thể chất 10: Trình bày tác dụng và tác hại của ánh sáng mặt trời đối với cơ thể khi hoạt động TDTT.

Trả lời:

Ánh sáng mặt trời có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển của xương, tăng cường khả năng miễn dịch và chức năng hoạt động của não bộ, hệ tim mạch, ngăn ngừa một số bệnh tật, ... Tuy nhiên, nếu hoạt động trong điều kiện ánh sáng mặt trời có cường độ cao, thời gian kéo dài sẽ có hại cho sức khoẻ.

Bài 4 trang 10 Giáo dục thể chất 10: Địa hình tự nhiên có được coi là yếu tố để rèn luyện thân thể không? Vì sao?

Trả lời:

Địa hình tự nhiên có được coi là yếu tố để rèn luyện thân thể. Các yếu tố của bề mặt địa hình tự nhiên (độ cao, độ dốc, mức độ cứng mềm, mức độ bằng phẳng, ...) có tác dụng tốt để rèn luyện thân thể: chạy lên dốc có tác dụng phát triển sức mạnh đôi chân, chạy xuống dốc với độ dốc thích hợp có tác dụng phát triển tần số và độ dài bước chạy, chạy trên cát có tác dụng phát triển sức bền chung và sức mạnh, ...

Bài 5 trang 10 Giáo dục thể chất 10: Nêu vai trò của thức ăn và nước uống trong luyện tập và thi đấu TDTT.

Trả lời:

a) Thức ăn

- Bữa ăn trước luyện tập và thi đấu cần có giá trị dinh dưỡng cao, khối lượng nhỏ,
dễ tiêu hoả, chứa nhiều carbohydrate, phosphorus, vitamin C.

- Bữa ăn sau luyện tập cần đáp ứng về nhu cầu chất đạm, chất bột đường, có nhiều chất xơ giúp hồi phục, dự trữ năng lượng; đảm bảo đáp ứng đầy đủ các khoáng chất và vitamin (có thể thay đổi đề phù hợp với đặc điểm từng môn thể thao).

- Bữa ăn phải đúng giờ mới tạo được cảm giác ngon miệng, không nên ăn nhanh (ăn nhanh làm cho dịch tiêu hoá không kịp tiết ra dẫn đến làm chậm tốc độ tiêu hoa trong dạ dày).

- Không nên luyện tập ngay sau khi ăn bởi vì dinh dưỡng cần có thời gian đề chuyển hoá thành năng lượng, vận động ngay sau khi ăn làm tăng nguy cơ tồn thương dạ dày.

- Không nên ăn ngay sau khi dừng luyện tập, bởi vì tuy cơ thể cần được cung cấp dinh dưỡng để tự phục hồi nhưng hệ tiêu hoá vẫn trong tình trạng chưa sẵn sàng hoạt động lại ngay sau khi quá trình tập luyện kết thúc.

b) Nước uống

Trong luyện tập và thi đấu TDTT, cơ thể bị mất nhiều nước do đồ mồ hôi, nhất là khi luyện tập trong thời tiết mùa hè nắng nóng hoặc trong khoảng thời gian dài. Cung cấp lượng nước vừa đủ với phương pháp uống từng ngụm nhỏ, uống nhiều lần trong hoạt động luyện tập và thi đấu TDTT mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Mặt khác, nước còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bài 6 trang 10 Giáo dục thể chất 10: Vì sao trong luyện tập và thi đấu TDTT, cơ thể phải được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng?

Trả lời:

Trong luyện tập và thi đấu TDTT, cơ thể bị mất nhiều nước do đồ mồ hôi, nhất
là khi luyện tập trong thời tiết mùa hè nắng nóng hoặc trong khoảng thời gian dài và tiêu tốn một lượng lớn năng lượng để vận động.

Cung cấp lượng nước vừa đủ với phương pháp uống từng ngụm nhỏ, uống nhiều
lần trong hoạt động luyện tập và thi đấu TDTT mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Mặt khác, nước còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Việc ăn uống đầy đủ chất dịnh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bài 7 trang 10 Giáo dục thể chất 10: Hãy nêu biểu hiện của cơ thể khi bị mất nước.

Trả lời: 

Biểu hiện cơ thể bị mất nước: Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai.

- Cơ thể thiếu nước bao gồm cả não cũng không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu, đặc biệt là khi di chuyển cơ thể.

- Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém hiệu quả hơn do thiếu nước sẽ dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và ù tai.

Bài 8 trang 10 Giáo dục thể chất 10: Kể tên một số chất dinh dưỡng trong thức ăn hằng ngày của bản thân.

Trả lời: 

Một số chất dinh dưỡng trong thức ăn hằng ngày của bản thân: chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ, vitamin và chất khoáng, nước uống, …

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Chủ đề 1: Lịch sử ra đời và phát triển môn cầu lông. Một số điều luật trong thi đấu cầu lông

Chủ đề 2: Kĩ thuật di chuyển

Chủ đề 3: Kĩ thuật đánh cầu thấp tay

Chủ đề 4: Kĩ thuật giao cầu

Chủ đề 5: Kĩ thuật đánh cầu cao

1 5,040 14/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: