Giáo dục thể chất 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân - Bóng đá 10

Với giải bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân phần Bóng đá sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi GDTC 10 Bài 2.

1 1267 lượt xem
Tải về


Giải bài tập GDTC 10 Bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

Câu 1 trang 25 Giáo dục thể chất 10: Vận dụng kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, trò chơi vận động đã học để luyện tập và vui chơi hằng ngày.

Trả lời:

Các em tự vận dụng kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân, trò chơi vận động đã học để luyện tập và vui chơi hằng ngày.

* Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

- TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân không thuận (chân trụ) đặt trước, bàn chân ngang bóng và thẳng hướng dẫn bóng, cách bóng 10 – 15 cm. Chân thuận (chân dẫn bóng) đặt sau, cách chân trước một bước, trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân trước (hoặc dồn đều trên hai chân). Hai tay co tự nhiên, mắt nhìn bóng và hướng dẫn bóng.

- Thực hiện: Từ TTCB, đưa chân sau ra trước, thẳng với hướng dẫn bóng, khớp gối co, bàn chân duỗi thẳng hướng xuống mặt sân, dùng mu giữa  bàn chân tác động một lực vào phía sau, giữa bóng, đẩy bóng lăn ra trước 0,5 – 1 m.

- Kết thúc: Di chuyển theo bóng và lặp lại động tác thành dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân thuận.

Giáo dục thể chất 10 Bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân - Bóng đá 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Trò chơi vận động: Lăn bóng trên đường thẳng

- Mục đích: Rèn luyện khả năng phối hợp vận động.

- Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch XP.

- Thực hiện: Lần lượt từng bạn của mỗi đội lăn bóng bằng một tay đến đích. Bạn tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn phía trước đã về đích. Đội kết thúc đầu tiên là đội thắng cuộc.

Giáo dục thể chất 10 Bài 2: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân - Bóng đá 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 2 trang 25 Giáo dục thể chất 10: So sánh kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân và kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân.

Trả lời:

- Giống nhau: Có cùng tư thế chuẩn bị.

TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân không thuận (chân trụ) đặt trước, bàn chân ngang bóng và thẳng hướng dẫn bóng, cách bóng 10 – 15 cm. Chân thuận (chân dẫn bóng) đặt sau, cách chân trước một bước, trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân trước (hoặc dồn đều trên hai chân). Hai tay co tự nhiên, mắt nhìn bóng và hướng dẫn bóng.

-  Khác nhau:

Kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân

Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

Thực hiện: Kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân: Đưa chân sau ra trước, bàn chân xoay sang ngang hướng lòng bàn chân ra trước và tác động một lực vào phía sau bóng, đưa bóng lăn ra trước khoảng 0,5 m.

Thực hiện: Từ TTCB, đưa chân sau ra trước, thẳng với hướng dẫn bóng, khớp gối co, bàn chân duỗi thẳng hướng xuống mặt sân, dùng mu giữa bàn chân tác động một lực vào phía sau, giữa bóng, đẩy bóng lăn ra trước 0,5 – 1 m.

Vị trí tiếp xúc bóng: mặt trong của bàn chân được giới hạn bởi mắt cá trong, gót bàn chân và ngón chân cái.

Vị trí tiếp xúc bóng: bằng mu giữa bàn chân là phần trên của bàn chân (kể từ các ngón chân tới các khớp cổ chân).

Câu 3 trang 25 Giáo dục thể chất 10: Trong luyện tập và thi đấu bóng đá, kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân có những ưu điểm và hạn chế gì?

Trả lời:

Trong luyện tập và thi đấu bóng đá, kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân có những ưu điểm và hạn chế là:

- Ưu điểm:

+ Dẫn bóng theo đường thẳng với tốc độ cao sang phần sân đối phương.

+ Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân sẽ giúp cầu thủ đi bóng dễ dàng và có thể sút bóng bất sức lúc nào.

- Nhược điểm: Dễ bị đối thủ phán đoán được hướng đi của bóng.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Bài 2: Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân

Bài 1: Kĩ thuật dừng bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân

Bài 2: Kĩ thuật dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân

Bài 1: Kĩ thuật ném biên

1 1267 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: