Giáo dục thể chất 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay - Cầu lông 10

Với giải bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 1: Kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay phần Cầu lông sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi GDTC 10 Bài 1.

1 938 lượt xem
Tải về


Giải bài tập GDTC 10 Bài 1: Kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay

Bài 1 trang 54 Giáo dục thể chất 10: Vận dụng kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay và các trò chơi vận động để luyện tập, vui chơi hằng ngày. 

Trả lời:

Các em tự vận dụng kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay và các trò chơi vận động để luyện tập (cá nhân, cặp đôi, nhóm, …), vui chơi hằng ngày (thi tâng cầu và đánh cầu thuận tay, …).

Hình 1. Kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay

Bài 2 trang 54 Giáo dục thể chất 10: Trong thi đấu Cầu lông, kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay được sử dụng nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay được sử dụng khi đối phương đánh cầu sang phía bên tay thuận của VĐV với đường cầu cao hoặc bay song song với mặt sân về phía nửa sau của sân.

Với kĩ thuật này, VĐV có thể thực hiện đường cầu cao sau, lao sau để đánh trả sang đối phương tùy thuộc vào tính huống cụ thể và ý đồ chiến thuật của mình.

Bài 3 trang 54 Giáo dục thể chất 10: Nêu sự khác nhau giữa kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay và kĩ thuật đánh cầu thấp thuận tay.

Trả lời:

- Kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay

+ Giai đoạn đánh cầu:

Khi đánh cầu, bắt đầu từ động tác chuẩn bị, cánh tay phải đưa ra sau, theo đó khuỷu tay nâng lên cao hơn hẳn so với vai để đưa vợt ra sau đầu, cổ tay duỗi tự nhiên (lòng bàn tay hướng lên trên). Sau đó, với sự phối hợp dùng sức nhịp nhàng của động tác chân sau đạp đất, quay người hóp bụng, lấy vai làm trục, cánh tay kéo theo cẳng tay nhanh chóng vẩy cổ tay ra trước đánh cầu ở điểm cao nhất khi tay đã vươn thẳng.

+ Giai đoạn kết thúc:

Sau khi đánh cầu tay cầm vợt có thể theo đà quán tính vung ra trước và xuống dưới phía bên trái rồi thu vợt về trước thân người. Cùng lúc chân phải ở sau bước ra trước, trọng tâm cơ thể từ rơi vào chân sau chuyển dịch sang chân trước.

- Kĩ thuật đánh cầu thấp thuận tay

+ Thực hiện:

Từ tư thế chuẩn bị cơ bản ta di chuyển về hướng cầu đến, tạo một khoảng cách để đánh cầu thích hợp nhất. Trong quá trình di chuyển để đánh cầu đồng thời vợt cũng được đưa từ trước ra sau và lên trên. Khi hai chân đã cố định ở tư thế đánh cầu, thì vợt lại được chuyển động từ trên xuống dưới, từ trước ra sau và điểm đánh cầu (điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu) ở trước mũi chân trước và ngang với đầu gối. Dùng lực của toàn thân, cánh tay và cổ tay để đánh cầu đi. Cần sử dụng sự linh hoạt của cổ tay để thay đổi góc độ vợt làm thay đổi hướng và tầm đi của cầu gây khó khăn cho đối phương khi đánh trả.

+ Kết thúc:

Sau khi kết thúc động tác cần nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị đánh quả sau ngay.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Phối hợp kĩ thuật di chuyển lùi đánh cầu cao thuận tay

Bài 3: Phối hợp kĩ thuật di chuyển ngang đánh cầu cao thuận tay

Bài 1: Kĩ thuật đập cầu thuận tay

Bài 2: Phối hợp kĩ thuật di chuyển lùi đập cầu thuận tay

Bài 3: Phối hợp kĩ thuật di chuyển ngang đập cầu thuận tay

1 938 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: