Giáo dục công dân 7 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Quản lí tiền

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 9: Quản lí tiền sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 7 Bài 9.

1 16,031 22/12/2022
Tải về


Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 9: Quản lí tiền

Mở đầu trang 48 Bài 9 GDCD lớp 7: Theo em những nhận định dưới đây có liên quan gì đến quản lí tiền? Vì sao?

- Kiến tha lâu đầy tổ

- Miệng ăn núi lở

Trả lời:

- Kiến tha lâu đầy tổ cũng giống như việc tăng nguồn thu nhập, giống như con kiến ra ngoài kiếm thức ăn tha vào trong tổ, đến một ngày nào đó tổ sẽ đầy thức ăn. Đó chính là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả.

- Ngược lại, câu miệng ăn núi lở liên quan đến việc không biết chi tiêu hợp lí, giống như việc nếu chỉ ăn mà không làm thì có bao nhiêu rồi cũng hết.

1. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 48 GDCD lớp 7: Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền thưởng của bạn T?

Giáo dục công dân 7 Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Cách sử dụng tiền thưởng của bạn T rất hợp lí. T dùng tiền số tiền thưởng ấy một phần để trau dồi kiến thức cho bản thân, một phần dùng để giúp đỡ cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Câu hỏi 2 trang 48 GDCD lớp 7: Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả?

Giáo dục công dân 7 Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.

Câu hỏi 3 trang 48 GDCD lớp 7: Việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa như thế nào?

Giáo dục công dân 7 Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Ý nghĩa: Giúp chúng ta chủ động trong chi tiêu, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho những trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.

2. Em hãy đọc các phương án quản lí tiền và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 49 GDCD lớp 7: Em chọn phương án nào trong những gợi ý trên? Vì sao?

Giáo dục công dân 7 Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Học sinh trình bày quan điểm của bản thân. Các em có thể tham khảo ý kiến sau:

+ Em chọn phương án c.

+ Vì để sử dụng tiền một cách hiệu quả cần phân chia tiền thành các khoản nhỏ khác nhau, mỗi khoản sẽ dùng cho những mục đích khác nhau. Khi sử dụng cho việc nào thì sẽ lấy tiền của khoản đó. Vì thế, tiền luôn luôn được sử dụng một cách hiệu quả.

Câu hỏi 2 trang 49 GDCD lớp 7: Em có suy nghĩ gì về việc quản lí tiền hiệu quả?

Giáo dục công dân 7 Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Việc quản lí tiền hiệu quả không đơn giản chỉ là việc sử dụng tiền một cách hợp lí mà cũng có thể việc chúng ta làm tăng nguồn thu nhập. Việc quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động hơn trong cuộc sống, rèn luyện kĩ năng làm việc có mục đích.

3.

Câu hỏi trang 49 GDCD lớp 7: Em hãy thuyết trình trước lớp về nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả theo gợi ý dưới đây.

Giáo dục công dân 7 Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Có ba nguyên tắc tiết kiệm tiền hiệu quả:

+ Chi tiêu hợp lí: Là sử dụng tiền cho những việc cần thiết. Ưu tiên mua những thứ mình cần mua hơn những thứ mình muốn mua. Không chi tiêu vượt quá số tiền mình đang có.

+ Tiết kiệm thường xuyên: Bên cạnh việc sử dụng cho những mục đích cần thiết thì phải để ra được một khoản tiết kiệm. Số tiền tiết kiệm này ít nhất là 10% thu nhập để dự phòng những trường hợp rủi ro hay những dự định lớn. Nên tiết kiệm một cách thường xuyên và đều đặn.

+ Tăng nguồn thu: Bản thân mỗi người nên có nhiều công việc khác nhau để tạo ra những nguồn thu khác nhau nhằm tăng tiền tích lũy, từ đó sẽ có thể thực hiện nhiều mục đích khác như chi tiêu hay tiết kiệm.

4. Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Câu hỏi 1 trang 50 GDCD lớp 7: Em có nhận xét gì về cách tạo thu nhập của các bạn trong ba trường hợp trên?

Trả lời:

Nhận xét

+ Trường hợp 1: Cách tạo thu nhập của M không phải bằng lao động chân tay mà là lao động trí óc. M đã cố gắng đạt học bổng để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình.

+ Trường hợp 2: Cách tạo thu nhập của T rất phù hợp với khả năng và độ tuổi của T. Nhờ sự khéo tay của mình mà mỗi tháng T đã có một khoản tiền từ công việc bán bánh.

+ Trường hợp 3: Cách tạo thu nhập của H rất phù hợp với trình độ và khả năng của H. Công việc viết bài cho các trang báo không những giúp H có thêm thu nhập mà còn giúp H rèn luyện khả năng viết của mình. 

Câu hỏi 2 trang 50 GDCD lớp 7: Ngoài những cách thu nhập trên, theo em, lứa tuổi học sinh còn có cách tạo thu nhập nào khác?

Trả lời:

Một số cách tạo thu nhập khác cho lứa tuổi học sinh:

+ Thu gom phế liệu

+ Làm các đồ thủ công để bán

+ Tăng gia sản xuất

Luyện tập (Trang 50, 51)

Luyện tập 1 trang 50 GDCD lớp 7: Em hãy tự đánh giá về cách chi tiêu, tiết kiệm của em trong hai tuần gần đây và đề xuất hành động cụ thể để quản lí tiền một cách hiệu quả.

Trả lời:

- Đánh giá về cách chi tiêu, tiết kiệm của em trong hai tuần gần đây: 

+ Chi tiêu: Em đã chi tiêu tiền một cách không hợp lí và mua những đồ dùng và vật dụng không cần thiết.

+ Tiết kiệm: Em không để ra được một khoản nào cho việc tiết kiệm.

- Hành động để quản lí tiền hiệu quả:

+ Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng mục.

+ Xác định đồ gì cần mua và đồ gì muốn mua. Nên mua những đồ cần mua hơn là những đồ muốn mua.

+ Tìm kiếm thêm công việc để có thêm tiền tiết kiệm.

Luyện tập 2 trang 50 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và tư vấn cho các bạn H và T cách quản lí tiền, tạo thu nhập phù hợp.

Trả lời:

- H nên lập kế hoạch và phân chia số tiền đó theo từng mục:

+ Tiền nhờ bố mẹ giữ hộ.

+ Tiền để giúp đỡ những người khó khăn.

+ Tiền để phục vụ nhu cầu học tập.

+ Tiền để phục vụ nhu cầu vui chơi, ăn uống.

-  T có thể tìm cách kiếm thêm thu nhập khác bằng cách viết bài cho các trang báo. Cách này vừa giúp T có thêm thu nhập, vừa rèn luyện kĩ năng viết bài. Hơn nữa, với công việc này sẽ không tốn nhiều thời gian của T, bố mẹ T sẽ không từ chối.

Luyện tập 3 trang 51 GDCD lớp 7: Em hãy thảo luận và thuyết trình về ý nghĩa của một trong hai thông điệp dưới đây:

Giáo dục công dân 7 Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Thông điệp 1: 

+ Nếu một người không biết chi tiêu một cách hợp lí, mua những thứ không cần thiết với nhu cầu sử dụng thì rồi cũng có ngày người đó phải trả giá cho hành động đó bằng việc bán đi những thứ mình cần.

+ Ý nghĩa: Phải biết chi tiêu một cách hợp lí.

- Thông điệp 2: 

+ Nếu như một người quản lí đồng tiền không hiệu quả, người đó sẽ dễ rơi vào những tình cảnh thiếu thốn.

+ Ý nghĩa: Phải biết sử dụng tiền có kế hoạch.

Vận dụng (Trang 51)

Vận dụng 1 trang 51 GDCD lớp 7: Em hãy liệt kê những khoản chi tiêu của em trong một tháng và phân loại các chi tiêu cần thiết, không cần thiết.

Trả lời:

Gợi ý: Mẫu bảng chi tiêu cá nhân

BẢNG CHI TIÊU CÁ NHÂN

(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Thời gian

Nội dung chi

Số tiền chi

Phân loại

Cần thiết

Không cần thiết

5/9/2022

Mua đồ dùng học tập

54.0000

X

 

6/9/2022

Mua đồ ăn vặt

100.000

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận dụng 2 trang 51 GDCD lớp 7: Em hãy cùng với nhóm bạn thực hiện một dự án nhằm tạo nguồn thu phù hợp với khả năng của học sinh (thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, làm đồ thủ công để bán,..) để có tiền giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường.

Trả lời:

Gợi ý:

Tên dự án: LÀM THIỆP HANDMADE 

Thời gian thực hiện: Từ ngày 1/12/2021 đến ngày 31/12/2021

Chuẩn bị: giấy bìa cứng, keo dán, kéo, bút màu, kim tuyến, dây trang trí,…

Cách thực hiện:

+ Làm một vài tấm thiệp mẫu.

+ Giới thiệu sản phẩm và bán cho các bạn học trong lớp.

+ Mở rộng và bán cho các bạn trong trường.

+ Có thể nhận làm theo yêu câu của người mua.

Kết quả:

+ Thống kê đã chi bao nhiêu tiền cho việc mua dụng cụ.

+ Thống kê số tiền đã bán được.

+ Tính ra số tiền lãi.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa GDCD lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 9: Quản lí tiền

Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

1 16,031 22/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: