Giáo dục công dân 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Tự hào về truyền thống quê hương

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 7 Bài 1.

1 61,797 22/12/2022
Tải về


Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Mở đầu trang 5 Bài 1 GDCD lớp 7: Em hãy cho biết những câu ca dao dưới đây thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

1. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

2. Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.

(Ca dao)

Trả lời:

- Câu ca dao 1: thể hiện niềm tự hào về nếp sống thanh lịch của người Tràng An.

- Câu ca dao 2: thể hiện thể hiện tinh thần yêu nước, thượng võ của người phụ nữ Bình Định (nói riêng) và người dân Bình Định (nói chung).

1. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 6 GDCD lớp 7: Em hãy cho biết những địa danh trên gắn với truyền thống gì?

Trả lời:

- Thông tin 1: Làng gốm Bát Tràng gắn với truyền thống cần cù lao động.

- Thông tin 2: Vùng đất Phú Thọ gắn với truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, ý thức về cội nguồn.

- Thông tin 3: Nghệ An gắn với truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.

Câu hỏi 2 trang 6 GDCD lớp 7: Ngoài những truyền thống trên, còn truyền thống nào của quê hương mà em biết?

Trả lời:

Những truyền thống khác của quê hương mà em biết:

- Truyền thống nhân nghĩa.

- Truyền thống hiếu học.

- Truyền thống tôn sư trọng đạo.

2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và thực hiện yêu cầu.

Câu hỏi 1 trang 7 GDCD lớp 7: Cho biết các bạn trong những bức tranh trên đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương?

Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Bức tranh 1: Tham gia giao lưu văn nghệ đờn ca tài tử tại lớp học 

=> Ý nghĩa: hành động này của các bạn đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, nuôi dưỡng tình yêu của giới trẻ đối với Đờn ca tài tử - một loại hình nghệ thuật mang đặc trưng riêng củ vùng đất Nam Bộ của Việt Nam.

- Bức tranh 2: Tham gia công việc đan lát cùng bố mẹ 

=> ý nghĩa: hành động này đã góp phần gìn giữ nghề đan lát truyền thống của gia đình; kiếm thêm thu nhập để phụ giúp gia đình.

- Bức tranh 3: Lắng nghe và trao đổi trước lớp về chủ đề “Tự hào về truyền thống quê hương”. 

=> Ý nghĩa: việc lắng nghe, trao đổi trước lớp sẽ khiến các bạn học sinh hiểu được thế nào là “tự hào về nghề truyền thống của quê hương”, từ đó sẽ có những suy nghĩ và hành động phù hợp để gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương, đất nước.

- Bức tranh 4: Tham gia cuộc thi quảng bá truyền thống quê hương trên Internet.

=> Ý nghĩa: góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương tới bạn bè ở khắp nơi trong nước và thế giới.

Câu hỏi 2 trang 7 GDCD lớp 7: Chia sẻ suy nghĩ của em về một truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở địa phương?

Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Lưu ý: Học sinh đưa ra quan điểm của cá nhân. Các em có thể tham khảo bài làm sau: chia sẻ suy nghĩ về dân ca quan họ

- Dân ca quan họ là một loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu, là một truyền thống văn hóa được hình thành và phát triển ở vùng Kinh Bắc xưa vào khoảng thế kỷ XVIII. Năm 2009, “Dân ca quan họ” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

- Quan họ không chỉ là một môn nghệ thuật dân gian giải trí, mà nó còn thể hiện cách ứng xử khéo léo, tế nhị, kín đáo, lịch sự được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét văn hóa đặc trưng của người dân Kinh Bắc.

- Ngày nay, người dân xứ Kinh Bắc vẫn coi dân ca quan họ là một giá trị văn hóa truyền thống tự hào của quê hương mình, được mọi người gìn giữ và phát huy.

Câu hỏi 3 trang 7 GDCD lớp 7: Nêu những việc em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Những việc em đã làm là:

- Quét dọn khu di tích lịch sử, nghĩa trang lệt sĩ ở địa phương.

- Tìm hiểu về các truyền thống của quê hương

- Tham gia các buổi giao lưu văn hóa nghệ thuật tại địa phương.

- Tham gia các hoạt động thiện nguyện do địa phương tổ chức, như: thăm hỏi, giúp đỡ người già neo đơn; giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn…

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 7 GDCD lớp 7: Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến trên vì chỉ khi bạn H yêu thích, tự hào về dân ca của dân tộc thì mới có thể hát hay và truyền cảm hứng đến như vậy.

Câu hỏi 2 trang 8 GDCD lớp 7: Em có nhận xét gì về những suy nghĩ của bạn B?

Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Những suy nghĩ của B rất đúng, đã thể hiện niềm tự hào và biết ơn đối với những thế hệ anh hùng đã hi sinh cho độc lập dân tộc. Từ suy nghĩ đó, B có ý thức mình phải cố gắng học tập để noi gương các thế hệ đi trước.

Câu hỏi 3 trang 8 GDCD lớp 7: Em sẽ làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương?

Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương em cần:

- Quét dọn khu di tích, nghĩa trang lệt sĩ ở địa phương…

- Tích cực học tập noi gương các thế hệ anh hùng đi trước…

Câu hỏi 4 trang 8 GDCD lớp 7: Em đồng tình với ý kiến của bạn H không? Vì sao? Em sẽ ứng xử thế nào nếu bạn bè, người thân có những biểu hiện như trên?

Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Em không đồng tình với ý kiến của H vì bất kì một môn nghệ thuật nào do cha ông sáng tạo ra đều là nét văn hóa truyền thống của dân tộc, vì vậy cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

- Nếu bạn bè, người thân của em có biểu hiện nêu trên em sẽ giải thích cho mọi người hiểu về:

+ Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật múa rối nước.

+ Đặc trưng nghệ thuật và những giá trị văn hóa của múa rối nước.

+ Khuyên mọi người tham gia các hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống múa rối nước do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.

Luyện tập (Trang 9, 10)

Luyện tập 1 trang 9 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Nếu là bạn của M, em sẽ nói gì với M?

Trả lời:

Nếu là bạn của M, em sẽ nói với M: môn võ này gắn với truyền thống yêu nước và lịch sử đấu tranh hào hùng của quê hương. Việc học võ không chỉ để rèn luyện bản thân mà cũng là cách để chúng ta giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Luyện tập 2 trang 9 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Em cần làm gì để tránh các biểu hiện đi ngược lại hay thiếu tôn trọng truyền thống quê hương?

Trả lời:

Những việc cần làm:

- Tìm hiểu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp từ truyền thống.

- Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn vè trong và ngoài nước.

- Phê phán những việc làm, suy nghĩ thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống của quê hương…

Luyện tập 3 trang 9 GDCD lớp 7:Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Em sẽ nói gì với Lan?

Trả lời:

Em sẽ nói với Lan là: Mình đồng ý. Chúng mình cùng nhau giới thiệu nghề nặn tò he của quê hương tới bạn bè trong và ngoài nước nhé.

Luyện tập 4 trang 9 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Em sẽ quảng bá truyền thống quê hương em như thế nào?

Trả lời:

Em sẽ quảng bá truyền thống quê hương bằng cách: 

- Đăng tải những bức ảnh, video đẹp về nghề truyền thống nặn tò he lên các trang mạng xã hội như: facebook, youtube…

- Viết các bài giới thiệu, phóng sự… về nghề nặn tò he để giúp mọi người hiểu hơn về lịch sử hình thành, đặc trưng và những giá trị văn hóa của nghề.

- Học tập cách nặn tò he từ những nghệ nhân ở địa phương.

- Tích cực học tập, đổi mới để tạo ra những sản phẩm (tò he) mang phong cách mới, phù hợp với thị hiếu của người dùng hiện nay.

Luyện tập 5 trang 10 GDCD lớp 7: Em hãy sắm vai và xử lí các tình huống sau.

Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Tình huống 1: B sẽ nói với N rằng: Theo tớ, có nhiều cách để thể hiện tình yêu quê hương khác nhau. Uớc mơ của N rất đáng được biểu dương và tôn trọng. Tuy nhiên, thi vào trường quân đội không phải là hành động duy nhất để thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

- Tình huống 2: H sẽ nói với bạn rằng: Chủ đề Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những chủ đề thể hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Bất cứ một truyền thống nào của dân tộc cũng đều rất đáng được tôn trọng và được mọi người biết đến. Chúng mình hãy suy nghĩ và thống nhất lại chủ đề dự thi nhé.

Vận dụng (Trang 10)

Vận dụng 1 trang 10 GDCD lớp 7: Em hãy làm một tập san gồm các hình ảnh, nhân vật, câu chuyện về truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

Trả lời:

Gợi ý: Tập san về anh hùng Võ Thị Sáu

-Ảnh chân dung nhân vật anh hùng Võ Thị Sáu

- Câu truyện: Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Chị là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam. Chị Sáu đã nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam. Sau đó chị bị bắt và bị tuyên án tử hình khi chưa tròn 18 tuổi.

Vận dụng 2 trang 10 GDCD lớp 7: Em hãy làm việc theo nhóm để lập dự án tuyên truyền về những truyền thống tốt đẹp của quê hương em.

Trả lời:

Một số dự án gợi ý:

- Vẽ tranh trưng bày thể hiện những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Xây dựng hội nhóm trên mạng xã hội để truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa GDCD lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

1 61,797 22/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: