Giáo dục công dân 7 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Phòng, chống bạo lực học đường

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 7 Bài 8.

 

1 14,395 22/12/2022
Tải về


Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Mở đầu trang 41 Bài 8 GDCD lớp 7: Theo em, những bạn học sinh trong bức tranh dưới đây có những hành vi nào chưa phù hợp? Vì sao?

Giáo dục công dân 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Những hành vi chưa phù hợp của các bạn học sinh là:

+ Dọa nạt bạn học sinh nữ.

+ Quay phim, chụp ảnh hành vi dọa nạt đó.

1. Em hãy quan sát các bức tranh sau và thực hiện yêu cầu:

Câu hỏi 1 trang 42 GDCD lớp 7: Gọi tên các hành vi bạo lực học đường trong các bức tranh trên.

Giáo dục công dân 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Gọi tên các hành vi bạo lực học đường:

+ Tranh 1: Đánh đập bạn

+ Tranh 2: Dùng lời nói để trêu chọc bạn

+ Tranh 3: Bắt nạt, trấn lột bạn

+ Tranh 4: Nói xấu sau lưng và lan truyền về những tin tức bịa đặt.

Câu hỏi 2 trang 42 GDCD lớp 7: Nêu các nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường.

Giáo dục công dân 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường:

+ Thường xuyên xem, chơi các trò chơi điện tử có tính bạo lực

+ Sự thiếu quan tâm từ phía gia đình.

+ Sự phát triển tâm lí lứa tuổi.

2. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 43 GDCD lớp 7: Theo em, hành vi của T có phải là bạo lực học đường không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, hành vi của T là hành vi bạo lực học đường. Vì việc làm của T là hành vi cố ý đặt điều nói xấu, gây tổn hại về mặt tinh thần cho N.

Câu hỏi 2 trang 43 GDCD lớp 7: Những biểu hiện nào của bạo lực học đường được đề cập trong câu chuyện trên?

Trả lời:

Biểu hiện:

+ Đặt điều, nói xấu N.

+ Rủ bạn bè không chơi với N.

Câu hỏi 3 trang 43 GDCD lớp 7: Bạo lực học đường gây ra những hậu quả gì cho N?

Trả lời:

Hậu quả gây ra cho N:

+ N bị tổn thương về mặt tâm lí: luôn cảm thấy lo lắng, tự ti,…

+ N ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

+ Kết quả học tập bị ảnh hưởng.

3. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 43 GDCD lớp 7: Có những biện pháp nào để hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường và cách can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường.

Trả lời:

- Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:

+ Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường

+ Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể

+ Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực. 

- Cách can thiệp khi bạo lực học đường xảy ra:

+ Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;

+ Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực

+ Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lí; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 2 trang 44 GDCD lớp 7: Người ở độ tuổi vị thành niên sẽ bị xử lí như thế nào khi gây ra bạo lực học đường?

Trả lời:

- Ở độ tuổi vị thành niên, khi gây ra bạo lực học đường sẽ bị xử lí như sau:

+ Đối với người chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì sẽ bị xử phạt cảnh cáo.

+ Đối với người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

+ Đối với người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

4.

Câu hỏi trang 44 GDCD lớp 7: Em hãy đưa ra những cách ứng xử phù hợp cho các tình huống sau:

Tình huống 1: Em sẽ làm gì, nếu là thành viên của đội thắng, thành viên của đội thua?

Tình huống 2:

1/ Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn trong tình huống trên?

2/ Nếu là N, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Nếu là bạn thân của H và tình cờ biết chuyện, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Tình huống 1:

+ Nếu là thành viên của đội thắng em sẽ bảo toàn đội nhờ trọng tài xem xét lại tình huống chơi bóng bằng tay đó để có được kết quả chính xác nhất. Vì nếu trong tình huống đó trọng tài đã xử sai thì đội mình chiến thắng cũng không vẻ vang gì và đội bạn cũng không công nhận sự chiến thắng đó.

+ Nếu là thành viên đội thua em sẽ khuyên mọi người nên bình tĩnh không được làm như thế. Chúng ta nên nhờ trọng tài xem xét lại tình huống đó để có được kết quả chính xác nhất.

- Tình huống 2: 

1/ Hành vi của các bạn là hành vi bạo lực học đường, các bạn đang đánh đập, xâm hại thân thể của bạn mình.

2/ Nếu là N, em sẽ đến và kêu các bạn dừng tay lại và nói các bạn nếu không dừng tay sẽ đi báo với thầy cô. Nếu các bạn vẫn không dừng tay lại em sẽ chạy ngay đi tìm thầy cô hoặc người lớn can thiệp.

- Tình huống 3: Nếu là bạn thân của H và tình cờ biết chuyện: em sẽ:

- Đến an ủi H và theo dõi sự việc xem ai là người đã để lại lá thư đó.

- Tìm gặp và nói chuyện với bạn đó rằng việc làm của bạn là sai, bạn đang cố ý lăng mạ, dùng lời lẽ lời xúc phạm đến bạn học của mình, và đây là hành vi bạo lực học đường. 

- Nếu bạn kia tiếp tục tái phạm hành vi lăng mạ H, em sẽ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nhờ cô giúp đỡ.

Luyện tập (Trang 46, 47)

Luyện tập 1 trang 46 GDCD lớp 7: Em hãy tranh luận cùng bạn về những ý kiến sau:

Trả lời:

- Hành vi a) Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn là hành vi bạo lực học đường vì đây là hành vi lăng mạ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Hành vi b) Đây là ý kiến đúng vì học sinh cần phải được trang bị kiến thức về phòng, chống bạo lực học đường.

- Hành vi c) Đây là ý kiến không đúng vì tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ của học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Chứ không phải của riêng người lớn.

- Hành vi d) Đây là ý kiến sai vì thông báo cho người thân và bạn bè là cách để bảo vệ mình trước những hành vi bạo lực học đường.

Hành vi e) Đây là ý kiến đúng vì đây là một trong những cách để ứng phó với bạo lực học đường.

- Hành vi f) Đây là ý kiến sai vì tham gia cổ vũ cũng chính là hành vi bạo lực học đường. Tuy hành vi này không vi phạm pháp luật nhưng đây là hành vi cần được lên án.

Luyện tập 2 trang 47 GDCD lớp 7: Em hãy cùng bạn thảo luận để ứng phó với các trường hợp sau:

Trả lời:

- Hành vi a) Em sẽ từ chối và khuyên anh không lên làm như thế vì đây là hành vi bạo lực học đường. Nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt rất nặng. Nếu anh đó vẫn không nghe, thì em sẽ báo cáo lại sự việc với giáo viên.

- Hành vi b) Em sẽ khuyên các bạn không nên làm như thế, vì đây được coi là một hành vi bạo lực học đường. Chúng ta nên tôn trọng sự khác biệt của bất cứ ai.

- Hành vi c) Em sẽ nói với bạn rằng không nên làm như thế, vì chúng ta không được gian lận khi làm bài kiểm tra. Nếu bạn không nghe và có ý định đánh đập thì em sẽ chạy đi và nhờ sự giúp đỡ của người lớn.

- Hành vi d) Em sẽ nói với bạn không nên làm như vậy vì đây là một hành vi xấu. Nếu bạn không nghe em sẽ báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm để cô trợ giúp.

Luyện tập 3 trang 47 GDCD lớp 7: Em hãy đọc và sắp xếp các hành động sau theo trình tự trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực học đường.

Trả lời:

Trình tự:

+ Trước khi xảy ra bạo lực học đường: hành động c; hành động a

+ Trong khi xảy ra bạo lực học đường: hành động b; hành động e

+ Sau khi xảy ra bạo lực học đường: hành động f; hành động d

Luyện tập 4 trang 47 GDCD lớp 7: Em hãy kể lại một tình huống mâu thuẫn của bạn bè mà em từng chứng kiến, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm tạo môi trường học đường an toàn, lành mạnh.

Trả lời:

Tình huống: V là học sinh lớp 7A1, V rất xinh xắn và ngoan ngoãn. Không những thế V học còn rất giỏi và hay tham gia các hoạt động của trường, lớp. Vì thế V luôn được thầy cô và bạn bè yêu mến đặc biệt là các bạn nam. Thấy vậy, một nhóm các bạn học sinh cùng lớp do ghen tức nên đã hẹn nhau rủ chặn đường V sau giờ tan học.

Giải pháp:

- Bình tĩnh, có thái độ phối hợp và dùng lời nói để giải quyết mâu thuẫn.

- Nếu không giải quyết được thì nhanh chóng rời khỏi đó và báo ngay cho người lớn để người lớn can thiệp.

- Nếu không thể rời khỏi được vị trí hãy cố gắng tự bảo vệ bản thân và tạo ra sự chú ý để mọi người biết và kịp thời giúp đỡ.

Vận dụng (Trang 47)

Vận dụng 1 trang 47 GDCD lớp 7: Em hãy thiết kế và trang trí thông điệp về phòng, chống bạo lực học đường bằng các hình thức: vẽ, xé dán tranh,...và trình bày cho cả lớp cùng xem.

Trả lời:

Gợi ý một số tranh vẽ mang thông điệp về phòng, chống bạo lực học đường:

Giáo dục công dân 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giáo dục công dân 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 47 GDCD lớp 7: Em hãy hợp tác cùng bạn để xây dựng kịch bản và sắm vai trước lớp một tiểu phẩm về phòng, chống bạo lực học đường.

Trả lời:

Gợi ý tiểu phẩm:

- Tình huống: Trên đường đi học về, em bị một bạn cùng lớp chặn lại và dọa đánh do không chịu chỉ đáp án cho bạn khi làm bài kiểm tra.

- Các nhân vật trong tiểu phẩm:

+ Huy trong vai cậu bạn bị dọa đánh

+ Hưng trong vai cậu bạn cùng lớp

+ Hoa trong vai cô chủ nhiệm

+ Minh trong vai bác bảo vệ

- Kịch bản:

+ Sau khi làm bài kiểm tra, Huy nhanh chóng đến nhà xe và ra về. Vừa đi ra khỏi cổng trường thì thấy Hưng đã đứng đợi mình ở đó.

+ Hưng nhanh chóng chặn lại xe của Huy và nói: “Sao trong giờ thi, tao hỏi mà mày không chỉ đáp án cho tao. Mày muốn ăn đòn hả”?

+ Huy sợ hãi rồi trả lời lí nhí: Chúng mình không được gian lận khi làm bài kiểm tra.

+ Thấy Huy nói thế, Hưng hằn giọng nói tiếp: Mày thích ăn đòn đúng không?

+ Rồi cố tình vung tay định đánh Huy. Huy thấy thế liền giơ tay chống trả. Thấy bác bảo vệ đang chuẩn bị khóa cổng trường ở đằng xa, Huy liền hét lớn: Bác ơi giúp cháu với.

+ Bác bảo vệ nghe thấy tiếng gọi liền quay đầu lại thì thấy đang có người đánh nhau, bác liền chạy đến và ngăn cản. Bác nói: Học sinh lớp nào mà lại đánh nhau ở đây.

+ Huy trả lời: Cháu học sinh lớp 7A, bị bạn chặn lại rồi dọa đánh. 

+ Bác bảo vệ nghe thấy thế rồi yêu cầu Huy và Hưng về phòng bảo vệ rồi gọi ngay cho cô chủ nhiệm.

+ Một lát sau, cô Hoa chủ nhiệm đến. Cô hỏi: Hai bạn trình bày cho cô lí do tại sao lại đánh nhau?

+ Huy và Hưng lần lượt kể lại sự việc.

+ Cô Hoa chỉ ra lỗi sai của Hưng và yêu cầu Hưng viết bản kiểm điểm.

+ Hưng nhận thấy lỗi sai của mình liền xin lỗi cô và Huy.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa GDCD lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 9: Quản lí tiền

Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội

1 14,395 22/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: