Giáo dục công dân 7 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Bảo tồn di sản văn hóa

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 7 Bài 5.

1 7,901 22/12/2022
Tải về


Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Mở đầu trang 27 Bài 5 GDCD lớp 7: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: Em cảm nhận như thế nào về Đờn ca tài tử Nam Bộ?

Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của dân tộc. Nó là nét đặc trưng của người dân Nam Bộ thể hiện phẩm chất bình dị, chân thật, phóng khoáng và nhân văn của họ.

Mở đầu trang 27 Bài 5 GDCD lớp 7: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: Ngoài Đờn ca tài tử Nam Bộ, em còn biết những di sản văn hóa nào?

Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Những di sản văn hóa khác của Việt Nam:

+ Dân ca quan họ Bắc Ninh

+ Vịnh Hạ Long

+ Phố cổ Hội An

+ Quần thể danh thắng Tràng An

+ Thánh địa Mỹ Sơn

1.

Câu hỏi trang 28 GDCD lớp 7: Em hãy nêu tên các di sản văn hóa ứng với các hình sau. Em biết gì về các di sản văn hóa đó?

Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Tranh 1: Quần thể di tích cố đô Huế

+ Cố đô Huế là kinh đô một thời của đất nước ta. Cố đô Huế nổi danh với một hệ thống rộng lớn tập hợp của những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ hòa mình với dòng sông Hương thơ mộng. 

+ Năm 1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại.

- Tranh 2: Phố cổ Hội An

+ Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. 

+ Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. 

- Tranh 3: Dân ca quan họ Bắc Ninh

+ Quan họ là một loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu hình thành và phát triển ở vùng Kinh Bắc xưa vào khoảng thế kỷ XVIII. 

+ Theo dòng chảy thời gian, quan họ dần được phổ biến rộng rãi với hình ảnh những liền anh liền chị mặc áo tứ thân, nón quai thao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc đáng tự hào của người dân Kinh Bắc nói riêng và của người Việt Nam nói chung. 

+ Ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Tranh 4: Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

+ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc ở Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... 

+ Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. 

+ Ngày 25/11/2005, văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

2. Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 29 GDCD lớp 7: Thế nào là di sản văn hóa?

Trả lời:

Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Câu hỏi 2 trang 29 GDCD lớp 7: Di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

Trả lời:

+ Di sản văn hóa góp phần thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu tâm linh và nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của con người.

+ Di sản văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ cộng đồng Việt Nam và tạo cảnh quan môi trường, không gian cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Câu hỏi 3 trang 29 GDCD lớp 7: Có mấy loại di sản văn hóa? Cho ví dụ về mỗi loại?

Trả lời:

Có hai loại di sản văn hóa:

+ Di sản văn hóa vật thể. Ví dụ: Quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn,…

+ Di sản văn hóa phi vật thể. Ví dụ: Dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ, đờn ca tài tử Nam Bộ,…

3. Em hãy đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu.

Câu hỏi trang 29 GDCD lớp 7: Em hãy lấy ví dụ cụ thể về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

Trả lời:

Học sinh tham khảo các ví dụ sau:

- Khi đào móng làm nhà, ông A đào được một chiếc bình cổ rất đẹp. Có người nói rằng đây là cổ vật lịch sử rất có giá trị nên nộp cho Sở văn hóa hoặc bảo tàng. Nghe thấy vậy, ông A liền nộp chiếc bình cổ cho Sở văn hóa của tỉnh.

- T là học sinh lớp 7A, khi có dịp đi thăm quan các di tích lịch sử, T luôn nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh bảo vệ  và giữ gìn các di tích lịch sử ấy.

- H phát hiện một số người có hành vi lấn chiếm phần đất ở khu di tích để làm việc cá nhân. H đã báo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết sự việc.

4. Em hãy thảo luận về các hành vi sau theo yêu cầu dưới đây.

Câu hỏi 1 trang 30 GDCD lớp 7: Nêu hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

Trả lời:

- Các hành vi vi phạm phát luật về bảo tồn di sản văn hóa là: c, d.

- Cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó:

+ Phát hiện và tố cáo những hành vi không bảo tồn di sản văn hóa.

+ Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.

+ Có mức xử phạt thích hợp đối với những hành vi nêu trên.

Câu hỏi 2 trang 30 GDCD lớp 7: Đề xuất những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hóa.

Trả lời:

Những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hóa:

+ Có thái độ tôn trọng, tự hào và giữ gìn những di sản văn hóa.

+ Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa tại nhà trường và địa phương.

+ Tích cực tìm hiểu những thông tin và giá trị văn hóa của những di sản văn hóa của đất nước.

+ Tham gia các hoạt động, cuộc thi về tìm hiểu di sản văn hóa.

Luyện tập (Trang 31)

Luyện tập 1 trang 31 GDCD lớp 7: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ về di sản văn hóa của Việt Nam.

Trả lời:

+ Hội An đất hẹp người đông

Nhân tình thuần hậu lá bông đủ màu

Dạo từ sông trước xóm sau

Dưới thì Âm Bổn, Chùa Cầu ở trên

+ Ai về Nội Duệ, Cầu Lim

Nghe câu quan họ, đi tìm người thương.

+ Anh có về Kinh Bắc quê em

Mà nghe quan họ, mà xem làng nghề

Quê em có lịch có lề

Có sông tắm mát có nghề cửi canh.

Luyện tập 2 trang 31 GDCD lớp 7: Em có nhận xét gì về suy nghĩ của các bạn học sinh trong tình huống sau.

Trả lời:

- Suy nghĩ của T rất chính xác vì các cá nhân phải có nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa. Không được có bất kì hành động phá hoại di sản văn hóa nào.

- Còn suy nghĩ của các bạn khác là sai. Vì bất kì hành động thiếu tôn trọng, phá hoại các di sản văn hóa đều cần được lên án và phê phán.

Luyện tập 3 trang 31 GDCD lớp 7: Em hãy sắm vai và xử lí tình huống sau.

Trả lời:

- Đóng vai T: Chúng mình không được làm thế đâu. Vì bất kì hiện vật nào cũng đều thuộc sở hữu của nhà nước. Chúng mình phải có trách nhiệm giao nộp hiện vật do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

Luyện tập 4 trang 31 GDCD lớp 7: Em hãy viết đoạn văn (7-10 dòng) bày tỏ niềm tự hào về di sản văn hóa Việt Nam và nêu các việc làm cụ thể của bản thân góp phần bảo tồn di sản văn hóa.

Trả lời:

- Di sản Văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam. 

- Tháng 12/1993, quần thể di tích Cố đô Huế là di sản Việt Nam đầu tiên được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Cho tới nay nước ta đã có trên 20 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được nhận vinh dự đó.

- Bản thân em luôn tích cực học tập, tìm hiểu về những thông tin lịch sử các di sản văn hóa của nước ta, quảng bá di sản đến bạn bè trong nước và nước.

Vận dụng (Trang 31)

Vận dụng 1 trang 31 GDCD lớp 7: Em hãy thiết kế tấm thiệp bằng tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ khác) để giới thiệu với bạn bè nước ngoài về Tết cổ truyền của Việt Nam như một di sản văn hóa.

Trả lời:

Nội dung tấm thiệp (tiếng Việt):

- Cùng với bánh chưng xanh, những mâm cỗ Tết đầy đủ những món ngon vật lạ, mâm ngũ quả tươi ngon, là những câu đối Tết, cây nêu cao vút trước sân, những lời chúc tốt lành khi mọi người gặp nhau ngày Tết, những phong bao “lì xì” cho lũ trẻ, những bài cúng Tất niên (Trừ tịch) bài cúng Giao thừa và trước đó chiều 23 tháng Chạp là lễ ông Táo chầu trời. Tất cả những nghi lễ đó đều là di sản phi vật thể đặc biệt hội tụ về tạo nên cái Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

- Dịch sang tiếng Anh: Along with green Banh Chung, Tet trays full of delicious and exotic foods, fresh five-fruit trays, Tet couplets, soaring trees in front of the yard, good wishes when people meet on Tet holiday, envelopes with "lucky money" for the children, New Year's Eve offerings (except for the New Year) and New Year's Eve offerings, and before that, on the afternoon of December 23, it was the ceremony of Mr. Apple to worship heaven. All these rituals are special intangible heritages that converge to create the traditional Tet of the Vietnamese people.

Vận dụng 2 trang 31 GDCD lớp 7: Hãy sưu tầm các tranh ảnh đẹp về di sản văn hóa Việt Nam và tạo thành cuốn sách ảnh hoặc thực hiện một đoạn phim ngắn về di sản văn hóa tại địa phương em để giới thiệu với bạn bè gần xa.

Trả lời:

Một số tranh ảnh đẹp về di sản văn hóa Việt Nam:

Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa GDCD lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

1 7,901 22/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: