Giáo dục công dân 7 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 7 Bài 6.

1 4,408 22/12/2022
Tải về


Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Mở đầu trang 32 Bài 6 GDCD lớp 7: Em hãy viết ra giấy các điều sau và chia sẻ với người bạn của em.

- Ba điều em sợ nhất

- Ba điều em ghét nhất

- Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất

- Ba điều mà em muốn thay đổi nhất

Trả lời:

- Ba điều em sợ nhất: sợ ma, sợ sự cô đơn, sợ rắn

- Ba điều em ghét nhất: tiếng ồn, người nói dối, trời lạnh và mưa.

- Ba điều khiến em mệt mỏi nhất: dậy sớm vào mùa đông, giải những bài toán khó, tắc đường.

- Ba điều mà em muốn thay đổi nhất: học hành chăm chỉ hơn, uống nước đều đặn, ngủ sớm hơn.

1. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 33 GDCD lớp 7: Theo em, tình huống nào có thể dẫn đến căng thẳng cho các nhân vật trong tranh?

Giáo dục công dân 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Tình huống có thể dẫn đến căng thẳng cho các nhân vật trong tranh là: 1, 2, 3, 4

Câu hỏi 2 trang 33 GDCD lớp 7: Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống nào dẫn đến căng thẳng?

Giáo dục công dân 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Những tình huống em gặp trong cuộc sống dẫn đến căng thẳng là:

+ Bắt đầu đi học một ngôi trường mới.

+ Mất ngủ khi chuyển sang nhà mới.

+ Bị bạn trêu đùa.

+ Ngủ quên nên không kịp ôn thi.

Câu hỏi 3 trang 33 GDCD lớp 7: Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi gặp tình huống ấy.

Giáo dục công dân 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Cảm xúc của em khi gặp những tình huống ấy:

+ Em cảm thấy lo lắng, chán nản, mọi thói quen sinh hoạt bị đảo lộn khi phải chuyển sang trường mới hay nhà mới.

+ Em cảm thấy rất bực bội và nóng tính khi bị bạn trêu.

+ Khi ngủ quên không học bài em cảm thấy rất lo sợ.

2. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 33 GDCD lớp 7:  Vì sao H không thể tập trung làm bài thi?

Trả lời:

H không thể tập trung làm bài thi, Vì:

+ H cảm thấy áp lực trước lượng kiến thức nhiều và khó,

+ H bị áp lực trước các bạn cùng lớp (vì các bạn toàn là HS giỏi của khối).

+ H áp lực trước sự kì vọng của bố mẹ.

Câu hỏi 2 trang 33 GDCD lớp 7: Khi bị căng thẳng, cơ thể có những biểu hiện gì?

Trả lời:

Khi bị căng thẳng, cơ thể có những biểu hiện sau:

+ Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,…

+ Ăn uống không ngon miệng, mất ngủ.

+ Mất tập trung, hay quên, trở nên vụng về.

+ Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã,…

+ Dễ nổi cáu, bực bội. nóng tính,…

3.

Câu hỏi trang 33 GDCD lớp 7: Em hãy quan sát tranh và cho biết nguyên nhân, hậu quả của những trường hợp sau.

Giáo dục công dân 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Tranh 1:

+ Nguyên nhân: Bạn học sinh bị các bạn tẩy chay.

+ Hậu quả: Bạn học sinh có thể bị buồn bã, chán nản, ảnh hưởng về mặt tinh thần. Có thể làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.

- Tranh 2:

+ Nguyên nhân: Bạn nữ đang khó chịu và than vãn về mụn trên mặt của mình. 

+ Hậu quả: Tinh thần luôn trong tình trạng căng thẳng, khiến bạn ngại giao tiếp với mọi người, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Luyện tập (Trang 34, 35)

Luyện tập 1 trang 34 GDCD lớp 7: Em hãy liệt kê các tình huống gây căng thẳng mà học sinh thường gặp.

Trả lời:

- Bị bạn bè xa lánh.

- Bố mẹ đặt kì vọng trong học tập quá nhiều.

- Khi chuyển trường, học lớp không quen biết ai.

- Bố mẹ hay cãi nhau.

- Được điểm kém nên hay suy nghĩ tiêu cực.

Luyện tập 2 trang 34 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và nêu nguyên nhân gây căng thẳng.

Trả lời:

Nguyên nhân gây căng thẳng:

+ Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố bị tai nạn.

+ H lo nghĩ cho mẹ nên không dám xin tiền học.

+ Bản thân H cũng cảm thấy mặc cảm, tự ti với các bạn trong lớp.

Luyện tập 3 trang 35 GDCD lớp 7: Em hãy đọc các tình huống và trả lời câu hỏi: Theo em, điều gì làm cho K trở nên nóng tính và dễ tức giận?

Trả lời:

K nóng tính, dễ tức giận là do tiếng ồn từ nhà bạn hàng xóm.

Luyện tập 4 trang 35 GDCD lớp 7: Em hãy đọc các tình huống và trả lời câu hỏi: Sự căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của K?

Trả lời:

Những ảnh hưởng đến cuộc sống của K: Khó ngủ, không tập trung làm bất cứ việc gì, tâm trạng trở nên bực tức, khó chịu.

Vận dụng (Trang 35)

Vận dụng 1 trang 35 GDCD lớp 7: Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện của căng thẳng để phân tích một tình huống mà em từng gặp và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

- Tình huống: T đang trong thời gian ôn thi. Nhưng nhà bên cạnh đang trong quá trình sửa chữa nên tạo ra tiếng khoan, đục rất lớn khiến T rất căng thẳng.

- Nguyên nhân của căng thẳng: Nhà bên cạnh đang trong quá trình sửa chữa nên tạo ra tiếng ồn rất lớn.

- Hậu quả của căng thẳng: T rất căng thẳng, khó chịu và không tập trung học được. T rất lo lắng vì sắp thi rồi nhưng không học được bài. 

Vận dụng 2 trang 35 GDCD lớp 7: Thiết kế một sơ đồ tư duy về ảnh hưởng của căng thẳng đối với bản thân.

Trả lời:

Giáo dục công dân 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa GDCD lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 9: Quản lí tiền

1 4,408 22/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: