Giáo dục công dân 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 7 Bài 7.

1 3,010 22/12/2022
Tải về


Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Mở đầu trang 36 Bài 7 GDCD lớp 7: Em hãy chỉ ra các cách thức ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong những bức tranh sau: Hãy cho biết bức tranh nào mô tả cách thức ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.

Giáo dục công dân 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Các cách thức ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng:

+ Tranh 1: Vui chơi cùng bạn bè

+ Tranh 2: Ngủ để quên đi chuyện buồn

+ Tranh 3: Hỏi thầy cô những vấn đề chưa hiểu

+ Tranh 4: Tập thể dục

Mở đầu trang 36 Bài 7 GDCD lớp 7: Em hãy chỉ ra các cách thức ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong những bức tranh sau: Nêu những cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết.

Trả lời:

Những cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết:

+ Đi du lịch cùng bạn bè hoặc gia đình

+ Đến công viên để thư giãn

+ Có phương pháp học tập một cách khoa học phù hợp

+ Rèn luyện thể dục thể thao

+ Trò chuyện với bạn bè để giải quyết vấn đề mình vướng mắc.

1. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 37 GDCD lớp 7: T đã gặp phải căng thẳng như thế nào?

Trả lời:

+ T luôn được bố mẹ kì vọng đạt kết quả cao trong học tập. T đã rất cố gắng nhưng trước kì thi T lại bồn chồn, lo lắng và quên hết những gì đã học.

+ T còn bị bạn bè trêu là mọt sách mà điểm luôn dưới trung bình.

Câu hỏi 2 trang 37 GDCD lớp 7: T đã làm gì để vượt qua sự căng thẳng đó?

Trả lời:

T đã đến phòng Tham vấn học đường và được cô giáo tham vấn khuyên cách ôn thi.

Câu hỏi 3 trang 37 GDCD lớp 7: Nếu là T, em còn có cách nào khác để vượt qua sự căng thẳng đó?

Trả lời:

Nếu là T, em còn có cách để vượt qua căng thẳng đó là:

+ Em sẽ trao đổi và tâm sự với anh hay chị mình để anh chị cho mình lời khuyên.

+ Em sẽ đi công viên để có thể thư giãn và suy nghĩ lại vấn đề.

2. Em hãy đọc các ý kiến sau đây và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 37 GDCD lớp 7: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào ở trên? Vì sao?

Trả lời:

+ Em đồng ý với ý kiến a) vì cái ôm của bố mẹ là sự động viên lớn lao giúp em có thêm động lực và quên đi những mệt mỏi căng thẳng,

+ Em đồng ý với ý kiến b) vì khi đi đâu đó vài ngày sẽ làm cho bản thân tránh xa được những yếu tố làm chúng ta căng thẳng, những chuyến đi sẽ giúp chúng ta có thêm những khoảnh khắc vui vẻ và hạnh phúc.

+ Em đồng ý với ý kiến c) vì khi vui chơi, nô đùa cùng bạn bè sẽ giúp chúng ta quên đi những áp lực trong cuộc sống.

+ Em đồng ý với ý kiến d) vì khi tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp chúng ta bớt căng thẳng.

+ Em đồng ý với ý kiến e) vì nếu bản thân chúng ta không tự giải quyết được vấn đề của mình thì hãy tìm sự giúp đỡ của những người có chuyên môn và sự hiểu biết.

+ Em không đồng ý với ý kiến g) vì việc lên mạng xã hội than thở có hai mặt. Mặt tích cực là chúng ta được mọi người hỏi han và động viên. Tuy nhiên cũng có mặt tiêu cực đó là đôi khi chúng ta sẽ nhận được một vài ý kiến không tốt, những ý kiến này khiến chúng ta lại rơi vào trạng thái lo lắng và buồn chán.

Câu hỏi 2 trang 37 GDCD lớp 7: Hãy cho biết cách em đã từng áp dụng để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân như thế nào?

Trả lời:

Cách em đã từng áp dụng để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân:

+ Đi du lịch cùng người thân.

+ Khi có thắc mắc trong học tập em nhờ sự giúp đỡ từ phía thầy cô hoặc bạn bè.

+ Sau mỗi giờ học, cùng bạn bè vui chơi.

3.

Câu hỏi trang 38 GDCD lớp 7: Em hãy sắp xếp những bức tranh dưới đây theo trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.

Giáo dục công dân 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Trình tự: 5 – 2 – 3 – 4 – 1

Luyện tập (Trang 39, 40)

Luyện tập 1 trang 39 GDCD lớp 7: Em hãy chia sẻ cách ứng phó đã từng áp dụng với một tình huống căng thẳng trong quá khứ. Em đánh giá như thế nào về hiệu quả của cách thức đó?

Trả lời:

- Tình huống: Trước kì thi chọc học sinh giỏi của tỉnh, đến gần ngày thi tâm trạng em rất lo lắng và bồn chồn. Đến kì thi thử, em lo lắng nên đã quên hết những gì mình đã học khiến cho kết quả không cao.

- Cách ứng phó của em: 

+ Em đã trao đổi và tâm sự với chị. Chị của em đã hướng dẫn em cách học hiệu quả và phù hợp. 

+ Em tập thể dục mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe và giảm căng thẳng.

- Đánh giá hiệu quả: 

+ Việc tâm sự với chị giúp em có được biện pháp học tập hiệu quả nhất. 

+ Tập thể dục giúp em giảm căng thẳng và tinh thần thoải mái. 

=> Kết quả là em đã đạt điểm cao trong kì thi chọn học sinh giỏi và được chọn vào đội tuyển.

Luyện tập 2 trang 39 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Nếu là N, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu là N, em sẽ: trao đổi với giáo viên chủ nhiệm. Nhờ cô giáo chủ nhiệm có thể tìm ra số tiền bị mất của bạn H.

Luyện tập 3 trang 40 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: H nên nói chuyện với bạn như thế nào?

Trả lời:

H nói: Mình không biết vì sao bạn lại giận và tránh mặt mình. Có thể do mình phạm phải lỗi lầm gì đó. Bạn có thể nói cho mình để mình biết và sửa được không? Chúng mình là bạn thân, nên có điều gì cũng không nên giấu nhau, phải nói cho nhau biết để cả hai cùng tìm ra cách giải quyết chứ.

Luyện tập 4 trang 40 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: P đã chọn cách ứng phó nào? Em có đồng ý không? Vì sao?

Trả lời:

P đã chọn cách nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm và nhờ cô hỗ trợ. Em rất đồng tình với cách ứng phó của P vì khi trò chuyện với cô giáo giải tỏa được những căng thẳng trong lòng, không những thế cô giáo cũng có thể giúp đỡ và hỗ trợ P để P tiếp tục tham gia câu lạc bộ.

Vận dụng (Trang 40)

Vận dụng 1 trang 40 GDCD lớp 7: Em hãy vận dụng trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng để giải quyết tình huống mà em đã từng gặp nhưng chưa được giải quyết hiệu quả. Sau đó, chia sẻ với bạn bè về kết quả đạt được.

Trả lời:

- Tình huống: Do hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, T phải ở với ông bà nay đã già yếu. Đến ngày đóng tiền học, T ngại không dám xin ông bà vì T biết ông bà còn khó khăn. Vì thế, T bị nộp học muộn và bị các bạn chê cười. Điều đó khiến T rất lo lắng và mặc cảm.

- Xác định nguyên nhân: Vì hoàn cảnh khó khăn T không có tiền đóng học, nên bị các bạn chê cười.

- Các biện pháp giải quyết:

+ Nói với bố mẹ mình và giúp T đóng tiền học.

+ Cả lớp quyên góp tiền giúp T đóng học.

+ Tìm hiểu nguyên nhân vì sao T lại nộp tiền học muộn, rồi cùng nhau quyên góp tiền giúp đỡ T đóng tiền học.

- Chọn lọc các giải pháp khả thi: Biện pháp khả thi đó là tìm hiểu nguyên nhân vì sao T lại nộp tiền học muộn, rồi thông báo tới các bạn trong lớp cùng nhau quyên góp tiền giúp đỡ T đóng tiền học.

- Đánh giá kết quả đạt được: Các bạn học sinh trong lớp khi biết lí do T nộp tiền học muộn nên đã cùng nhau góp tiền giúp đỡ T đóng học phí. Cô giáo chủ nhiệm còn xin được suất học bổng ở trường cho T.

Vận dụng 2 trang 40 GDCD lớp 7: Em hãy tư vấn cho một người bạn để giải quyết một tình huống căng thẳng mà bạn đang gặp phải và ghi lại những cảm nhận của bạn về việc tư vấn của em.

Trả lời:

- Tình huống: Kì thi học kì 2 sắp tới, nhưng nhà H có người thân mất khiến H rất buồn bã nên không học hành được gì cả. Đến gần ngày thi, H cuống cuồng ôn thi nhưng không học được bao nhiêu. H rất lo lắng và căng thẳng.

- Nguyên nhân thực sự gây ra tình huống đó: Nhà H có người mất khiến tâm trạng H buồn bã nên không học hành được gì cả.

- Những giải pháp: 

+ Trao đổi và nhờ thầy cô tham vấn phương pháp học tập hiệu quả.

+ Nói chuyện này với bố mẹ.

+ Đi chơi để giải tỏa căng thẳng.

- Giải pháp khả thi nhất: Trao đổi với thầy cô và nhờ thầy cô tham vấn phương pháp học tập hiệu quả.

- Cảm nhận của bạn về việc tư vấn của em: Bạn rất vui và cảm kích khi nhận được sự hỗ trợ và tư vấn của em.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa GDCD lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 9: Quản lí tiền

Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

1 3,010 22/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: