Giáo án Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận; Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản | Kết nối tri thức Ngữ văn 6

Với Giáo án Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận; Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 6 Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận; Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản.

1 1,486 10/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k 1 bài giảng bất kỳ):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức): Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận; Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản.

- Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản.

2. Năng lực

- Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách.

- Tóm tắt được bằng sơ đồ nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc.

3. Phẩm chất

- Trung thực, trách nhiệm của bản thân trong việc viết biên bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. VIẾT BIÊN BẢN MỘT CUỘC HỌP, CUỘC THẢO LUẬN

Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu:

- Biết được cách viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận.

b) Nội dung:

- GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV ? Em đã bao giờ được chọn làm người viết biên bản cho một cuộc họp, cuộc thảo luận chưa?

HS: TL

? Tại sao người ta phải cân nhắc khi chọn người viết biên bản?

- Vì người viết biên bản cần có sự trung thực, khách quan.

- Biên bản đòi hỏi được viết đúng thẻ thưc, theo một quy cách riêng.

? Hãy nêu một dẫn chứng cho thấy trong cuộc sống của chúng ta, biên bản đôi khi rất cần thiết?

- VD: Lưu lại như một hồ sơ, lúc cần được đưa ra như một bằng chứng để đánh gía một vụ việc, vấn đề nào đó

HS: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Quan sát phần kênh chữ trong SGK – 88

- Suy nghĩ cá nhân

- Trả lời câu hỏi GV đưa ra.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi

- HS trả lời

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

HS: - Đọc phần Thể thức của biên bản thông thường:

GV: Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ:

? Từ những gì được trình bày trong phần viết này, hãy nêu lên những tiêu chuẩn mà biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận cần phải đảm bảo?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi, nêu lên ý kiến và thống nhất về tiêu chuẩn đối với một biên bản (như đã nêu ở trên).

- Làm việc cá nhân 2’.

- Làm việc nhóm 3’ để thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu học tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS lên trình bày sản phẩm.

HS:

- Trình bày sản phẩm nhóm.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.

- Kết nối với đề mục sau

I. Thể thức của biên bản thông thường

- Đầu biên bản, phía bên phải ghi quốc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ quan chức năng có nhiệm vụ tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận hay xử lí vụ việc.

- Dưới từ "Biên bản", ghi khái quát vấn đề mà cuộc họp, cuộc thảo luận cần giải quyết hay nội dung của vụ việc cần xử lí, làm thành tên gọi của biên bản.

- Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp, cuộc thảo luận, xử lí vụ việc,...

- Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí.

- Ghi diễn biến của cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc với các nội dung vụ thể, theo đúng thực tế đã diễn ra (bao gồm các ý kiến tường trình, phát biểu và kết luận).

- Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc.

- Người chủ trì và thư kí (tùy trường hợp, có thể thêm người làm chứng) kí tên.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 14 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 6 Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận Kết nối tri thức.

Để mua Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Trái Đất - cái nôi của sự sống

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 81

Giáo án Các loài chung sống với nhau như thế nào?

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 86

Giáo án Trái Đất

1 1,486 10/01/2024
Mua tài liệu