Giáo án Thánh Gióng | Kết nối tri thức Ngữ văn 6

Với Giáo án Thánh Gióng Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 6 Thánh Gióng.

1 1,198 10/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k 1 bài giảng bất kỳ):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức): Thánh Gióng

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- HS xác định được chủ đề của truyện.

- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo…

- HS nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết.

- HS xác định từ ghép, từ láy; cụm động từ, cụm tính từ; phép tu từ so sánh và cấu tạo của từ Hán Việt theo mô hình “A + giả”.

2. Về năng lực

- Xác định được chủ đề của truyện.

- Nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những truyền thuyết Thánh Gióng và những truyền thuyết khác.

- Vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những truyền thuyết khác.

- Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử.

- Vận dụng dấu câu, phép tu từ vào việc viết đoạn văn.

3. Về phẩm chất

- Tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng.

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV: Chiếu 2 hình ảnh y/c HS quan sát, miêu tả hành động của Thánh Gióng trong hình ảnh đó → hoạt động cá nhân (1’)

- GV quan sát HS hoạt động → mời HS trả lời, chia sẻ

- HS: Hoạt động cá nhân (1’) → trả lời, chia sẻ

(+ Hình ảnh1: TG cầm gậy tre đánh giặc Ân

+ Hình ảnh2: TG cưỡi ngựa sắt về trời...).

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

Trong trường ca Theo chân Bác, nhà thơ Tố Hữu viết:

Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!....

Ngay từ buổi đầu dựng nước Văn Lang, nhân dân ta đã phải chống trả giặc ngoại xâm (giặc Ân, giặc mũi đỏ …) để giữ yên bờ cõi. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về truyền thuyết Thánh Gióng để hiểu hơn về người anh hùng Thánh Gióng và một thời kì lịch sử của dân tộc...

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- HS chia sẻ ý kiến cá nhân:

? Nhân vật chính là ai?

? Truyện có những sự việc chính nào? Em hãy kể tóm tắt lại câu chuyện dựa trên các sự việc chính đó?

? Giải thích nghĩa của từ “ tàn quân, núi Ninh Sóc, huyện Gia Bình, làng Cháy”?

? Văn bản thuộc thể loại truyện gì trong VHDG? (Thế nào là truyền thuyết; nêu một số yếu tố của truyền thuyết)

? Truyện sử dụng ngôi kể nào?

? Văn bản chia làm mấy phần?

? Nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- HS chia sẻ ý kiến cá nhân (theo phần chuẩn bị ở nhà)

GV:

- GV nêu câu hỏi, bổ sung (nếu cần: Đọc diễn cảm, chú ý chi tiết kì lạ cần nhấn mạnh. Cách đọc và giọng điệu của mỗi đoạn:

+ Đoạn TG ra đời: Giọng ngạc nhiên, hồi hộp

+ Lời Gióng trả lời sứ giả: Giọng đĩnh đạc, trang nghiêm

+ Đoạn cả làng nuôi Gióng: Giọng háo hức, phấn khởi

+ Gióng đánh giặc: Giọng khẩn trương mạnh mẽ, nhanh mạnh, gấp

+ Gióng về trời: Giọng chậm, nhẹ, thanh thản, xa vời huyền thoại)

- Đọc đoạn Gióng ra đời.

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

HS: 1, 2 kể → nhận xét

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trả lời câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức.

1. Đọc - tóm tắt và giải thích từ khó

a) Đọc - kể tóm tắt

- Nhận vật chính: Thánh Gióng

- Sự việc chính:

(1) Sự ra đời kì lạ

(2)Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc

(3) Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt

(4) Gióng vươn vải trở thành tráng sĩ

(5) Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc

(6) Gióng bay về trời

b) Giải thích từ khó/SGK

2. Tìm hiểu chung về văn bản

a. Thể loại

- Truyền thuyết; một số yếu tố của truyền thuyết/ SGK/Trang 5.

- Truyền thuyết Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kì giữ nước.

- Sử dụng ngôi kể thứ 3.

b. Bố cục (4 phần)

- Phần 1: Từ đầu đến “…đặt đâu nằm đấy” (Sự ra đời của Thánh Gióng)

- Phần 2: Tiếp đến“…cứu nước”(Sự lớn lên của Thánh Gióng)

- Phần 3: Tiếp đến“...bay lên trời” (Thánh Gióng đánh giặc và về trời)

- Phần 4: Còn lại (các dấu tích còn lại

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 15 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 6 Thánh Gióng Kết nối tri thức.

Để mua Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Tri thức ngữ văn trang 5

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 9

Giáo án Sơn Tinh, Thủy Tinh

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 13

Giáo án Ai ơi mồng 9 tháng 4

1 1,198 10/01/2024
Mua tài liệu