Giáo án Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ | Cánh diều Ngữ văn 10

Với Giáo án Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ Ngữ văn 10 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 10 Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời.

1 359 08/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 180k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giả chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm thơ.

- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ, lý do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá).

- Chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh, ...)

- Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án, SGK, SBT văn 10.

- Máy chiếu, máy tính

- Phiếu bài tập

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi TƯỚI HOA ôn tập kiến thức về tri thức Ngữ Văn - đặc trưng thơ ca:

Câu 1: Nhân vật trữ tình là một dạng biểu hiện của?

+ Chủ thể trữ tình

Câu 2: “Nhân vật trữ tình” có đồng nhất với tác giả không?

+ Nhân vật trữ tình “là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản” (Từ điển thuật ngữ văn học), nhưng không đồng nhất giản đơn với tác giả.

Câu 3: Hình ảnh trong bài thơ hiện lên qua việc tác giả sử dụng?

+ Sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ

Câu 4: Cảm hứng chủ đạo trong thơ là gì?

+ Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, tràn đây, bao trùm, xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tư tưởng, một cách đánh giá của tác giả. Thường có những dạng cảm hứng chủ đạo như: cảm hứng anh hùng, tự hào, bi thương, trào lộng...

Câu 5: Đọc diễn cảm một bài thơ mà em thích nhất?

+ HS đọc một bài thơ theo sở thích

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV dẫn dắt vào bài: Trong tiết học ngày hôm nay cô và các em cùng tìm hiểuBài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ”. Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ” không phải là một bài phát biểu cảm nhận đơn thuần. Kiểu bài viết này đòi hỏi sự chặt chẽ trong lập luận, sự sáng rõ, sắc nét của luận điểm và sự mạch lạc trong tổ chức bài viết. Bởi vậy, người viết cần nắm rõ các tri thức về đặc trưng của thơ ca đã được giới thiệu trong bài học và được làm rõ qua các tiết đọc văn bản để có những phân tích, đánh giá thuyết phục. Mặt khác, kiểu bài này cũng vẫn khuyến khích người viết thể hiện những rung cảm và tưởng tượng của mình khi chiếm lĩnh bài thơ.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu

1 359 08/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: