Giáo án Thực hành và trải nghiệm ước lượng trong tính toán lớp 4 (Kết nối tri thức)
Với Giáo án Bài 45: Thực hành và trải nghiệm ước lượng trong tính toán Toán lớp 4 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Toán lớp 4 Bài 45.
Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (chỉ 70k cho 1 giáo án bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Toán lớp 4 Bài 45 (Kết nối tri thức): Thực hành và trải nghiệm ước lượng trong tính toán
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Biết ước lượng kết quả các phép tính (trường hợp đơn giản) đến khoảng chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- Biết ước lượng “dự đoán” kết quả đã làm đúng hay sai khi thực hiện phép tính.
- Bước đầu vận dụng “ước lượng” để thực hiện kĩ thuật tính.
- Thông qua hoạt động thực hành ước lượng trong tính toán đơn giản. HS được phát triển năng lực lập luận toán học (tư duy, dự đoán kết quả, phân tích, tổng hợp vấn đề), năng lực giải quyết vấn đề (ước lượng kết quả các phép tính trong thực tế).
2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ.
2. Đối với học sinh
- SHS.
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
3. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: |
|||
- GV tổ chức cho HS chơi trò “Đố bạn”. + GV mời 8 HS chia làm hai đội chơi. + GV chuẩn bị cho mỗi em một tờ giấy A4. Yêu cầu các nhóm bàn nhau mỗi em được viết một phép chia cho số có hai chữ số bất kì. + Theo hiệu lệnh của GV, nhóm bắt đầu trước sẽ đọc số, nhóm còn lại viết thương và số dư lên bảng; hết một lượt thì đảo lại. + Mỗi một câu đúng sẽ được 10đ. + GV và các bạn dưới lớp sẽ làm trọng tài, đội nào nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng. - Giới hạn thời gian tính mỗi lượt là 15 – 20 giây. Nếu hết thời gian vẫn không có đáp án được coi là mất lượt. - GV dẫn dắt HS vào bài học. Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng học cách ước lượng trong tính toán “Bài 45 Thực hành và trải nghiệm ước lượng trong tính toán”. |
- HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe. |
||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. I. HOẠT ĐỘNG a. Mục tiêu: - GV cho HS làm các bài tập ở tiết này như là thực hiện các hoạt động thực hành gắn với các bài toán thực tế (liên quan đến ước lượng tính toán đơn giản) b. Cách thức tiến hành: |
|||
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Trong một ngày Chủ nhật, Rô-bốt cùng các bạn tham quan công viên.
Vừa đến cổng, hướng dẫn viên cho biết trong ngày hôm qua buổi sáng và buổi chiều lần lượt có 5 978 và 2 967 lượt khách tham quan. Rô- bốt ước lượng như sau: Làm tròn 5 978 thành 6 000; làm tròn 2 967 thành 3 000. Vậy cả ngày hôm qua có khoảng 9 000 lượt khách tham quan công viên. Em hãy ước lượng kết quả phép tính theo mỗi yêu cầu sau:
- GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu đề. - GV hướng dẫn: + Bài toán này không cần tính chính xác kết quả, chỉ cần ước lượng kết quả chính xác đến hàng nghìn. Tại sao lại phải ước lượng mà không cần tính toán chính xác? Bởi vì trong thực tế, có những trường hợp, ta chỉ cần kết quả gần đúng với kết quả chính xác thì thời gian không đủ để tính toán, hay để dự đoán hoặc hình dung một phần về kết quả. Ví dụ như trong trường hợp này, bạn Việt chỉ cần biết kết quả ước lượng đến hàng nghìn để hình dung về số khách tham quan. + Để tìm được kết quả ước lượng, HS cần nhớ lại kiến thức về quy tắc làm tròn. + Làm tròn đến hàng cao nhất. - GV mời 2 HS lên bảng trình bày, các bạn khác tự làm vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Sau đó, Rô-bốt và các bạn đến vườn thảo mộc.
Dựa vào cách ước lượng của Rô-bốt, em hãy cho biết các khẳng định sau đúng hay sai? a) 89 x 26 > 2 700 b) 9 170 : 30 < 300 - GV yêu cầu HS đọc và quan sát hình ảnh trong SGK. - GV hướng dẫn diễn giải tình huống trong SGK bằng cách cho 3 bạn đóng vai 3 nhân vật đọc lời thoại để hiểu hơn về tình huống. - GV mời một HS đứng dậy nhắc lại về cách tính diện tích hình chữ nhật, sau đó viết công thức đó lên bảng. - GV đặt câu hỏi: Tại sao Rô-bốt lại nói rằng cả hai bạn đã sai? Để hiểu lý do vì sao các em hãy thử làm tròn và ước lượng kết quả của hai phép tính: 39 x 19 1050 : 50 - GV cho cả lớp tự ước lượng kết quả vào vở. Gọi một bạn đứng dậy trình bày kết quả. - GV nhận xét, sau đó hướng dẫn: + Đối với trường hợp đầu tiên, Bạn Nam nói rằng diện tích của mảnh vườn lớn hơn 800 m2. Trong trường hợp này, cả hai thừa số 39 và 19 trong phép tính đều được làm tròn lên lần lượt thành 40 và 20. Vì số làm tròn lớn hơn số ban đầu cho nên kết quả của phép tính làm tròn cũng sẽ lớn hơn kết quả phép tính ban đầu. Có nghĩa là tích 40 x 20 phải lớn hơn diện tích mảnh vườn. Vậy nên ý kiến của bạn Nam là sai. - GV đặt câu hỏi: Tương tự như vậy, các em hãy diễn giải cho thầy/ cô vì sao ý kiến của Mai lại sai? - GV nhận xét, tuyên dương. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đường đua. Ra một bãi đất trống hoặc, kẻ đường đua như hình vẽ.
Chuẩn bị: + Các tấm bìa ghi sẵn các phép tính có dễ dàng ước lượng. + 2 cờ hiệu màu xanh, 2 cờ hiệu màu đỏ. Cách chơi: Hai đội chơi, mỗi đội cử một người đóng vai ngựa đua và đứng ở ô xuất phát trên đường đua của đội mình. Mỗi lượt chơi, trọng tài sẽ giơ một phép tính lên rồi hô khẩu lệnh “Đúng hay sai?”. Nếu kết quả phép tính đó là đúng thì đội trưởng của mỗi đội giơ cở xanh, nếu phép tính đó là sai thì giơ cờ đỏ. Trọng tài xác định cờ hiệu đội nào giơ là chính xác thì ngựa của đội đó được tiến một ô trên đường đua, ngược lại thì đứng yên. Ngựa của đội nào về đích trước sẽ dành chiến thắng. + Đội trường được bàn bạc với các thành viên khác trong đội. Giới hạn thời gian mỗi lượt là 10 -15 giây - Kết thúc trò chơi, GV nhấn mạnh: + Thông qua trò chơi, có thể thấy được lợi ích của việc ước lượng trong tính toán để dự đoán kết quả trong một khoảng thời gian ngắn. |
- HS đọc đề, thực hiện yêu cầu đề bài. - HS lắng nghe. - HS trình bày + 7 960 làm tròn thành 8 000, 1 980 làm tròn thành 2 000, 8 000 + 2 000 = 10 000. Ước lượng tổng 7 960 + 1 980 khoảng 10 000. + 5 985 làm tròn thành 6 000, 3 897 làm tròn thành 4 000. Ước lượng hiệu 5 985 – 3 897 = 2 000 + 19 870 làm tròn thành 20 000, 30 480 làm tròn thành 30 000. Ước lượng tổng 19 870 + 30 480 khoảng 50 000. + 50 217 làm tròn thành 50 000, 21 052 làm tròn thành 20 000. Ước lượng hiệu 50 217 – 21 052 khoảng 30 000. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS đọc đề. - HS tham gia đóng vai các nhân vật và đọc lời thoại. - HS trả lời: muốn tính diện tích hình chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng. - HS lắng nghe. - HS trả lời: 39 làm tròn thành 40; 19 làm tròn thành 20 ước lượng kết quả của tích 39 x 19 khoảng 800. 1050 làm tròn thành 1000, ước lượng kết quả của thương 1050 : 50 = 20 - HS lắng nghe. - HS suy nghĩ, trả lời: Ở tình huống thứ hai, số bị chia là diện tích của mảnh vườn được làm tròn xuống. Số chia không thay đổi, như vậy thương ước lượng của phép tính làm tròn 1000 : 50 sẽ nhỏ hơn chiều rộng của mảnh vườn. Hay chiều rộng của mảnh vườn lớn hơn 20m , nên ý kiến của bạn Mai là sai. - HS lắng nghe. - HS tham gia trò chơi mà GV tổ chức - HS lắng nghe. |
................................
................................
................................
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 - 2025 (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán lớp 4 Cánh diều
- Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
- Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo