Giáo án điện tử Chế tạo nam châm điện đơn giản | Bài giảng PPT KHTN 7 Kết nối tri thức

Với Giáo án PPT Chế tạo nam châm điện đơn giản  KHTN 7 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử hay POWERPOINT Chế tạo nam châm điện đơn giản.

1 551 24/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản PPT trình bày đẹp mắt (Chỉ 30k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án điện tử Chế tạo nam châm điện đơn giản | Bài giảng PPT KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giáo án điện tử Chế tạo nam châm điện đơn giản | Bài giảng PPT KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giáo án điện tử Chế tạo nam châm điện đơn giản | Bài giảng PPT KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giáo án điện tử Chế tạo nam châm điện đơn giản | Bài giảng PPT KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giáo án điện tử Chế tạo nam châm điện đơn giản | Bài giảng PPT KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

i liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án POWERPOINT Chế tạo nam châm điện đơn giản KHTN 7 Kết nối tri thức.

Giáo án KHTN 7 Bài 20 (Kết nối tri thức): Chế tạo nam châm điện đơn giản (3 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về Nam châm điện.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận biết KHTN: Phát triển kĩ năng tự đọc và viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được cấu tạo của nam châm điện.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Chế tạo được nam châm điện đơn giản.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nam châm điện.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ chế tạo nam châm điện.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- Bộ thí nghiệm cho HS gồm:

+ 1 nam châm điện đơn giản (gồm 1 ống dây bên trong có lõi sắt non, 2 đầu dây nối với 2 cực của nguồn điện, 1 công tắc).

+ Kim nam châm, 1 số ghim giấy bằng sắt.

+ Vật liệu để chế tạo nam châm điện (dây dẫn, đinh sắt).

+ Mô hình chuông điện.

+ Máy chiếu.

+ Slide các hình 20.1, 20.2, 20.3, 20.4 SGK.

2. Học sinh

- Ôn lại bài cũ ở nhà.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới ở nhà.

III. Tiến trình dạy học

TIẾT 1

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh chiếc cần cẩu dọn rác kim loại.

Giáo án KHTN 7 Bài 20 (Kết nối tri thức 2023): Chế tạo nam châm điện đơn giản | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 1)

Đây là nam châm của cần cẩu dọn rác kim loại. Nhờ nam châm này cần cẩu có thể lấy rác kim loại là hợp kim của sắt, ở đống rác và di chuyển đến các thùng xe chở rác rồi thả xuống. Nhiều khi rác là những tấm kim loại lớn, nặng hàng trăm kilogam.

- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

? 1. Nam châm ở cần cẩu dọn rác là nam châm gì?

? 2. Nam châm có tính chất gì?

? 3. Nam châm điện có gì khác với nam châm vĩnh cửu?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên học sinh ở các nhóm trình bày đáp án.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Ở bài học trước, chúng ta đã được học và tiến hành thí nghiệm để thấy được tác dụng của nam châm các vật liệu khác nhau, bài học này chúng ta sẽ cùng nhau đi chế tạo nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện. Chúng ta cùng vào Bài 20 – Chế tạo nam châm đơn giản.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Click vào đây để xem thử và mua tài liệu:

Link tài liệu (PPT)

Link tài liệu (word)

Xem thêm các bài giảng PPT KHTN 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối

Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng

Bài 18: Nam châm

Bài 19: Từ trường

1 551 24/01/2024
Mua tài liệu