Giải Tin học 7 Bài 6 (Kết nối tri thức): Làm quen với phần mềm bảng tính

Với soạn, giải bài tập Tin học lớp 7 Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tin học 7 Bài 6.

1 5,981 11/10/2024
Tải về


Giải bài tập Tin học 7 Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính

Video giải bài tập Tin học 7 Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính

Khởi động trang 28 Bài 6 Tin học 7: Nhóm của em được giao nhiệm vụ khảo sát, xây dựng và thực hiện dự án Trường học xanh. Dự án thực hiện trồng cây phủ xanh nhà trường bằng cách tổ chức cho học sinh khối 7 tham gia. Hãy khảo sát cảnh quan của nhà trường và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

- Những vị trí nào trong tường có thể trồng thêm cây?

- Loại cây nào phù hợp cho mỗi vị trí?

- Những công việc gì cần thực hiện?

- Để thực hiện dự án, cần thu thập và tính toán rất nhiều dữ liệu. Nên sử dụng phần mềm nào trên máy tính để thực hiện những công việc đó?

Trả lời:

- Những vị trí có thể trồng cây: Sân trường, sân hoạt động thể chất, cổng trường, dãy hành lang các dãy phòng học, vườn trường.

- Cây hoa: Cổng trường, dãy hành lang các phòng học

Cây bóng mát: Sân trường, sân hoạt động thể chất

Cây ăn quả: vườn trường

- Những công việc cần thực hiện là: Khảo sát lại các vị trí, mua cây, đào hố, trông, chăm sóc.

- Để thực hiện dự án, cần thu thập và tính toán rất nhiều dữ liệu. Nên sử dụng phần mềm “Bảng tính điện tử” để thực hiện những công việc đó.

1. Giao diện phần mềm bảng tính

Hoạt động 1 trang 28 Tin học 7: Làm quen với giao diện phần mềm bảng tính

Câu hỏi trang 28 Tin học lớp 7: Quan sát giao diện làm việc của một phần mềm bảng tính mà em biết. Nêu tên các vùng chức năng của chúng.

Trả lời:

Hoạt động 1 trang 28 Tin học lớp 7 | Kết nối tri thức

Các vùng chức năng:

- Vùng nhập dữ liệu là nơi thực hiện trực tiếp việc nhập dữ liệu vào bảng tính

- Khu vực hiển thị dữ liệu là nơi lưu trữ và hiển thị dữ liệu (khu vực chính)

- Ô tính: giao của một hàng và một cột trên trang tính tạo thành một ô tính

- Ô hiện thời: Luôn có một ô tính là ô hiện thời mà chúng ta đang quan sát, đang nhập dữ liệu hoặc tính toán.

- Hộp địa chỉ: Hiển thị địa chỉ của ô hiện thời

- Hàng ghi tên các cột: A, B, …

- Cột ghi tên các hàng: 1, 2, …

- Các trang tính có tên Sheet 1, Sheet 2

Câu hỏi 1 trang 29 Tin học 7: Vị trí giao của một hàng và một cột được gọi là gì?

A. Ô.

B. Trang tính.

C. Hộp địa chỉ.

D. Bảng tính.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Vị trí giao của một hàng và một cột được gọi là ô.

Câu hỏi 2 trang 29 Tin học 7: Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Các hàng của trang tính được đặt tên theo các chữ cái: A, B, C,…

B. Các hàng của trang tính được đặt tên theo các số: 1, 2, 3, …

C. Các cột của trang tính được đặt tên theo các số: 1, 2, 3, …

D. Các hàng và cột trong trang tính không có tên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Các hàng của trang tính được đặt tên theo các số: 1, 2, 3, …

Các cột của trang tính được đặt tên theo các chữ cái: A, B, C, …

Hoạt động 2 trang 30 Tin học 7: Ô và vùng trên trang tính

Câu hỏi trang 30 Tin học lớp 7: Em hãy quan sát kĩ hơn các ô và vùng trên trang tính. Xác định cách di chuyển con trỏ trên trang tính thông qua ô hiện thời. Xác định cách phần mềm đánh địa chỉ các ô và vùng dữ liệu. Trong Hình 6.2, ô ghi tên học sinh “Bùi Lê Đình An” được xác định như thế nào?

Hoạt động 2 trang 30 Tin học lớp 7 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Xác định cách di chuyển con trỏ trên trang tính thông qua ô hiện thời: Vị trí của con trỏ trên trang tính di chuyển theo ô hiện thời.

Xác định cách phần mềm đánh địa chỉ các ô và vùng dữ liệu:

- Địa chỉ ô: Mỗi ô trên trang tính được đánh địa chỉ theo cột và hàng.

<địa chỉ ô> = <tên cột><tên hàng>

Ô ghi tên “Bùi Lê Đình An” được giao giữa cột B và hàng số 6 có địa chỉ là: B6.

- Địa chỉ vùng: Nhiều ô liền kề tạo thành hình chữ nhật trên trang tính gọi là vùng

<địa chỉ vùng> = <địa chỉ ô góc trên bên trái> : <địa chỉ ô góc dưới bên phải>

Câu hỏi 1 trang 31 Tin học 7: Một ô có thể coi là một vùng được không?

Trả lời:

Một ô không phải là một vùng vì ô là vị trí giao nhau giữa 1 hàng và 1 cột. Vùng là nhiều ô liền kề.

Câu hỏi 2 trang 31 Tin học 7: Vùng A5:B10 có bao nhiêu ô?

Trả lời:

Vùng A5:B10 có 12 ô.

Vùng A5:B10 có bao nhiêu ô?

Câu hỏi 3 trang 31 Tin học 7: Có thể chọn một vùng hình tam giác được không?

Trả lời:

Không thể chọn một vùng hình tam giác vì vùng là nhiều ô liền kề tạo thành hình chữ nhật.

2. Nhập, chỉnh sửa và định dạng dữ liệu trong trang tính

Hoạt động 3 trang 31 Tin học 7: Nhập, chỉnh sửa và định dạng dữ liệu trong trang tính

Câu 1 trang 31 Tin học lớp 7: Quan sát và thực hiện các bước nhập dữ liệu trong trang tính và trả lời các câu hỏi sau: Có thể nhập dữ liệu vào trang tính theo bao nhiêu cách? Hãy nêu các cách đó.

Trả lời:

Có thể nhập dữ liệu vào trang tính theo 2 cách.

- Cách 1:

Bước 1: Nháy chuột vào ô muốn nhập

Bước 2: Nhập dữ liệu từ bàn phím và nhấn phím Enter

- Cách 2:

Bước 1: Nháy chuột vào vùng nhập dữ liệu

Bước 2: Nhập dữ liệu từ bàn phím và nhấn phím Enter

Câu 2 trang 31 Tin học lớp 7: Quan sát và thực hiện các bước nhập dữ liệu trong trang tính và trả lời các câu hỏi sau: Dữ liệu được nhập vào các ô sẽ được tự động căn chỉnh như thế nào?

Trả lời:

Dữ liệu văn bản sẽ tự động căn trái

Dữ liệu số, ngày tháng, … sẽ tự động căn phải

Câu hỏi trang 32 Tin học 7: Nếu em chọn một vùng rồi nhập dữ liệu thì dữ liệu sẽ được nhập vào ô nào?

Trả lời:

Nếu em chọn một vùng rồi nhập dữ liệu thì dữ liệu sẽ được nhập vào ô chọn đầu tiên của vùng.

3. Thực hành: Nhập thông tin khảo sát dự án trường học xanh

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 33 Tin học 7: Muốn xoá nhanh dữ liệu trong một vùng thì em làm thế nào?

Trả lời:

Để xoá nhanh dữ liệu trong một vùng thì em chọn vùng dữ liệu đó rồi nhấn phím Delete

Luyện tập 2 trang 33 Tin học 7: Có bao nhiêu cách nhập dữ liệu vào trang tính? Em hãy mô tả các cách đó.

Trả lời:

Có 3 cách

- Cách 1: Nhập dữ liệu vào từng ô tính

- Cách 2: Sao chép một vùng dữ liệu từ trang tính khác hoặc 1 vùng khác

- Cách 3: Sao chép một trang tính khác sang

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 33 Tin học 7: Vì sao khi nhập 12/15/2020 thì phần mềm tự động căn phải, nhưng nếu nhập 15/12/2020 thì phần mềm tự động căn trái?

Trả lời:

Vì mặc định Excel định dạng ngày tháng theo dạng: mm/dd/yyyy nên khi nhập 12/15/2020 thì Excel hiểu là kiểu ngày thì tự động căn phải. Còn khi nhập 15/12/2020 thì phần mềm hiểu là văn bản nên tự động căn trái.

  • Vận dụng 2 trang 33 Tin học 7: Em hãy tìm một số loại cây có thể mua và trồng cho dự án Trường học xanh. Em hãy tạo một bảng tính và đặt tên là Danh sách các loại cây. Bảng tính có ba cột là STT, Loại cây (Cây hoa, Cây ăn quả, Cây bóng mát) và Tên cây. Nhập dữ liệu vào trang tính rồi chỉnh sửa và định dạng bảng tính.

    Trả lời:

    Em hãy tìm một số loại cây có thể mua và trồng

    - Các em tự căn chỉnh: định dạng chữ (màu, in đậm, in nghiêng, …), căn dữ liệu ô, màu nên, …

  • Lý thuyết Tin học 7 Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính - Kết nối tri thức

    1. Giao diện phần mềm bảng tính

    - Phần mềm bảng tính giúp lưu lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán (từ đơn giản đến phức tạp) cũng như xây dựng các biểu đồ biêu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.

    - Có nhiều phần mềm bảng tính khác nhau: Google Sheets, Microsoft Excel, Libre Calc, ...

    - Giao diện tương tự như sau:

    Lý thuyết Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính – Tin học lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

    Hình 1. Giao diện phần mềm bảng tính điện tử

    - Thẻ và nhóm lệnh chứa các lệnh và biểu tượng lệnh

    - Vùng nhập dữ liệu là nơi thực hiện trực tiếp việc nhập dữ liệu vào bảng tính

    - Khu vực chính của bảng tính là nơi lưu trữ và hiển thị dữ liệu. Dữ liệu được lưu trữ trong các trang tính. Mỗi bảng tính có thể có nhiều trang tính. Mỗi trang tính là một lưới dữ liệu gồm các hàng và cột. Tên của trang tính nằm ở phía dưới cửa sổ bảng tính.

    - Mỗi trang tính thường có hàng ghi tên cột ở phía trên và cột ghi tên hàng ở bên trái.

    - Các hàng của trang tính được đặt tên bằng các số 1, 2, 3, … theo thứ tự từ trên xuống dưới.

    - Các cột của trang tính được đặt tên bằng các chữ cái A, B, C, … theo thứ tự từ trái sang phải.

    - Giao của một hàng và một cột trên trang tính tạo thành một ô tính. Luôn có một ô tính là ô hiện thời mà chúng ta quan sát, nhập dữ liệu và tính toán. Ô hiện thời luôn được hiển thị tại hộp địa chỉ nằm ở bên trái vùng nhập dữ liệu.

    - Mỗi ô trên trang tính được đánh địa chỉ theo hàng và cột, ví dụ A1, B3, C10, … Địa chỉ của ô được quy định là tên cột ghép với tên hàng.

    - Nhiều ô liền kề tạo thành hình chữ nhật trên trang tính được gọi là vùng dữ liệu (gọi tắt là vùng). Vùng dữ liệu được đánh địa chỉ theo địa chỉ của ô góc trên bên trái và ô góc dưới bên phải, cách nhau bởi dấu “:”. Ví dụ B4:E11 là một địa chỉ của vùng dữ liệu.

    Lý thuyết Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính – Tin học lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

    Hình 2. Vùng dữ liệu

    - Các thao tác chọn (đánh dấu) một ô, hàng, cột, vùng trên trang tính:

    + Chọn một ô: Nháy chuột vào ô cần chọn.

    + Chọn một hàng: Nháy chuột vào tên hàng cần chọn.

    + Chọn một cột: Nháy chuột vào tên cột cần chọn.

    + Chọn một vùng: Kéo thả chuột từ một ô góc (ví dụ ô góc trên bên trái) đến ô ở góc đối diện (ô góc dưới bên phải). Ô chọn đầu tiên sẽ là ô hiện thời.

    2. Nhập chỉnh sửa và định dạng dữ liệu trong trang tính

    a) Cách nhập dữ liệu

    Bước 1. Nháy chuột vào ô muốn nhập

    Bước 2. Thực hiện việc nhập dữ liệu từ bàn phím (hoặc nháy chuột vào vùng nhập dữ liệu, sau đó mới tiến hành nhập dữ liệu từ bàn phím), nhập xong nhấn phím Enter.

    Lý thuyết Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính – Tin học lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

    Hình 3. Cách nhập dữ liệu

    b) Chỉnh sửa dữ liệu

    Có hai cách:

    - Cách 1: Nháy đúp chuột vào ô cần sửa, con trỏ soạn thảo xuất hiện trong ô, tiến hành sửa dữ liệu và nhấn phím Enter để kết thúc.

    - Cách 2: Nháy chuột vào ô cần sửa, sau đó nháy chuột vào vùng nhập dữ liệu, con trỏ soạn thảo xuất hiện trong vùng nhập dữ liệu, tiến hành sửa dữ liệu tại thanh này và nhấn phím Enter để kết thúc.

    c) Định dạng dữ liệu

    Bước 1: Chọn vùng dữ liệu

    Bước 2: Sử dụng các lệnh định dạng dữ liệu trong nhóm lệnh Font Alignment của thẻ Home (Hình 4)

    Lý thuyết Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính – Tin học lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

    Hình 4. Các lệnh định dạng dữ liệu

    3. Thực hành nhập thông tin khảo sát dự án trường học xanh

    Nhiệm vụ: Nhập thông tin khảo sát ban đầu của dự án Trường học xanh

    Hướng dẫn:

    Bước 1: Mở phần mềm Microsoft Excel bằng cách nháy đúp chuột lên biểu tượng Lý thuyết Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính – Tin học lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1) trên màn hình. Chọn Blank workbook để tạo một bảng tính mới.

    Bước 2: Nhập dữ liệu khảo sát cho dự án Trường học xanh (Hình 5) bao gồm các thông tin chính như sau:

    - Nhập tại ô A1: DỰ ÁN TRƯỜNG HỌC XANH

    - Nhập tại ô A2: Bảng 1. Khảo sát địa điểm trồng cây

    - Các cột thông tin chính sẽ là: STT, Địa điểm, Loại cây.

    Lý thuyết Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính – Tin học lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

    Hình 5. Bảng dữ liệu khảo sát cho dự án Trường học xanh

    Bước 3: Chỉnh sửa, định dạng dữ liệu

    - Điều chỉnh độ rộng các cột để nhìn thấy toàn bộ dữ liệu. Muốn thay đổi độ rộng cột, con trỏ chuột vào vạch giữa các tên cột (tại hàng ghi tên cột), khi xuất hiện biểu tượng Lý thuyết Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính – Tin học lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1) thì kéo thả chuột để thay đổi. Muốn thay đổi chiều cao hàng, đưa con trỏ chuột vào giữa vạch giữa các tên hàng (tại cột ghi tên hàng), khi xuất hiện biểu tượng Lý thuyết Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính – Tin học lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1) thì kéo thả chuột để thay đổi.

    - Định dạng chữ in đậm, màu xanh lá cây, tang cỡ chữ cho tiêu đề bảng (tại ô A1)

    - Cột STT: Căn dữ liệu vào giữa cột

    Bước 4: Nháy đúp vào tên trang tính Sheet1 và nhập 1. Khảo sát để đổi tên cho trang tính.

    - Hàng tiêu đề của bảng (hàng 3): Định dạng nền màu vàng và căn dữ liệu giữa ô.

    Bước 5. Lưu lại bảng tính với tên THXanh.xlsx bằng lệnh File/Save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S

    Lý thuyết Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính – Tin học lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

    Hình 6. Bảng dữ liệu sau khi hoàn thành

  • Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 7: Tính toán tự động trên trang tính

Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán

Bài 9: Trình bày bảng tính

Bài 10: Hoàn thiện bảng tính

Bài 11: Tạo bài trình chiếu

1 5,981 11/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: