Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 8 (Cánh diều): Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Với giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lịch Sử 6.
Mục lục Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
Trả lời:
Đáp án: C
Giải thích: Hai con sông có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc là: Hoàng Hà và Trường Giang.
Câu 2 trang 16 SBT Lịch Sử 6: Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất Trung Quốc bằng
A. chiến tranh đánh bại các nước khác.
B. thu phục các nước khác bằng hoà bình.
Trả lời:
Đáp án: A
Giải thích: Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất Trung Quốc bằng chiến tranh đánh bại các nước: Hàn (230 TCN), Triệu (228 TCN), Ngụy (225 TCN); Sở (223 TCN), Yên (222 TCN) và Tề (221 TCN).
Câu 3 trang 16 SBT Lịch Sử 6: Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên
Trả lời:
Đáp án: B
Giải thích: Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên mai rùa và xương thú (còn gọi là chữ Giáp cốt), thẻ tre, gỗ.
Trả lời:
Đáp án: A
Giải thích:
- Vạn Lý Trường Thành được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.
- Các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
+ Thành Ba-bi-lon là thành tựu của cư dân Lưỡng Hà cổ đại.
+ Đấu trường Cô-li-dê là thành tựu của cư dân La Mã cổ đại.
+ Đền Pác-tê-nông là thành tựu của cư dân Hi Lạp cổ đại.
Trả lời:
- Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất đất nước. Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:
+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.
+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).
=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc.
Trả lời:
- Các dữ liệu được ghép theo thứ tự dưới đây:
A - (2) Nhà Hán (206 TCN - 220);
B - (1) Nhà Tấn (280 – 420);
C - (4) Nhà Tuỳ (581 - 618);
D - (5) Thời Tam Quốc (220 – 280).
E - (3) Thời Nam-Bắc triều (420 – 581)
- Lưu ý: các em có thể quan sát sơ đồ trục thời gian dưới đây để hoàn thiện bài tập:
Trả lời:
- Hình 8.3 “Khổng Tử và các học trò” gợi cho em liên tưởng đến thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng của nhân dân Trung Quốc.
- Thời Xuân Thu – Chiến Quốc có nhiều học thuyết, tư tưởng chính trị và triết học, nổi bật nhất là các phái: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia…
+ Nho gia do Khổng Tử sáng lập, chủ trương duy trì trật tự xã hội bằng đạo đức, lễ nghĩa.
+ Pháp gia: đại diện là Hàn Phi Tử, chủ trương tăng cường quyền lực của nhà vua và dùng luật pháp để cai trị.
+ Mặc gia: đại diện là Mặc Tử, chủ trương dùng tình yêu thương rộng khắp, không phân biệt thứ bậc.
+ Đạo gia: đại diện là Lão Tử, mong muốn xã hội phát triển theo tự nhiên, không tranh giành của cải hay quyền lực.
Trả lời:
* Thành tựu văn hóa nổi bật của Trung Quốc Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII:
- Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.
- Sử học: các bộ sử nổi tiếng: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...
- Chữ viết: sáng tạo ra chữ viết từ sớm; chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú (giáp cốt văn); hoặc trên thẻ tre, gỗ…
- Văn học: phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện; nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu), Sở từ (thời chiến quốc)…
- Y học: biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh; các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...
- Kỹ thuật: phát minh quan trọng về kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in...
- Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành.
* Em ấn tượng nhất với thành tựu: Vạn Lý Trường Thành, vì: đây là công trình kiến trúc kì vĩ, đồ sộ, được xây dựng từ thế kỉ V TCN nhằm ngăn chặn các cuộc xâm nhập, tấn công từ bên ngoài. Công trình này được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc
Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (Từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 6 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Luyện viết Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Giải sbt Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 6 – Cánh diều
- Giải sgk GDCD 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết GDCD 6 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 6 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án