Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 17 (Cánh diều): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Với giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lịch Sử 6.

1 817 14/03/2024
Tải về


Mục lục Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Câu 1 trang 33 SBT Lịch Sử 6: Ai là người đã tự xưng là Tiết độ sứ năm 905?

A. Khúc Hạo.

B. Khúc Thừa Dụ.

C. Dương Đình Nghệ.

D. Ngô Quyền.

Trả lời:

Đáp án: B

Giải thích: Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Giữa năm 905, nhân cơ hội Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị giáng chức, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội), tự xưng Tiết độ sứ.

Câu 2 trang 33 SBT Lịch Sử 6: Người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và giành thắng lợi năm 931 là

A. Dương Đình Nghệ.

B. Ngô Quyền.

C. Khúc Hạo.

D. Khúc Thừa Dụ.

Trả lời:

Đáp án: A

Giải thích: Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán đưa quân sang đánh bại chính quyền họ Khúc và thiết lập lại bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc. Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ - một tướng cũ của họ Khúc – kéo quân từ Ái Châu tiến đánh và nhanh chóng làm chủ Đại La (Hà Nội).

Câu 3 trang 33 SBT Lịch Sử 6: Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch chống quân Nam Hán ở

A. vùng đầm Dạ Trạch.

B. thành Đại La.

C. cửa biển Bạch Đằng.

D. cửa sông Tô Lịch.

Trả lời:

Đáp án: C

Giải thích: Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch chống quân Nam Hán ở cửa biển Bạch Đằng do nơi đây có vị trí và địa hình thuận lợi (hạ lưu sông Bạch Đằng có rừng rậm um tùm; tại cửa biển Bạch Đằng, khi thủy triều lên cao, lòng sông rộng mênh mông…).

Câu 4 trang 33 SBT Lịch Sử 6: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì

A. tự do, tự chủ lâu dài của dân tộc.

B. độc lập, tự chủ trong thời gian ngắn.

C. đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ.

D. độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

Trả lời:

Đáp án: D

Giải thích: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Câu 5 trang 34 SBT Lịch Sử 6: Ý nào dưới đây không đúng về cải cách của Khúc Hạo?

A. Chính quyền của Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.

B. Khúc Hạo chia đặt các lộ, phủ, chậu và xã ở các xứ.

C. Nhân dân tự lập sổ khai hộ khẩu, kể rõ họ tên quê quán.

D. Bình quân thuế ruộng tha bỏ lực dịch.

Trả lời:

Đáp án: C

Giải thích:

- Một số chính sách cải cách của Khúc Hạo:

+ Chia đặt các lộ, phủ, chậu và xã ở các xứ.

+ Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lục dịch.

+ Chính quyền lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán…

Câu 6 trang 34 SBT Lịch Sử 6: Sắp xếp các nội dung dưới đây theo đúng trật tự diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy năm 938.

A. Ngô Quyền cử quân ra đánh và giả vờ thua.

B. Ngô Quyền chủ động lên kế hoạch đánh giặc.

C. Cuối năm 938, Hoằng Tháo chỉ huy quân xâm lược nước ta.

D. Hoằng Tháo tử trận.

E. Chiến thuyền của quân Nam Hán va vào bãi cọc và bị chìm.

F. Hoằng Tháo sai quân đuổi theo quân của Ngô Quyền, vượt qua bãi cọc ngầm.

Trả lời:

- Các dữ liệu được sắp xếp lần lượt theo thứ tự sau:

C => B => A => F => E => D

Câu 7 trang 34 SBT Lịch Sử 6: Từ Khúc Thừa Dụ đến Ngô Quyền, người Việt đã giành những thắng lợi nào trong cuộc đấu tranh chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc?

Trả lời:

- Năm 905, Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ, chính thức gây dựng nền tự chủ.

- Năm 907, Khúc Hạo nối nghiệp cha, vẫn xưng là Tiết độ sứ, tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, tiếp tục củng cố nền tự chủ.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ chỉ huy quân dân đánh bại quân Nam Hán xâm lược, xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.

- Năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân dân đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

Câu 8 trang 34 SBT Lịch Sử 6: Dựa vào lược đồ bên, hãy chỉ ra những nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

* Những nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô quyền:

+ Tận dụng tối đa những thuận lợi của điều kiện tự nhiên. Ví dụ:

- Tận dụng sự chênh lệch của chế độ thuỷ triều trong ngày để xây dựng bãi cọc ngầm.

- Tận dụng vùng rừng rậm rạp ở hạ lưu sông bạch Đằng để bố trí quân mai phục.

+ Chủ động trong chọn đúng thời điểm như giặc, tấn công và tổng tấn công.

+ Cách bố trận độc đáo và điều khiển, phối hợp giữa các lực lượng nhịp nhàng, hiệu quả (giữa lực lượng khiêu binh với quân mai phục và tấn công).

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời Bắc thuộc

Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X)

Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

Bài 18: Vương quốc Chăm-pa

Bài 19: Vương quốc Phù Nam

1 817 14/03/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: