Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 15 (Cánh diều): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X)

Với giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X) sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lịch Sử 6.

1 683 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X)

Câu 1 trang 29 SBT Lịch Sử 6: Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là giành

A. quyền dân sinh.

B. chức Tiết độ sứ.

C. độc lập dân tộc.

D. độc lập, tự chủ.

Trả lời:

Đáp án: D

Giải thích: Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là giành độc lập, tự chủ (do: ách nô dịch, áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đã chà đạp nghiêm trọng lên nền độc lập, tự chủ của người Việt; đẩy người Việt vào tình cảnh nghèo đói, khốn cùng => nhiều cuộc đấu tranh của người Việt đã nổ ra nhằm đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập, tự chủ cho dân tộc).

Câu 2 trang 30 SBT Lịch Sử 6: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời Bắc thuộc do ai lãnh đạo?

A. Bà Triệu.

B. Hai Bà Trưng.

C. Lý Bí.

D. Mai Thúc Loan.

Trả lời:

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời Bắc thuộc do Hai Bà Trưng lãnh đạo (cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nổ ra vào năm 40).

Câu 3 trang 30 SBT Lịch Sử 6: Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. lật đổ ách cai trị của nhà Hán, giành được độc lập, tự chủ.

B. quân Tô Định phải rút chạy về nước.

C. Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

D. đánh tan quân của Mã Viện.

Trả lời:

Đáp án: A

Giải thích: Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là lật đổ ách cai trị của nhà Hán, giành được độc lập, tự chủ trong thời gian ngắn (sau khi lật đổ ách cai trị của nhà Hán, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. Chính quyền Trưng Vương ban tước cho tướng có công, miễn giảm thuế khóa cho dân…). Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện sang đàn áp, lúc này, cuộc đấu tranh của người Việt chuyển sang giai đoạn kháng chiến.

Câu 4 trang 30 SBT Lịch Sử 6: Sự ra đời nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa của

A. Hai Bà Trưng.

B. Lý Bí.

C. Mai Thúc Loan.

D. Phùng Hưng.

Trả lời:

Đáp án: B

Giải thích: Sự ra đời nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa của Lý Bí: năm 542, Lý Bí lãnh đạo người Việt nổi dậy khởi nghĩa. Mùa xuân năm 544, nước Vạn Xuân được thành lập.

Câu 5 trang 30 SBT Lịch Sử 6: Cho các hình ảnh sau, hãy cho biết:

Tài liệu VietJack

a. Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng tới các vị anh hùng dân tộc nào trong thời Bắc thuộc.

b. Tóm tắt (2 – 3 dòng) về công lao của một trong các vị anh hùng dân tộc trên đối với lịch sử Việt Nam. Theo em, việc lấy tên những vị anh hùng để đặt tên đường, tên trường học có ý nghĩa gì?

Trả lời:

* Thực hiện yêu cầu a

- Hình 15.1 – trên gợi cho em liên tưởng tới Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị).

- Hình 15.2 – trên gợi cho em liên tưởng tới Bà Triệu (Triệu Thị Trinh).

- Hình 15.3 – trên gợi cho em liên tưởng tới Mai Thúc Loan.

* Thực hiện yêu cầu b

- Tóm tắt về công lao của các vị anh hùng dân tộc:

+ Hai Bà Trưng là người đã phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vào đầu Công nguyên và giành được độc lập, tự chủ cho người Việt trong khoảng ba năm (40 – 43).

+ Bà Triệu cùng anh trai phất cờ khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng và làm cho “toàn thể Giao Châu đều chấn động”.

+ Mai Thúc Loan là người đã lãnh đạo người Việt đánh đuổi chính quyền đô hộ nhà Đường, xây thành Vạn An (Nghệ An), xưng đế vào đầu thế kỉ VIII.

- Nhận xét:

+ Việc lấy tên các vị anh hùng để đặt tên đường, tên trường học là rất cần thiết vì có ý nghĩa giáo dục về tấm gương yêu nước, chiến đấu dũng cảm, anh dũng hi sinh của các anh hùng dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

+ Việc làm này cũng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Câu 6 trang 31 SBT Lịch Sử 6: Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao phù hợp:

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Tài liệu VietJack

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời Bắc thuộc

Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Bài 18: Vương quốc Chăm-pa

Bài 19: Vương quốc Phù Nam

1 683 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: