Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 7 (Cánh diều): Ấn Độ cổ đại

Với giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lịch Sử 6.

1 868 14/03/2024
Tải về


Mục lục Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại

Câu 1 trang 15 SBT Lịch Sử 6: Nền văn minh Ấn Độ hình thành gắn liền với hai con sông nào?

A. Hoàng Hà và Trường Giang.

B. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.

C. Sông Ấn và sông Hằng.

D. Sông Nin và sông Ti-grơ.

Trả lời:

Đáp án: C

Giải thích: Nền văn minh Ấn Độ hình thành gắn liền với hai con sông: Sông Ấn và sông Hằng.

Câu 2 trang 15 SBT Lịch Sử 6: Hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ là

A. Hồi giáo và Hin-đu giáo.

B. Hin-đu giáo và Phật giáo.

C. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

D. Phật giáo và Hồi giáo.

Trả lời:

Đáp án: B

Giải thích: Hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ là Hin-đu giáo (Ấn Độ giáo) và Phật giáo.

Câu 3 trang 15 SBT Lịch Sử 6: Chữ viết phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là

A. chữ Hán.

B. chữ hình nêm.

C. chữ Nôm.

D. chữ Phạn.

Trả lời:

Đáp án: D

Giải thích: Chữ viết phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là chữ Phạn.

Câu 4 trang 15 SBT Lịch Sử 6: Tác phẩm nào ở Ấn Độ cổ đại được xem là bách khoa toàn thư về mọi mặt đời sống xã hội?

A. Ra-ma-y-a-na.

B. Vê-đa.

C. Ma-ha-bha-ra-ta.

D. Ra-ma Kiên.

Trả lời:

Đáp án: C

Giải thích: Ma-ha-bha-ra-ta được xem là bách khoa toàn thư về mọi mặt đời sống xã hội của Ấn Độ cổ đại (bộ sử thi này gồm khoảng 110.000 câu thơ đôi, phản ánh toàn bộ đời sống của người Ấn Độ cổ đại).

Câu 5 trang 15 SBT Lịch Sử 6: Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp:

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp: Su-đra (ảnh 1)

Câu 6 trang 15 SBT Lịch Sử 6: Những thành tựu văn hoá nào của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến văn hoá Việt Nam? Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Thành tựu văn hóa Ấn Độ cổ đại

ảnh hưởng đến Việt Nam

Ví dụ cụ thể

- Tôn giáo:

+ Phật giáo.

+ Hin-đu giáo…

- Đạo phật với các thuyết luân hồi, nghiệp báo, nhân quả... có tác dụng duy trì trật tự xã hội, giáo dục đạo đức, điều chỉnh những hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội.

- Phật giáo, Hin-đu giáo có tác động lớn, góp phúc đẩy sự phát triển của văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, văn học, giáo dục...

- Chữ viết: chữ Phạn

- Trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của cư dân Ấn Độ cổ đại, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình (chữ Chăm cổ)

- Văn học: sử thi Ra-ma-ya-na

- Trên cơ sở bộ sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, người Việt đã sáng tạo ra truyện Dạ xoa vương.

- Nghệ thuật kiến trúc: đền chùa, tháp…

- Các công trình kiến trúc tôn giáo của Việt Nam mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ. Ví dụ: tháp Chăm (Việt Nam)…

Câu 7 trang 16 SBT Lịch Sử 6: Quan sát hình ảnh dưới đây, hãy cho biết việc người Ấn Độ sáng tạo ra các chữ số có ý nghĩa như thế nào? Vì sao việc sáng tạo ra chữ số 0 được xem là quan trọng nhất?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Người Ấn Độ tạo ra các chữ số phát sinh từ nhu cầu đếm, giúp con người có thể hệ thống hoá những số liệu, từ đó có thể tính toán phục vụ nhu cầu của đời sống, như đo đạc ruộng đất, tính được mực nước lên xuống,...

- Việc sáng tạo ra chữ số 0 được xem là quan trọng nhất, vì: số (0) mang ý nghĩa tượng trưng cho sự bắt đầu, tất cả mọi sự đều có khởi nguồn từ con số này...

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X)

Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (Từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)

Bài 12: Nước Văn Lang

1 868 14/03/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: