Giải Lịch sử 6 Bài 6 (Cánh diều): Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Với giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 6.
Mục lục Giải Lịch sử 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Câu hỏi mở đầu
Trả lời:
* Cách xây dựng kim tự tháp và vườn treo Ba-bi-lon:
- Xây dựng kim tự tháp: phần lớn các nhà nghiên cứu thống nhất rằng, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng mặt phẳng nghiêng để vận chuyển các khối đá và vật liệu lên cao để xây dựng kim tự tháp:
- Xây dựng vườn treo Ba-bi-lon:
+ Hàng trăm kiến trúc sư và thợ giỏi của cả nước, cùng hàng vạn nô lệ được điều động về kinh đô Babylon để xây dựng vườn treo.
+ Vườn treo Babylon được xây dựng bên bờ sông Ơ-phơ-rát. Vườn có dạng vuông gồm bốn tầng, tầng nọ cách tầng kia khoảng 25m, mỗi tầng là một vườn nối nhau bằng những cầu thang khá rộng. Tầng dưới cùng có diện tích là 60.516 m2, nằm trên một hệ thống cột gồm hơn 600 cái.
+ Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hiếm. Trong vườn có một hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng gỗ. Khi bánh xe quay, dây xích và thùng nước cũng chuyển động đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước cho cây.
* Thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ai Cập và Lưỡng Hà:
|
Cư dân Ai Cập cổ đại |
Cư dân Lưỡng Hà cổ đại |
Tín ngưỡng |
- Sùng bái tự nhiên. - Tin vào sự bất tử của linh hồn. |
- Sùng bái tự nhiên. |
Chữ viết |
- Sử dụng chữ tượng hình. - Chữ được viết trên giấy làm từ lõi của cây Papirut. |
- Sử dụng chữ tượng hình. - Chữ được viết trên đất sét. |
Toán học |
- Giỏi về hình học; biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn. |
- Giỏi về số học; sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở. |
Kiến trúc |
- Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp… |
- Xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon… |
Câu hỏi giữa bài:
Lời giải:
- Đồng bằng phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào… thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế => sớm đưa tới sự phân hóa xã hội thành các tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã, nô lệ,...
Lời giải:
- Những “tặng phẩm” mà sông Nin đem đến cho cư dân Ai Cập:
+ Bồi đắp phù sa => hình thành nên những đồng bằng rộng lớn và màu mỡ.
+ Cung cấp nguồn nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
+ Là con đường giao thông huyết mạch, giúp kết nối các vùng/ miền ở Ai Cập.
+ Cung cấp nguồn thủy sản…
Câu hỏi trang 28 Lịch Sử 6: Nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà.
Lời giải:
- Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập:
+ Khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập.
+ Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao.
- Quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà:
+ Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me xây dựng các nhà nước thành bang; sau đó, nhiều nhà nước của người Ác-cát, Ba-bi-lon... ra đời.
+ Đứng đầu nhà nước là En-xi, có quyền lực tối cao.
Lời giải:
- Lịch pháp:
+ Theo lịch của Ai Cập một năm có 360 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.
+ Cư dân Lưỡng Hà chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Cư dân Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn.
+ Người Ai Cập và Lưỡng Hà đều sùng bái nhiều vị thần tự nhiên.
- Chữ viết:
+ Cư dân Ai Cập viết chữ tượng hình trên giấy Pa-pi-rút.
+ Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét (còn gọi là chữ hình nêm).
- Toán học:
+ Hình học: người Ai Cập biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.
+ Số học: cư dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
- Kiến trúc: kim tự tháp, tượng Nhân sư ở Ai Cập; thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.
Câu hỏi cuối bài:
Lời giải:
- Điều kiện tự nhiên quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành của các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà là: sự hiện diện của các dòng sông lớn.
- Chứng minh:
+ Sông Nin, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ đã bồi tụ nên những đồng bằng màu mỡ; cung cấp nguồn nước dồi dào => thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Sự hiện diện của các con sông lớn và nhu cầu trị thủy đã thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
+ Các con sông lớn cũng là một trong những nhân tố thường xuyên hiện diện và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Ai Cập, Lưỡng Hà.
Lời giải:
* Giới thiệu Kim Tự Tháp kê-ốp
- Kim tự tháp kê-ốp là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại, có chiều cao 147 m, được tạo nên từ hơn 2 triệu phiến đá, mỗi phiến nặng từ 2,5 đến 30 tấn.
- Trải qua hàng ngàn năm, đến nay kim tự tháp này vẫn đứng vững như muốn thách thức với thời gian.
Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
1. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà
- Ai Cập nằm dọc lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ.
- Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất nằm giữa sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát, giáp vịnh Ba Tư.
- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn:
+ Sông Nin (Ai Cập), sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát (Lưỡng Hà).
+ Các dòng sông lớn: bồi đắp phù sa, cung cấp nguồn nước dồi dào và là tuyến đường giao thông kết nối các vùng…
2. Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà
a. Ở Ai Cập:
- Khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập.
- Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao.
b. Ở Lưỡng Hà:
- Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me xây dựng các nhà nước thành bang; sau đó, nhiều nhà nước của người Ác-cát, Ba-bi-lon... ra đời.
- Đứng đầu nhà nước là En-xi, có quyền lực tối cao.
3. Những thành tựu văn hoá chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà
- Lịch pháp:
+ Theo lịch của Ai Cập một năm có 360 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.
+ Cư dân Lưỡng Hà chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Cư dân Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn.
+ Người Ai Cập và Lưỡng Hà đều sùng bái nhiều vị thần tự nhiên.
- Chữ viết:
+ Cư dân Ai Cập viết chữ tượng hình trên giấy Pa-pi-rút.
+ Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét (còn gọi là chữ hình nêm).
- Toán học:
+ Hình học: người Ai Cập biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.
+ Số học: cư dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
- Kiến trúc:kim tự tháp, tượng Nhân sư ở Ai Cập; thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ 7
Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á ( từ đầu công nguyên đến thế kỉ 10)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 6 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Luyện viết Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Giải sbt Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 6 – Cánh diều
- Giải sgk GDCD 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết GDCD 6 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 6 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án