Giải Lịch sử 6 Bài 4 (Cánh diều): Xã hội nguyên thủy
Với giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 6.
Mục lục Giải Lịch sử 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy
Câu hỏi mở đầu
Trả lời:
- Một số nét chính trong đời sống của người nguyên thủy được phản ánh qua bức bích họa động vật trong hang An-ta-mi-ra:
+ Người nguyên thủy biết dùng những mảnh đá nhọn khắc sâu vào vách đá để vẽ hình.
+ Hình vẽ rất sinh động, điều đó chứng tỏ óc sáng tạo và mĩ cảm của người nguyên thủy.
+ Nội dung của bức bích họa này mô tả những động vật hoang dã, điều này có thể mang một trong số những ý nghĩa sau:
- Mô tả lại cảnh săn bắt thú rừng của người nguyên thủy (đàn động vật đang trốn chạy khỏi sự vây bắt của con người).
- Thể hiện mầm mống của tôn giáo, tín ngưỡng sơ khai thời nguyên thủy (tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, thờ cúng vật tổ…)
- Thể hiện nghệ thuật mĩ thuật của người nguyên thủy.
Câu hỏi giữa bài
Trả lời:
- Tổ chức xã hội của người tối cổ là: bầy người nguyên thủy:
+ Họ sống trong các hang động, mái đá, mỗi bầy gồm khoảng 5-7 gia đình.
+ Có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
- Tổ chức xã hội của người tinh khôn là: thị tộc, bộ lạc
+ Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống, đứng đầu là tộc trưởng.
+ Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên.
Câu hỏi trang 18 Lịch sử 6: Quan sát các hình từ 4.3 đến 4.8 và cho biết:
- Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện trên những phương diện chính nào?
Trả lời:
- Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện trên các phương diện: công cụ lao động; phương thức lao động; địa bàn cư trú.
- Điểm khác biệt về: công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú của Người tinh khôn so với Người tối cổ:
+ Công cụ lao động: sử dụng kĩ thuật mài nhẵn, khoan lỗ… để chế tạo ra những công cụ sắc bén hơn; biết làm ra đồ gốm…
+ Cách thức lao động: dần có sự chuyển biến từ săn bắn và hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi.
+ Địa bàn cư trú: làm nhà/ dựng lều; sinh sống ở những khu vực ven sống, suối..
Câu hỏi trang 19 Lịch sử 6: Nêu đời sống tinh thần của người nguyên thủy.
Lời giải:
- Về đời sống tâm linh:
+ Quan niệm mọi vật đều có linh hồn và sùng bái “vật tổ”.
+ Ý niệm về sự “kết nối với thế giới bên kia”.
- Về nghệ thuật: biết dùng đồ trang sức, chế tác các nhạc cụ, vẽ tranh…
Lời giải:
- Một số loại hình nghệ thuật thời nguyên thủy:
+ Tín ngưỡng tâm linh hoặc nghệ thuật hội họa…(hình 4.1).
+ Làm đồ trang sức (hình 4.10)
+ Chế tạo nhạc cụ (hình 4.11)
- Em ấn tượng nhất với: đồ trang sức của người nguyên thủy, vì: họ đã biết làm đẹp cho bản thân; tư duy sáng tạo và kĩ thuật chế tác đồ trang sức của người nguyên thủy đã đạt đến độ điêu luyện.
Trả lời:
- Cư dân văn hóa Hòa Bình:
+ Bước đầu biết mài lưỡi rìu.
+ Hình thành mầm mống của tôn giáo, tín ngưỡng hoặc nghệ thuật hội họa.
- Cư dân văn hóa Bắc Sơn: đã biết và sử dụng phổ biến kĩ thuật mài để chế tác ra công cụ lao động, đồ dùng.
- Cư dân văn hóa Quỳnh Văn: đã biết sử dụng vỏ sò, điệp… để trang trí; biết chế tạo đồ gốm.
Câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 21 Lịch sử 6: Vẽ sơ đồ tư duy về đời sống của người nguyên thủy.
Trả lời:
* Sơ đồ tư duy về đời sống của người nguyên thủy:
Câu 2 trang 21 Lịch sử 6: Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam.
Trả lời:
- Đời sống vật chất:
+ Kĩ thuật chế tác công cụ lao động của con người ngày càng phát triển; con người bước đầu biết chế tác đồ gốm.
+ Từ chỗ lấy săn bắt – hái lượm làm nguồn sống chính, con người đã từng bước chuyển sang sang trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
+ Từ chỗ cư trú trong các hang động, mái đá ngoài trời, con người đã quần tụ nhau lại thành các thị tộc, bộ lạc, định cư ở những địa bàn cư trú ổn định.
- Đời sống tinh thần rất phong phú, đa dạng:
+ Hình thành những mầm mống của tôn giáo, tín ngưỡng.
+ Con người đã biết dùng đồ trang sức, chế tác nhạc cụ…
Trả lời:
- Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy:
+ Giúp cơ thể và tư duy của con người ngày càng hoàn thiện, phát triển.
+ Thông qua lao động, người nguyên thủy kiếm được thức ăn để nuôi sống bản thân và gia đình.
- Liên hệ bản thân về vai trò của lao động
+ Giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, để thân nuôi sống bản thân, gia đình, góp phân xây đựng xã hội phát triển.
+ Đem đến cho con người niềm vui, tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống.
+ Là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị trí mình trong cuộc sống...
+ Thông qua lao động, con người sẽ rút ra được những bài học cho riêng bản thân mình từ đó sẽ có sự sáng tạo, tư duy mới mẻ hơn, mở mang tầm hiểu biết.
Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy
1. Tổ chức xã hội nguyên thủy
a. Bầy người nguyên thủy:
+ Tồn tại ở giai đoạn người tối cổ.
+ Có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
+ Con người sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước và nguồn thức ăn; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, mỗi bầy gồm khoảng 5-7 gia đình.
b. Công xã thị tộc
+ Tồn tại ở giai đoạn người tinh khôn.
+ Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống, đứng đầu là tộc trưởng.
+ Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên. Giữa các thị tộc trong một bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau.
2. Đời sống vật chất của người nguyên thủy
- Thông qua lao động, người nguyên thủy đã từng bước chinh phục tự nhiên.
- Những thành tựu về vật chất của người nguyên thủy:
+ Biết dùng lửa và tạo ra lửa.
+ Cải tiến công cụ lao động.
+ Chuyển biến trong cách thức lao động, địa bàn cư trú và trang phục...
3. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy
- Người nguyên thủy quan niệm mọi vật đều có linh hồn và họ sùng bái "vật tổ", có tục chôn cất người chết…
- Làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá...
4. Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam
- Từ văn hóa Hòa Bình, dấu tích nền nông nghiệp sơ khai đã xuất hiện.
- Người tinh khôn biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
- Họ sống quần tụ thành các thị tộc, bộ lạc với địa bàn cư trú ổn định và mở rộng hơn.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Chuyển biến kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy
Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 6 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Luyện viết Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Giải sbt Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 6 – Cánh diều
- Giải sgk GDCD 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết GDCD 6 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 6 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án