Giải Lịch sử 6 Bài 14 (Cánh diều): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc

Với giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 6.

1 707 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải Lịch sử 6 Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc

Câu hỏi mở đầu

Câu hỏi mở đầu trang 69 Lịch sử 6: Trong hơn một nghìn năm đô hộ Việt Nam, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách cai trị như thế nào? Tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam có chuyển biến ra sao

Trả lời:

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam:

- Chính sách cai trị về chính trị:

+ Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

+ Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.

+ Xây đắp các thành lũy lớn, bố trí binh lực để đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

- Chính sách cai trị về kinh tế:

+ Bắt người Việt cống nạp sản vật (trầm hương, sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi…).

+ Thiết lập chế độ thuế khóa, lao dịch hà khắc, nặng nề.

+ Nắm độc quyền về sắt và muối.

- Chính sách cai trị về văn hóa:

+ Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, cho ở lẫn với người Việt.

+ Mở lớp dạy chữ Hán; truyền bá văn hóa Hán.

+ Áp dụng luật pháp của người Hán để cai trị người Việt.

+ Bắt người Việt phải tuân theo các phong tục tập quán của người Hán.

* Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa ở Việt Nam:

- Chuyển biến về kinh tế:

+ Nông nghiệp có sự chuyển biến mới về phương thức canh tác.

+ Nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, rèn sắt, làm mộc…) tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn.

+ Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm “vải Giao Chỉ”, làm thủy tinh…

+ Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành.

+ Hoạt động buôn bán trong nước và với các nước khác được đẩy mạnh hơn trước.

- Chuyển biến về xã hội:

+ Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.

+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ phương Bắc.

- Những chuyển biến về văn hóa:

+ Xuất hiện các trường dạy chữ Hán tại các quận.

+ Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và nhiều yếu tố văn hóa, phong tục – tập quán được truyền bá vào Việt Nam.

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi trang 69 Lịch sử 6: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Chính sách cai trị về chính trị:

+ Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

+ Cử quan lại người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc.

Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc (ảnh 1)

+ Xây các thành lũy lớn và bố trí đông đảo lực lượng quân đội đồn trú.

Câu hỏi trang 69 Lịch sử 6: Các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mục đích của chính quyền đô hộ: xóa tên nước Âu Lạc, sáp nhập hoàn toàn lãnh thổ Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc; dễ bề cai trị, đàn áp, bóc lột nhân dân.

Câu hỏi trang 69 Lịch sử 6: Dựa vào các hình 14.4, 14.5 và đọc các thông tin tư liệu trên, hãy liệt kê những hình thức bóc lột chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc.

Dựa vào các hình 14.4, 14.5 và đọc các thông tin tư liệu trên (ảnh 1)

Trả lời:

- Chính sách cai trị về kinh tế:

+ Cướp đoạt ruộng đất để lập thành các ấp trại.

+ Áp dụng chế độ thuế khóa nặng nề.

+ Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.

Dựa vào các hình 14.4, 14.5 và đọc các thông tin tư liệu trên (ảnh 1)

+ Nắm độc quyền về sắt và muối.

Câu hỏi trang 70 Lịch sử 6: Việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mục đích của chính quyền đô hộ: đồng hóa của người Việt, khiến người Việt lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán.

Câu hỏi trang 70 Lịch sử 6: Nêu chính sách cai trị về văn hóa các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc.

Trả lời:

Chính sách cai trị về văn hóa:

+ Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, cho ở lẫn với người Việt.

+ Mở lớp dạy chữ Hán; truyền bá văn hóa Hán.

+ Áp dụng luật pháp của người Hán để cai trị người Việt.

+ Bắt người Việt phải tuân theo các phong tục tập quán của người Hán.

Câu hỏi trang 71 Lịch sử 6: Quan sát các hình 14.6, 14.7 và đọc thông tin, hãy cho biết những chuyển biến về kinh tế của người Việt trong thời Bắc thuộc.

Quan sát các hình 14.6, 14.7 và đọc thông tin, hãy cho biết những chuyển biến (ảnh 1)

Trả lời:

- Những chuyển biến về kinh tế của người Việt trong thời Bắc thuộc:

+ Nông nghiệp có sự chuyển biến mới về phương thức canh tác.

+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn.

+ Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm “vải Giao Chỉ”, làm thủy tinh…

+ Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành.

Câu hỏi trang 71 Lịch sử 6: Quan sát bảng trên và đọc thông tin, hãy cho biết sự chuyển biến của xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc.

Quan sát bảng trên và đọc thông tin, hãy cho biết sự chuyển biến của xã hội (ảnh 1)

Trả lời:

- Xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc:

+ Giai cấp thống trị bao gồm: quan lại đô hộ và địa chủ.

+ Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa. Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.

+ Bộ phận Lạc dân dưới thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành các tầng lớp: nông dân công xã; nông dân lệ thuộc và nô tì.

Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 72 Lịch sử 6: Nêu một số nét trong chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc.

Trả lời:

- Chính sách cai trị về chính trị:

+ Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

+ Cử quan lại người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc.

+ Xây các thành lũy lớn và bố trí đông đảo lực lượng quân đội đồn trú.

- Chính sách cai trị về kinh tế:

+ Cướp đoạt ruộng đất để lập thành các ấp trại.

+ Áp dụng chế độ thuế khóa nặng nề.

+ Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.

+ Nắm độc quyền về sắt và muối.

- Chính sách cai trị về văn hóa:

+ Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta.

+ Mở lớp dạy chữ Hán, áp dụng luật Hán.

Nêu một số nét trong chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa (ảnh 1)

+ Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc đối với người Việt.

Câu 2 trang 72 Lịch sử 6: Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam thời Bắc thuộc.

Trả lời:

- Chuyển biến về kinh tế:

+ Nông nghiệp có sự chuyển biến mới về phương thức canh tác.

+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn.

+ Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm “vải Giao Chỉ”, làm thủy tinh…

+ Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành.

- Chuyển biến về xã hội:

+ Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.

+ Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa người Việt với chính quyền đô hộ.

Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam (ảnh 1)

- Những chuyển biến về văn hóa:

+ Xuất hiện các trường dạy chữ Hán tại các quận.

+ Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và nhiều yếu tố văn hóa, phong tục – tập quán được truyền bá vào Việt Nam.

Câu 3 trang 72 Lịch sử 6: Hãy cho biết những cách thức canh tác, nghề thủ công nào trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì, phát triển cho đến ngày nay.

Trả lời:

- Những cách thức canh tác, nghề thủ công vẫn được duy trì, phát triển cho đến nay là:

+ Kĩ thuật chiết cành; sử dụng sức kéo của trâu bò; sử dụng công cụ bằng sắt (cuốc, liềm, xẻng…).

+ Các nghề thủ công: làm mật mía, làm đường; dệt vải từ vỏ cây đay, làm thủy tinh; làm gốm, làm mộc; rèn sắt; đúc đồng…

Hãy cho biết những cách thức canh tác, nghề thủ công nào trong thời Bắc thuộc (ảnh 1)

1 707 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: