Giải Địa Lí 6 Bài 16 (Kết nối tri thức): Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Với giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Địa Lí 6 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 6. 

1 1,146 01/10/2024
Tải về


Mục lục Giải Địa Lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi trang 146 Địa Lí 6 – KNTT:

1. Em hãy đọc giá trị nhiệt độ không khí hiển trị trên nhiệt kế ở hình 1.

Em hãy đọc giá trị nhiệt độ không khí (ảnh 1)

2. Ở trạm khí tượng Láng (Hà Nội), kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm trong ngày 25 tháng 7 năm 2019 lần lượt là 27°C, 27°C, 32°C, 30 °C. Hãy cho biết nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó.

Trả lời:

1. Vạch thủy ngân màu đỏ đang ở mức 180C. Vậy nhiệt độ không khí lúc này là 180C.

2. Nhiệt độ không khí trung bình được tính bằng trung bình cộng của các lần đo trong ngày:

(27°C + 27°C + 32°C + 30°C) : 4 = 29°C.

Vậy nhiệt độ không khí trung bình là 29°C.

Câu hỏi trang 147 Địa Lí 6 – KNTT: Quan sát hình 2 và đọc thông tin mục 1b, em hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí giữa các địa điểm. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Ma-ni-la gần với xích đạo và có vĩ độ thấp (nằm trong khoảng từ 0° đến 30°B), có nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 25,4°C.

- Xơ-un nằm ở khu vực có vĩ độ trung bình (từ khoảng 30°B đến 60°B), có nhiệt độ trung bình năm là 13,3°C.

- Tích-xi gần cực nhất có vĩ độ cao (từ khoảng 60°B đến 90°B). có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 12,8°C.

- Do Ma-ni-la nằm gần xích đạo, có góc chiếu Mặt Trời lớn, nhận được nhiều nhiệt từ Mặt Trời nhất nên có nền nhiệt trung bình cao nhất. Góc chiếu Mặt Trời giảm dần từ xích đạo về cực, nên càng gần cực nhiệt lượng càng giảm. Vậy Tích-xi nằm gần cực nhất nên có nền nhiệt trung bình thấp nhất.

Câu hỏi trang 148 Địa Lí 6 – KNTT:

1. Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4. Còn bao nhiều % nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà?

Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị (ảnh 1)

2. Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 5, em hãy mô tả quá trình hình thành mây và mưa. Gợi ý:

- Hơi nước trong không khí được cung cấp từ những nguồn nào?

- Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây?

- Khi nào mây tạo thành mưa?

Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị (ảnh 1)

Trả lời:

1. Giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4 là 85%. Không khí bão hòa khi độ ẩm đạt 100%. Vậy còn 15% nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà.

2. Quá trình tạo mây và mưa:

- Hơi nước trong không khí được cung cấp từ những nguồn: đại dương, sông hồ trên bề mặt Trái Đất và cơ thể sinh vật.

- Khi không khí đã bão hòa hơi nước mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước hoặc bị lạnh đi thì sẽ xảy ra hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ. Các hạt nước này tập hợp lại thành từng đám gọi là mây.

- Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mưa: Các hạt nước trong mây lớn dần và khi đủ nặng sẽ rơi xuống thành mưa.

- Mô tả hình 5:

Nước trong biển, đại dương, sông hồ và cơ thể sinh vật được Mặt Trời đốt nóng bốc hơi lên gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành các đám mây, khi các đám mây đủ nặng sẽ rơi xuống tạo thành mưa, cung cấp nước cho sông hồ, bề mặt đất và các biển, đại dương. Tạo thành một vòng tuần hoàn nước khép kín.

Câu hỏi trang 149 Địa Lí 6 – KNTT: Hãy xác định trên bản đồ hình 6:

- Những vùng có lượng mưa trung bình năm trên 2 000 mm.

- Những vùng có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm.

Hãy xác định trên bản đồ hình 6 (ảnh 1)

Trả lời:

- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là: dải đồng bằng ven biển phía Tây của Bắc Mĩ, khu vực Trung Mĩ, vùng xích đạo phía Bắc Nam Mỹ, vùng ven biển Trung Phi, phía Đông Bắc khu vực Nam Á, một số nước thuộc Đông Nam Á,...

- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm là: Bắc Phi, khu vực Tây Nam Á, Trung Á, nội địa Ô-xtrây-li-a, phía Bắc Canada, một phần bán đảo Grơnlen, Đông Bắc Liên Bang Nga và toàn bộ châu Nam Cực,...

Luyện tập & Vận dụng

Câu 1 trang 149 Địa Lí 6 – KNTT: Cho bảng số liệu sau:

Cho bảng số liệu sau (ảnh 2)

Tính nhiệt độ trung bình năm của trạm:

Trả lời:

Nhiệt độ trung bình năm của trạm được tính bằng trung bình cộng nhiệt độ của 12 tháng: (25.8 + 26.7 + 27.9 + 28.9 + 28.3 + 27.5 + 27.1 + 27.1 + 26.8 + 26.7 + 26.4 + 25.7) : 12 = 27,0750C.

Vậy nhiệt độ trung bình năm của trạm A là 27,0750C.

Câu 2 trang 149 Địa Lí 6 – KNTT: Em hãy nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống.

Trả lời:

- Mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các sông, hồ ở vùng nhiệt đới, mang đến nguồn sống cho đa số các sinh vật trên Trái Đất.

- Mưa cung cấp độ ẩm cho không khí, khiến cho thời tiết dịu hơn bớt khô lạnh vào mùa đông và bớt nóng bức vào mùa hè.

- Mưa giúp rửa sạch không khí: Các bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí được mưa làm sạch khiến cho không khí trong lành, giảm ô nhiễm hơn.

- Nước mưa có thể được sử dụng làm nước uống, nước sinh hoạt ở các vùng có ít nước ngầm hoặc ít sông hồ.

- Mưa là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi, giúp cây cối xanh tốt, là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 3 trang 149 Địa Lí 6 – KNTT: Theo dõi bản tin dự báo thời tiết trong một ngày. Cho biết nhiệt độ không khí cao nhất và nhiệt độ không khí thấp nhất, sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày ở bản tin đó.

Trả lời:

Ví dụ: Thời tiết Hà Nội ngày 17/06/2021.

Theo dõi bản tin dự báo thời tiết trong một ngày (ảnh 1)

- Nhiệt độ không khí cao nhất là 370C.

- Nhiệt độ không khí thấp nhất là 270C.

- Sự chênh lệch nhiệt độ không khí trong ngày là: 370C – 270C = 100C.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

1. Nhiệt độ không khí

a. Nhiệt độ không khí và cách sử dụng nhiệt kế

- Khái nhiệm: nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh trên bề mặt Trái Đất.

- Nguyên nhân: nhiệt trên bề mặt Trái Đất là do Mặt Trời cung cấp.

- Đơn vị đo: 0C.

- Dụng cụ đo: nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử.

- Cách đo: Nhiệt kế được đặt trong một lều khí tượng màu trắng, cách mặt đất 1,5m. Ngày lấy kết quả 4 lần.

- Nhiệt độ trung bình:

+ Trung bình ngày là trung bình cộng của 4 lần đo trong ngày.

+ Trung bình tháng là trung bình cộng của tất cả các ngày trong tháng.

+ Trung bình năm là trung bình cộng 12 tháng trong năm.

b. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.

- Vùng có nhiệt độ không khí lớn nhất là ở Xích Đạo, do có góc chiếu Mặt Trời lớn nên lượng nhiệt nhận được lớn.

- Nhiệt độ không khí giảm dần về cực do góc chiếu của Mặt Trời nhỏ dần về phía hai cực.

Tài liệu VietJack

2. Mây và mưa

a. Quá trình hình thành mây và mưa. Cách sử dụng ẩm kế.

- Độ ẩm không khí:

+ Là tỉ lệ hơi nước có trong không khí, hơi nước càng nhiều thì độ ẩm không khí càng cao.

+ Đơn vị: %.

+ Dụng cụ đo: ẩm kế.

+ Độ ẩm không khí bão hòa là khi không khí không thể chứa thêm được hơi nước nữa, độ ẩm đạt 100%.

- Quá trình hình thành mây và mưa:

+ Khi không khí đã bão hòa hơi nước mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước hoặc bị lạnh đi thì sẽ xảy ra hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ. Các hạt nước này tập hợp lại thành từng đám gọi là mây.

+ Các hạt nước trong mây lớn dần và khi đủ nặng sẽ rơi xuống thành mưa.

b. Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

Lượng mưa phân bố không đều:

+ Mưa nhiều nhất ở Xích Đạo.

+ Mưa trung bình ở vùng ôn đới.

+ Mưa rất ít ở khu vực chí tuyến và hai cực.

Tài liệu VietJack

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Bài 19: Thủy quyền và vòng tuần hoàn lớn của nước

Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà

Bài 21: Biển và đại dương

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Trắc nghiệm Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

1 1,146 01/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: