Giải Địa Lí 6 Bài 19 (Kết nối tri thức): Thủy quyền và vòng tuần hoàn lớn của nước
Với giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 19: Thủy quyền và vòng tuần hoàn lớn của nước sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Địa Lí 6 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 6.
Mục lục Giải Địa Lí 6 Bài 19: Thủy quyền và vòng tuần hoàn lớn của nước
Câu hỏi giữa bài:
Câu hỏi trang 156 Địa Lí 6 – KNTT: Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:
- Kể tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển.
- Cho biết nước ngọt tồn tại dưới những dạng nào. Nêu tỉ lệ của từng dạng.
Trả lời:
- Các thành phần chủ yếu của thủy quyển: Nước mặn (97,5%), nước ngọt (2,5%).
- Nước ngọt tồn tại ở 3 dạng gồm nước ngầm (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%).
Câu hỏi trang 157 Địa Lí 6 – KNTT: Quan sát sơ đồ hình 2 và kết hợp với hiểu biết của em, hãy cho biết:
1. Cho biết nước mưa rơi xuống bề mặt đất sẽ tồn tại ở những đâu.
2. Mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.
Trả lời:
1. Nước mưa có thể tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm, băng tuyết trên núi,...
2. Chu kỳ tuần hoàn của nước là dòng chuyển động liên tục của nước và không có điểm bắt đầu, tuy nhiên chúng ta có thể bắt đầu từ sông hồ và đại dương.
Mặt trời làm nóng bề mặt trái đất làm cho nước bốc hơi. Hơi nước bốc lên tầng khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa. Mưa xuống, nước được giữ lại ở sông hồ hay nước ngầm, các vùng nước đóng băng…Từ đó nước tiếp tục di chuyển theo vòng tuần hoàn của nó….
Luyện tập & Vận dụng
Câu 1 trang 157 Địa Lí 6 – KNTT: Nước trong các sông, hồ có tham gia vào các vòng tuần hoàn lớn của nước không? Vì sao?
Trả lời:
Nước trong các sông, hồ có tham gia vào các vòng tuần hoàn lớn của nước. Vì nước trong ao hồ cũng là nước trong thiên nhiên, và đều có thể tham gia vào quá trình vận động, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Câu 2 trang 157 Địa Lí 6 – KNTT: Nguồn nước ngọt ở Việt Nam đang suy giảm về số lượng và bị ô nhiễm nghiêm trọng. Em hãy tìm hiểu và cho biết, tình trạng đó dẫn đến những hậu quả gì?
Trả lời:
- Tình trạng: Việt Nam có nguồn nước mặt, nước ngầm tương đối dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nước này đang có nguy cơ ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp và xả thải sinh hoạt ở các đô thị. Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng nên hiện tượng xâm mặn vào sâu qua các cửa sông, làm ảnh hưởng tới chất lượng nước ngọt của các địa phương. Ở một số đoạn sông, nước sông bị ô nhiễm với mức độ cao, xu hướng ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nước sông để cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, có thể gây ra những hiểm họa khôn lường.
- Hậu quả:
+ Hầu như tất cả các loại ô nhiễm nước đều có hại cho sức khỏe của con người, động vật và thực vật.
+ Đối với con người và sinh vật: khi sử dụng nước ô nhiễm sẽ ngộ độc, làm chậm sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể, gây ung thư, dị tật bẩm sinh, phát sinh dịch bệnh, hoặc có thể gây tử vong.
+ Các hạt lơ lửng thường có thể làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước, làm gián đoạn sự phát triển của thực vật quang hợp và vi sinh vật.
+ Ô nhiễm nước có thể gây tổn hại cho nền kinh tế vì nó có thể tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm.
+ Chất thải không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nước và chảy vào các đại dương.
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
1. Thủy quyển
- Khái niệm: là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, bao gồm trên bề mặt và trong vỏ của Trái Đất.
- Thành phần: Nước ngọt (2,5%) và nước mặn (97,5%).
+ Nước mặn: Biển và đại dương.
+ Nước ngọt: nước ngầm (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%).
2. Vòng tuần hoàn lớn của nước
Hơi nước bốc lên, gặp lạnh hơi nước ngưng tụ thành những đám mây. Gió đưa mây di chuyển vào đất liền, những đám mây nặng hạt sẽ rơi xuống thành mưa. Mưa xuống
nước được giữ lại ở sông hồ hay nước ngầm, các vùng nước đóng băng…Từ đó nước tiếp tục di chuyển theo vòng tuần hoàn của nó….
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà
Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
Trắc nghiệm Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Kết nối tri thức
- Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 6 – Kết nối tri thức
- Giải Vở thực hành Toán lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 6 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 - Kết nối tri thức
- Giải sgk GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 6 – Global Success
- Giải sbt Tiếng Anh 6 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 6 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global success