Giải bài tập trang 61 Chuyên đề Hóa 10 Bài 9 - Cánh diều

Với giải bài tập trang 61 Chuyên đề Hóa 10 trong Bài 9: Thực hành thí nghiệm hóa học ảo sách Chuyên đề Hóa lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Hóa 10 trang 61.

1 500 lượt xem


Giải bài tập trang 61 Chuyên đề Hóa 10 - Cánh diều

Câu hỏi 6 trang 61 Chuyên đề Hóa 10: Vì sao phải sử dụng cốc chia độ?

Trả lời:

Sử dụng cốc chia độ để lấy được chính xác lượng dung dịch hydrochloric acid 2M (là 50 mL).

Câu hỏi 7 trang 61 Chuyên đề Hóa 10: Vì sao HCl được cho vào rất dư so với lượng cần phản ứng?

Trả lời:

HCl được cho vào rất dư so với lượng cần phản ứng để Mg phản ứng hoàn toàn.

Câu hỏi 8 trang 61 Chuyên đề Hóa 10: Vì sao nhiệt độ lại tăng lên khi phản ứng xảy ra?

Trả lời:

Nhiệt độ tăng lên khi phản ứng xảy ra do phản ứng tỏa nhiệt (có biến thiên enthalpy của phản ứng là -466,0 kJ < 0).

Câu hỏi 9 trang 61 Chuyên đề Hóa 10: Vì sao nhiệt độ hỗn hợp chỉ tăng lên tới 46oC?

Trả lời:

1 mol Mg phản ứng tỏa ra 466,0 kJ nhiệt lượng

0,24 gam = 0,01 mol Mg tỏa ra 466.0,01 = 4,66kJ nhiệt lượng.

Lượng nhiệt này tương đương với 46oC.

Câu hỏi 10 trang 61 Chuyên đề Hóa 10: Vì sao sau đó nhiệt độ dung dịch lại giảm dần?

Trả lời:

Phản ứng kết thúc, đồng thời dừng tỏa nhiệt. Sau khi phản ứng kết thúc, nhiệt độ trong cốc giảm dần để cân bằng với nhiệt độ môi trường.

Câu hỏi 11 trang 61 Chuyên đề Hóa 10: Một bạn học sinh tính lượng nhiệt tỏa ra trong thí nghiệm như sau. Biết rằng, nhiệt dung riêng của nước là 4,184 J g-1 K-1 (nghĩa là để nâng nhiệt độ của 1,0 g nước lên 1oC thì cần cung cấp 4,184 J nhiệt lượng); khối lượng riêng của nước, D = 1 g mL-1.

- Khối lượng nước là m = V × D = 50 × 1,0 = 50 g

- Lượng nhiệt tỏa ra tính được theo công thức:

Q = C × m  × (T2 – T1) = 4,184 × 50 × (46 – 25) = 4393,2 J

Lượng nhiệt tỏa ra thực tế trong thí nghiệm này là bao nhiêu kJ? Vì sao lại có sự sai khác giữa kết quả tính của bạn học sinh và kết quả thực tế?

Trả lời:

Lượng nhiệt tỏa ra thực tế trong thí nghiệm này là 4,66 kJ.

Có sự sai khác giữa kết quả tính của bạn học sinh và kết quả thực tế là do ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.

Câu hỏi 12 trang 61 Chuyên đề Hóa 10: Cho biết ΔfH2980 (kJ mol-1) các chất ở trạng thái tương ứng như sau:

Chất

Mg(s)

H2(g)

HCl(g)

HCl(aq)

MgCl2(s)

MgCl2(aq)

ΔfH2980

0

0

-92,3

-167,16

-641,1

-800

 Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng diễn ra trong thí nghiệm trên và tính ΔfH2980 của phản ứng.

Trả lời:

Phương trình hóa học của phản ứng:

Mg(s) + 2HCl((aq) → MgCl2(aq) + H2(g)

ΔrH2980 = ΔfH2980(MgCl2(aq)) + ΔfH2980(H2(g)) - ΔfH2980(Mg(s)) – 2. ΔfH2980(HCl((aq))

ΔrH2980 = (-800) + 0 – 0 – 2.(-167,16) = -465,68 kJ.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Hóa lớp 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải bài tập trang 59 Chuyên đề Hóa 10 Bài 9

Giải bài tập trang 62 Chuyên đề Hóa 10 Bài 9

1 500 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: