Giải bài tập trang 25 Chuyên đề Toán 10 Bài tập cuối chuyên đề 1 - Chân trời sáng tạo

Với Giải bài tập trang 25 Chuyên đề Toán 10 trong Bài tập cuối chuyên đề 1 sách Chuyên đề Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo  hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Toán 10 trang 25.

1 4455 lượt xem


Giải bài tập trang 25 Chuyên đề Toán 10 Bài tập cuối chuyên đề 1 - Chân trời sáng tạo

Bài 8 trang 25 Chuyên đề Toán 10:

Cho sơ đồ mạch điện như Hình 1. Biết rằng R = R1 = R2 = 5 Ω. Hãy tính các cường độ dòng điện I, I1 và I2.

Chuyên đề Toán 10 Bài tập cuối chuyên đề 1 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Chuyên đề Toán 10 Bài tập cuối chuyên đề 1 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tổng cường độ dòng điện ra vào vào tại điểm B bằng nhau nên ta có I = I1 + I2 (1).

Hiệu điện thế giữa hai điểm A và C được tính bởi:

UAC = IR + I1R1 = 5I + 5I1, suy ra 5I + 5I1 = 4 (2).

Hiệu điện thế giữa hai điểm B và C được tính bởi:

UBC = I1R1 = I2R2, suy ra 5I1 = 5I2 hay I1 = I2 (3).

Từ (1), (2) và (3) ta có hệ phương trình: II1I2=05I+5I1=4I1I2=0.

Giải hệ này ta được I=815,I1=415,I2=415.

Bài 9 trang 25 Chuyên đề Toán 10:

Cho A, B và C là ba dung dịch cùng loại acid có nồng độ khác nhau. Biết rằng nếu trộn ba dung dịch mỗi loại 100 ml thì được dung dịch nồng độ 0,4 M (mol/lít); nếu trộn 100 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B thì được dung dịch nồng độ 0,6 M; nếu trộn 100 ml dung dịch B với 200 ml dung dịch C thì được dung dịch nồng độ 0,3 M. Mỗi dung dịch A, B và C có nồng độ bao nhiêu?

Lời giải:

Gọi nồng độ của mỗi dung dịch A, B, C lần lượt là x, y, z (M).

Theo đề bài ta có:

– Nếu trộn ba dung dịch mỗi loại 100 ml thì được dung dịch nồng độ 0,4 M, suy ra 0,1x+0,1y+0,1z0,1+0,1+0,1 = 0,4 hay x + y + z = 1,2 (1).

– Nếu trộn 100 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B thì được dung dịch nồng độ 0,6 M, suy ra 0,1x+0,2y0,1+0,2 = 0,6 hay x + 2y = 1,8 (2).

– Nếu trộn 100 ml dung dịch B với 200 ml dung dịch C thì được dung dịch nồng độ 0,3 M, suy ra 0,1y+0,2z0,1+0,2 = 0,3 hay y + 2z = 0,9 (3).

Từ (1), (2) và (3) ta có hệ phương trình: x+y+z=1,2x+2y=1,8y+2z=0,9.

Giải hệ này ta được x = 0,4; y = 0,7; z = 0,1.

Vậy nồng độ của mỗi dung dịch A, B, C lần lượt là 0,4 M; 0,7 M; 0,1 M.

Bài 10 trang 25 Chuyên đề Toán 10:

Xăng sinh học E5 là hỗn hợp xăng không chì truyền thống và cồn sinh học (bio – ethanol). Trong loại xăng này chứa 5% cồn sinh học. Khi động cơ đốt cháy lượng cồn trên thì xảy ra phản ứng hoá học

C2H6O + O2 to CO2 + H2O.

Cân bằng phương trình hoá học trên.

Lời giải:

Gọi x, y, z, t lần lượt là bốn số nguyên dương thoả mãn cân bằng phương trình phản ứng hoá học:

xC2H6O + yO2 to zCO2 + tH2O.

Số nguyên tử C ở hai vế bằng nhau, ta có 2x = z (1).

Số nguyên từ H ở hai vế bằng nhau, ta có 6x = 2t hay 3x = t (2).

Số nguyên từ O ở hai vế bằng nhau, ta có x + 2y = 2z + t (3).

Thay (1) và (2) vào (3) ta được x + 2y = 2 . 2x + 3x hay y = 3x.

Vậy y = 3x, z = 2x, t = 3x.

Để phương trình có hệ số đơn giản, ta chọn x = 1, khi đó y = 3, z = 2, t = 3.

Vậy phương trình cân bằng phản ứng hoá học là C2H6O + 3O2 to 2CO2 + 3H2O.

Bài 11 trang 25 Chuyên đề Toán 10:

Trên thị trường hàng hoá có ba loại sản phẩm A, B, C với giá mỗi tấn tương ứng là x, y, z (đơn vị: triệu đồng, x ≥ 0, y ≥ 0, z ≥ 0). Lượng cung và lượng cầu của mỗi sản phẩm được cho trong bảng dưới đây:

Sản phẩm

Lượng cung

Lượng cầu

A

QSA= –60 + 4x – 2z

QDA= 137 – 3x + y

B

QSB= –30 – x + 5y – z

QDB= 131 + x –4y + z

C

QSC= –30 –2x + 3z

QDC= 157 + y – 2z

Tìm giá của mỗi sản phẩm để thị trường cân bằng.

Lời giải:

Thị trường cân bằng khi QSA=QDAQSB=QDBQSC=QDC

60+4x2z=1373x+y30x+5yz=131+x4y+z302x+3z=157+y2z7xy2z=1972x9y+2z=1612x+y5z=187x=54y=45z=68.

Vậy giá mỗi mỗi sản phẩm A, B, C lần lượt là 54, 45 và 68 triệu đồng.

Bài 12 trang 25 Chuyên đề Toán 10:

Giải bài toán cổ sau:

Trăm trâu, trăm cỏ

Trâu đứng ăn năm

Trâu nằm ăn ba

Lụ khụ trâu già

Ba con một bó

Hỏi có bao nhiêu con trâu đứng, trâu nằm, trâu già?

Lời giải:

Gọi số trâu đứng, trâu nằm, trâu già lần lượt là x, y, z (x, y, z là số nguyên dương).

Theo đề bài ta có hệ phương trình: x+y+z=1005x+3y+13z=100 (*).

x+y=100z15x+9y=300zx=300+4z3y=6007z3*x=4z3100y=2007z3.

Vì x > 0 nên 4z3100>0 z>75,

y > 0 nên 2007z3>0z<85.

Mà z là số nguyên dương nên z76;77;...;84.

Lại có x là số nguyên nên 4z3100 là số nguyên, suy ra z ⁝ 3 z78;81;84.

+) Với z = 78 thì x = 4, y = 18.

+) Với z = 81 thì x = 8, y = 11.

+) Với z = 84 thì x = 12, y = 4.

Vậy số trâu đứng, trâu nằm, trâu già theo thứ tự có thể là một trong ba bộ số (4; 18; 78), (8; 11; 81), (12; 4; 84).

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải bài tập trang 24 Chuyên đề Toán 10 Bài tập cuối chuyên đề 1

1 4455 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: