Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Học kì 2 (Cánh diều 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 8 Học kì 2.

1 405 02/10/2024


Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Học kì 2 (Cánh diều 2025)

Câu 1: Cấu trúc nào sau đây không thuộc tuyến trên thận?

  • A. Vỏ tuyến.
  • B. Tủy tuyến.
  • C. Màng liên kết.
  • D. Ống dẫn.

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khí nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn

  • A. nhiều hơn- ít hơn
  • B. nhiều hơn- nhiều hơn
  • C. ít hơn- nhiều hơn
  • D. ít hơn- ít hơn

Câu 3: Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là

  • A. lá thành.
  • B. lá tạng.
  • C. phế nang.
  • D. phế quản.

Câu 4: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh?

Về mùa đông, ở các xứ lạnh

  • A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước.
  • B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.
  • C. nước ở mặt hồ đóng băng trước.
  • D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.

Câu 5: Môi trường trong của cơ thể gồm

  • A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.
  • B. Máu, nước mô, bạch huyết
  • C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể
  • D. Máu, nước mô, bạch cầu

Câu 6: ADH sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan nào dưới đây?

  • A. Gan
  • B. Tim
  • C. Thận
  • D. Phổi

Câu 7: Đâu không phải là biện pháp bón phân để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón hóa học:

  • A. Bón đúng loại.
  • B. Bón đúng lúc.
  • C. Bón đúng liều lượng.
  • D. Bón đúng giờ giấc.

Câu 8: Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng?

  • A. 4 lớp
  • B. 3 lớp
  • C. 2 lớp
  • D. 1 lớp

Câu 9: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  • B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
  • C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  • D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 10: Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì?

  • A. Tuyến nhờn
  • B. Mạch máu
  • C. Sắc tố da
  • D. Thụ quan

Câu 11: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?

  • A. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
  • B. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
  • C. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
  • D. Vành tai hứng sóng âm → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng nhĩ rung → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.

Câu 12: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là

  • A. mật độ.
  • B. tỉ lệ giới tính.
  • C. cấu trúc tuổi.
  • D. độ đa dạng loài.

Câu 13: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế

  • A. bổ sung.
  • B. chủ động.
  • C. thẩm thấu.
  • D. khuếch tán.

Câu 14: Lớp tế bào chết ở da là?

  • A. Tầng sừng.
  • B. Tầng sừng và lớp bì
  • C. Tầng sừng và tuyến nhờn.
  • D. Lớp bì và tuyến nhờn.

Câu 15: Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là

  • A. Độ đa dạng
  • B. Độ nhiều
  • C. Độ thường gặp
  • D. Độ tập trung

Câu 16: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây?

  • A. Huyết tương
  • B. Hồng cầu
  • C. Bạch cầu
  • D. Tiểu cầu

Câu 17: Phân bón vi lượng cung cấp chất dinh dưỡng gì cho cây?

  • A. Nguyên tố Ca, Mg, S
  • B. Nguyên tố N, P, K
  • C. Nguyên tố Si, B, Zn, Fe, Cu
  • D. Các chất khác

Câu 18: Tuyến giáp có chức năng gì?

  • A. Tham gia điều hoà calcium và phosphorus trong máu.
  • B. Tiết dịch tiêu hoá và tiết hormone.
  • C. Điều hoà đường huyết, muối sodium trong máu.
  • D. Tiết hormone sinh dục.

Câu 19: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở

  • A. Một khu vực nhất định
  • B. Một khoảng không gian rộng lớn
  • C. Một đơn vị diện tích
  • D. Một đơn vị diện tích hay thể tích

Câu 20: Ở người, hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống thuộc về

  • A. phân hệ đối giao cảm và hệ thần kinh vận động.
  • B. hệ thần kinh vận động.
  • C. phân hệ đối giao cảm.
  • D. phân hệ giao cảm.

Câu 21: Trong thang màu pH, các base thường có

  • A. Gam màu nóng
  • B. Gam màu lạnh
  • C. Màu neon
  • D. Màu pastel

Câu 22: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi

  • A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
  • B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
  • C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
  • D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.

Câu 23: Cho phản ứng A + 2B → C

Cho biết nồng độ ban đầu của A là 0,8M, của B là 0,9M và hằng số tốc độ k = 0,3. Hãy tính tốc độ phản ứng khi nồng độ chất A giảm 0,2M.

  • A. 0,03
  • B. 0,035
  • C. 0,04
  • D. 0,045

Câu 24: Trong cơ thể người, máu được duy trì ở pH

  • A. 7,35 - 7,45
  • B. 5,5 - 6,5
  • C. 6,25 - 7,75
  • D. 5,5 - 7,5.

Câu 25: Cho phản ứng: A+ 2B → C

Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4. Tính tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.

  • A. 0052 mol/l.s
  • B. 0,0062 mol/l.s
  • C. 0,0072 mol/l.s
  • D. 0,0082 mol/l.s

1 405 02/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: