Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Giữa học kì 2 (Cánh diều 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Giữa học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 8 Giữa kì 2.

1 234 02/10/2024


Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Giữa học kì 2 (Cánh diều 2025)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Các vật nhiễm điện ………… thì đẩy nhau, ………….. thì hút nhau

  • A. Khác loại, cùng loại
  • B. Cùng loại, khác loại
  • C. Như nhau, khác nhau
  • D. Khác nhau, như nhau

Câu 2: Nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật càng:

  • A. Chậm
  • B. Nhanh
  • C. Không đổi
  • D. Vừa tăng vừa giảm

Câu 3: Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu ổ cắm điện trong nhà, ta phải chỉnh trên vôn kế có giới hạn đo:

  • A. Điện một chiều (DC), GHĐ bằng 220 V
  • B. Điện xoay chiều (AC), GHĐ nhỏ hơn 220 V
  • C. Điện một chiều (DC), GHĐ lớn hơn 220 V
  • D. Điện xoay chiều (AC), GHĐ lớn hơn 220 V

Câu 4: Chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng phát sáng
  • B. Tác dụng nhiệt
  • C. Tác dụng từ
  • D. Tác dụng hóa học

Câu 5: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

  • A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  • B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
  • C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  • D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 6: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

  • A. Rắn, lỏng, khí.
  • B. Rắn, khí, lỏng.
  • C. Khí, lỏng, rắn.
  • D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 7: Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc

  • A. Cây thước hút sợi tóc.
  • B. Cây thước đẩy sợi tóc.
  • C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc.
  • D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa.

Câu 8: Các cơ quan trong hệ hô hấp là?

  • A. Phổi và thực quản
  • B. Đường dẫn khí và thực quản
  • C. Thực quản, đường dẫn khí và phổi
  • D. Phổi, đường dẫn khí và thanh quản.

Câu 9: Sắp xếp theo thứ tự các chất có nhiệt độ nóng chảy tăng dần

  • A. Vonfram, thép, đồng, chì
  • B. Chì, đồng, thép, vonfram
  • C. Chì, thép, đồng, vonfram
  • D. Thép, đồng, chì, vonfram

Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

  • A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.
  • B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.
  • C. Một máy bay đang bay trên cao.
  • D. Một ô tô đang chuyển động trên đường.

Câu 11: Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào không dùng để giữ an toàn cho mạch điện?

  • A. Chuông điện.
  • B. Role.
  • C. Câu dao tự động.
  • D. Câu chì.

Câu 12: Hệ cơ quan có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là?

  • A. Hệ hô hấp
  • B. Hệ thần kinh
  • C. Hệ tiêu hóa
  • D. Hệ bài tiết

Câu 13: Một quả bóng khối lượng 200 g rơi từ độ cao 15 m xuống sân và nảy lên được 10 m. Độ biến thiên nội năng của quả bóng bằng (lấy g = 10 m/s2)

  • A. 10 J
  • B. 20 J
  • C. 15 J.
  • D. 25 J

Câu 14: Điều nào không đúng khi tập luyện thể dục, thể thao?

  • A. Vận động càng mạnh càng tốt
  • B. Sử dụng trang phục phù hợp khi tập
  • C. Bổ sung nước hợp lí
  • D. Khởi động kĩ trước khi tập

Câu 15: Có thể nhận biết vật nhiễm điện bằng cách

  • A. Đưa vật lại gần các mẩu giấy vụn, các mẩu giấy bị hút hoặc đẩy
  • B. Đưa vật nhẹ lại gần nó sẽ bị hút
  • C. Đưa các sợi tơ lại gần nó bị duỗi thẳng
  • D. Đưa các sợi tóc lại gần tóc bị xoắn lại

Câu 16: Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao vì:

  • A. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
  • B. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
  • C. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
  • D. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.

Câu 17: Chất hữu cơ trong xương giúp xương có

  • A. tính đàn hồi
  • B. tính rắn chắc
  • C. tính dẻo
  • D. tính cứng

Câu 18: Chọn câu đúng

  • A. Dòng điện trong mạch có chiều cùng chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại
  • B. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại
  • C. Dòng điện trong mạch có chiều cùng với chiều dịch chuyển có hướng của các ion dương trong dây dẫn kim loại
  • D. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các ion âm trong dây dẫn kim loại

Câu 19: Xương nào có chức năng bảo vệ?

  • A. Xương dẹt của hộp sọ
  • B. Xương ngắn của cổ tay
  • C. Xương đùi
  • D. Xương sườn

Câu 20: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với………..được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng……….

  • A. Cực dương, tác dụng hóa học
  • B. Cực âm, tác dụng nhiệt
  • C. Cực âm, tác dụng hóa học
  • D. Cực dương, tác dụng từ

Câu 21: Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan

  • A. Răng, lưỡi, cơ má.
  • B. Răng và lưỡi
  • C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má
  • D. Răng, lưỡi, cơ môi.

Câu 22: Đối với pin tròn thường sử dụng trong các đồng hồ treo tường trong nhà, giá trị hiệu điện thế giữa hai cực là:

  • A. 1,5 V
  • B. 3,0 V
  • C. 6,0 V
  • D. 9,0 V

Câu 23: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?

  • A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.
  • B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.
  • C. Khối lượng tăng, thể tích giảm.
  • D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.

Câu 24: 1 đơn vị đường bằng bao nhiêu gram mật ong?

  • A. 5g
  • B. 8g
  • C. 6g
  • D. 11g

Câu 25: Đâu không phải thực phẩm bị ô nhiễm

  • A. Thực phẩm chứa kim loại nặng (như chì, thủy ngân,…)
  • B. Thực phẩm lên men (như mẻ, dưa muối,…)
  • C. Thực phẩm ôi thui
  • D. Thực phẩm chứa độc tố tự nhiên (như cá nóc, lá ngón,…)

1 234 02/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: