Đề cương Giữa học kì 1 Hóa học lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất

Đề cương Giữa học kì 1 Hóa học lớp 9 chi tiết nhất giúp học sinh củng cố thêm kiến thức để học tốt môn Hóa 9. Mời các bạn đón xem:

1 645 lượt xem
Tải về


Đề cương Giữa học kì 1 Hóa học lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất

    I. LÝ THUYẾT: Học sinh học kĩ và trả lời các câu hỏi sau vào vở ghi

    Tình bày tính chất hóa học của: oxit, axit, bazơ, muối, axit sunfuric đặc.

    Trình bày tính chất vật lý của CaO, SO2, H2SO4, NaOH.

    Trình bày nguyên liệu, PTHH điều chế: SO2, CaO, H2SO4, NaOH.

    Trình bày ứng dụng của CaO, NaCl, SO2, H2SO4.

    Lưu ý: Học sinh ôn lại kiến thức tính tan của các axit, bazơ, muối.

    II. BÀI TẬP: Học sinh làm các bài tập sau vào vở ghi

    Bài 1: Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau:

    a. S → SO2 → SO3 → H2SO4 → Na2SO4 → BaSO4

    b. SO2 → Na2SO3 → Na2SO4 → NaOH → Na2CO3

    c. CaO → CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → CaSO4

    d. Cu → CuO → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu → CuSO4

    Bài 2: Cho các chất: Na2CO3, BaCl2, BaCO3, Cu(OH)2, Fe, ZnO. Chất nào ở trên phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng để tạo thành:

    a) Chất kết tủa màu trắng.

    b) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. c) Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.

    d) Chất kết tủa màu trắng đồng thời có chất khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.

    e) Dung dịch có màu xanh lam.

    f) Dung dịch không màu.

    Hãy viết các phương trình hoá học cho các phản ứng trên.

    Bài 3: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch:

    a) AgNO3, NaCl

    b) NaOH, HCl, NaNO3, NaCl.

    c) KOH, K2SO4, H2SO4, KNO3

    Bài 4: Trung hòa dung dịch KOH 2M bằng 250ml HCl 1,5M.

    a) Tính thể tích dung dịch KOH cần dùng cho phản ứng.

    b) Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được sau phản ứng.

    c)  Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH 10% thì cần phải lấy bao nhiêu gam dung dịch NaOH để trung hòa hết lượng axit trên.

    Bài 5: Cho bột kẽm tác dụng với 32g dung dịch CuSO4 10%.

    a) Viết phương trình hoá học. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?

    b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.

    c) Xác định nồng độ % của dung dịch sau phản ứng.

    Bài 6: Cho Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X.

    a) Viết phương trình hoá học xảy ra.

    b) Tính khối lượng Fe2O3 đã dùng.

    c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan.

    Bài 7: Cho m gam Na2CO3 tác dụng vừa đủ với a gam dung dịch HCl 3,65%, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc).

    a) Viết PTHH xảy ra.

    b) Tính m.

    c) Tính a.

    d) Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch thu được sau phản ứng.

    1 645 lượt xem
    Tải về


    Xem thêm các chương trình khác: