Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Với giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 CD Bài 2.

1 3,159 12/11/2022


Giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

A/ Câu hỏi đầu bài

Mở đầu trang 51 Chuyên đề Vật lí 10: Dầu khí hiện đang là nguồn năng lượng chính để vận hành nền kinh tế. Theo số liệu trang Worldometers.info, ước tính năm 2016 Trái Đất chỉ còn dự trữ khoảng 1,65 nghìn tỉ thùng dầu (xấp xỉ 225 tỉ tấn dầu). Với mức độ tiêu thụ như hiện nay thì chỉ khoảng 50 năm nữa là nguồn nhiên liệu này sẽ bị cạn kiệt. Mặt khác, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí tự nhiên sẽ sinh ra các chất độc hại và phát thải quá mức khí nhà kính làm Trái Đất nóng lên, gây ra biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu. Tại sao chúng ta cần sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?

Lời giải

Nếu tiết kiệm năng lượng, bạn không chỉ tiết kiệm tiền mà còn góp phần giảm nhu cầu sử dụng đối với các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên. Đốt ít nhiên liệu hóa thạch đồng nghĩa với việc giảm một lượng lớn khí thải CO2, hạn chế sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng do biến đổi khí hậu.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Nhu cầu sử dụng năng lượng

Câu hỏi 1 trang 52 Chuyên đề Vật lí 10: Những loại năng lượng nào sẽ dần bị cạn kiệt theo thời gian?

a. Năng lượng từ khí thiên nhiên.

b. Năng lượng gió.

c. Năng lượng từ dầu mỏ.

d. Năng lượng từ than đá.

Lời giải

Năng lượng từ khí thiên nhiên, năng lượng từ dầu mỏ, năng lượng từ than đá là những năng lượng sẽ dần bị cạn kiệt theo thời gian. Vì:

- Đây là những nguồn năng lượng không tái tạo, chúng phải mất hàng triệu năm, thậm chí là trăm triệu năm mới có thể hình thành, con người khai thác bừa bãi, sử dụng quá nhiều thì nguồn năng lượng này sẽ cạn kiệt.

- Năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo, gần như vô hạn.

II. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch

1. Than đá

Câu hỏi 2 trang 52 Chuyên đề Vật lí 10: Sử dụng than đá có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Lời giải

- Ưu điểm:

Dễ khai thác, dễ chế biến, dễ trao đổi mua bán, dễ vận chuyển hơn so với dầu mỏ và khí tự nhiên. Hơn nữa, công nghệ đốt than tương đối đơn giản, có thể phát triển ở quy mô công nghiệp lớn.

- Nhược điểm:

+ Khai thác than đá tạo ra lượng lớn bụi than, nước thải chứa tro than, kim loại nặng gây ô nhiễm đất, nước.

+ Đốt than đá đã tạo ra các loại khí độc như SO2, CO, NO2,… và bụi mịn gây hại cho phổi, tim và hệ thần kinh của con người

Tìm hiểu thêm 1 trang 53 Chuyên đề Vật lí 10:

Trong những ngày trời lạnh, sưởi bằng bếp than trong phòng kín có nguy cơ gây ngạt thở, thậm chí tử vong. Bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao.

Lời giải

Khi đốt than, chúng ta có nguy cơ bị ngộ độc khí CO, CO2, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người nhất là người già, phụ nữ và trẻ em. Khí CO, CO2 tỏa ra từ bếp than, củi dần dần chiếm trọn không gian phòng kín, rút hết khí oxy, khiến chúng ta không có khí oxy để thở, dẫn đến tử vong. Khí CO khi hít phải sẽ nhanh chóng ngấm vào máu và lấy đi lượng oxy mà máu cung cấp cho cơ thể, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể yếu ớt, buồn nôn, đau ngực và lẫn lộn. Nếu hít phải lượng lớn có thể bất tỉnh, tử vong nhanh.

2. Dầu mỏ

Câu hỏi 3 trang 53 Chuyên đề Vật lí 10: Sử dụng dầu mỏ có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Lời giải

- Ưu điểm:

+ Chế tạo ra nhiều nhiên liệu: khí hóa lỏng, xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, chất dẻo, thuốc trừ sâu, nhựa đường, dược phẩm.

+ Cung cấp năng lượng cho hầu hết các phương tiện giao thông: xe máy, ô tô, tàu hỏa, …

- Nhược điểm:

+ Hầu hết các phương tiện giao thông vận tải sử dụng xăng, dầu, phát thải khí độc hại như carbon monoxide, hydrocarbon, nitrogen oxide và bụi mịn.

+ Chế biến dầu có thể gây ô nhiễm dầu, phát tán kim loại nặng, trong đó có cả chất phóng xạ.

+ Thăm dò ngoài khơi và khai thác dầu làm xáo trộn môi trường biển. Những sự cố tràn dầu đã làm hư hại nghiêm trọng hệ sinh thái tự nhiên.

Tìm hiểu thêm 2 trang 54 Chuyên đề Vật lí 10:

Bạn hãy tìm hiểu thêm về các cách thu hồi dầu loang: sử dụng phao quây dầu, dùng vật liệu hấp thụ dầu và đốt tại chỗ. Phân tích sự vận dụng các tính chất, quy luật vật lí trong các cách này.

Theo quy định của Chính phủ, phạt cảnh cáo hay phạt tiền đối với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm như ở trạm xăng. Vì sao không được dùng điện thoại di động ở trạm xăng?

Lời giải

Phân tích sự vận dụng các tính chất, quy luật vật lí trong các cách thu hồi dầu loang.

Bản chất Vật lí là dầu nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên trên.

- Sử dụng phao quây dầu: Với các loại phao này có thể cuộn tròn, xả hết khí ra và cất giữ trong kho trên bờ hoặc trên tàu. Trước khi thả xuống để ngăn dầu phải bơm đầy khí vào từng chiếc phao. Trong khi tiếp tục bơm khí vào các chiếc phao sau, phần đầy khí sẽ được một tàu kéo đi theo hướng xác định vây quanh vùng dầu ô nhiễm.

- Dùng vật liệu hấp thụ dầu: Nhóm của GS Jingsan Xu (Khoa Công nghệ kỹ thuật hóa học, Đại học Công nghệ Queensland, Úc) đã đề nghị chế tạo hệ vật liệu bọt composite dựa trên việc kết hợp acid stearic với các sợi nano Al2O3. Acid stearic vốn là một acid béo, có đặc tính kị nước thân dầu và đặc biệt có khả năng phân hủy sinh học tốt. Nhóm nghiên cứu hy vọng việc gắn kết các phân tử acid stearic với các sợi nano Al2O3 cứng chắc sẽ giúp hình thành khung nền cho cấu trúc bọt composite, từ đó tạo thành một vật liệu xốp và kị nước, cho phép vừa có khả năng thu hồi dầu loang nhanh chóng, vừa có đặc tính nhẹ, nổi trên mặt nước, giúp dễ dàng thu hồi vật liệu sau sử dụng.

- Đốt tại chỗ: Trong phương pháp này sẽ đốt cháy dầu nổi trên mặt nước, nó có thể loại bỏ hiệu quả 98% tổng lượng dầu bị đổ. Nó hoạt động hiệu quả khi ánh sáng ban ngày với gió nhẹ hoặc ngoài khơi và biển phẳng, lớp dầu đủ dày và cần phải thực hiện nhanh chóng trước khi dầu bị lan rộng hơn. Phương pháp này cũng không thân thiện với môi trường vì nó giải phóng khí độc từ quá trình đốt dầu ra môi trường cũng như gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường sinh thái.

Giải thích việc không được sử dụng điện thoại di động ở trạm xăng:

Nguyên do chính là hiện tượng bốc hơi ở xăng tạo nên icon tích điện xung quanh các cây xăng. Mỗi khi người dùng gọi điện thoại hoặc kết nối không dây như 3G, Wifi hay Bluetooth sẽ làm tăng gấp nhiều lần công suất phát sóng của điện thoại di động. Theo lý thuyết, sự cộng hưởng và tương tác điện từ sẽ dễ dàng gây cháy nổ.

3. Khí thiên nhiên

Câu hỏi 4 trang 55 Chuyên đề Vật lí 10:

Sử dụng khí thiên nhiên có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Lời giải

- Ưu điểm:

Khí tự nhiên là năng lượng hóa thạch được coi là một trong những năng lượng thân thiện nhất với môi trường, vì dư lượng của nó phân tán nhanh chóng trong khí quyển và không nhất quán. Khai thác và phân phối của nó tương đối rẻ tiền, cũng cho phép nó dễ tiếp cận hơn cho người tiêu dùng cuối cùng hơn các loại nhiên liệu khác. Nó có thể được lưu trữ theo nhiều cách, thích ứng với yêu cầu của người dùng.

- Nhược điểm:

+ Quá trình khai thác, lưu trữ, vận chuyển và sử dụng khí tự nhiên phát thải chất phóng xạ, khí độc CO và khí methane – khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn so với CO2. Rò rỉ khí thiên nhiên có thể gây cháy nổ rất nguy hiểm, tổn hại tài sản và cả tính mạng con người.

4. Mưa acid – hậu quả tiêu cực của việc sử dụng quá mức nhiên liệu hóa thạch

Vận dụng 1 trang 55 Chuyên đề Vật lí 10: Phân tích những tác động của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện nay đối với môi trường, kinh tế và khí hậu.

Lời giải

Hậu quả tiêu cực của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch quá mức đó chính là mưa acid.

- Đối với môi trường: Ảnh hưởng đến bầu khí quyển, gây hậu quả không tốt lâu dài đến Trái Đất. Khi mưa axit kéo dài sẽ làm hạn chế tầm nhìn do trong bầu khí quyển hình thành các hạt sulfatenitrate.

- Đối với kinh tế: Thiệt hại vật chất lớn nhất từ mưa axit mang đến cho con người là làm xói mòn bề mặt các công trình kiến trúc. Minh chứng cụ thể như mưa axit đã làm hòa tan các loại đá như sa thạch, vôi, cẩm thạch. Ngoài ra, hiện tượng này còn ăn mòn các đồ làm từ sứ hay dệt may, sơn và kim loại. Các đồ dùng được làm từ da và cao su sẽ xấu đi và bị ăn mòn do tiếp xúc trực tiếp với mưa axit.

- Đối với khí hậu: Bầu không khí sẽ hình thành các sương mù axit, ảnh hưởng đến khả năng lan truyền ánh sáng của Mặt Trời. Đặc biệt là ở vùng Bắc Cực, hiện tượng này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của địa y và quần thể tuần lộc, nai tuyết.

+ Mưa acid ngăn Trái Đất nóng lên.

III. Sử dụng năng lượng hạt nhân

Câu hỏi 5 trang 56 Chuyên đề Vật lí 10: Sử dụng năng lượng hạt nhân có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Lời giải

- Ưu điểm: Phản ứng trong lò phản ứng hạt nhân giải phóng năng lượng lớn dự trữ trong nguyên tử (urani 235, plutoni 239). Năng lượng giải phóng này đun sôi nước tạo ra hơi nước làm quay tua bin máy phát điện hoặc tạo lực đẩy cho các phương tiện công suất lớn như tên lửa, tàu ngầm, tàu sân bay,… di chuyển.

- Nhược điểm:

+ Chất thải từ các lò phản ứng hạt nhân cực kì nguy hiểm và phải được bảo quản nghiêm ngặt trong hàng nghìn năm. Các lò phản ứng hạt nhân là nguồn gây nguy hiểm tiềm năng với môi trường bởi sự rò rỉ chất phóng xạ và sự cố cháy nổ, nứt vỡ.

+ Ô nhiễm phóng xạ là sự xuất hiện của các chất phóng xạ ở dạng rắn, lỏng, khí trong môi trường sống. Con người có thể bị phơi nhiễm chất phóng xạ qua da, hô hấp, ăn uống. Trong cơ thể, chất phóng xạ di chuyển đến các vị trí khác nhau và tiếp tục phát ra bức xạ phá hủy mô, tế bào, cơ quan. Tùy thuộc vào liều phóng xạ, tỉ lệ phơi nhiễm, loại tia phóng xạ và phần của cơ thể bị phơi nhiễm mà cơ thể người khi bị nhiễm xạ thường có biểu hiện khác nhau. Các biểu hiện thường gặp như nôn mửa, tự chảy máu, bong tróc da, rụng tóc, mệt mỏi cực độ, ngứa rát cổ họng. Người bị nhiễm xạ với liều lượng lớn có thể bị bệnh máu trắng, ung thư, thậm chí tử vong.

IV. Suy giảm tầng ozone

Câu hỏi 6 trang 57 Chuyên đề Vật lí 10:

- Quan sát hình 2.10 và mô tả khả năng hấp thụ của các bức xạ cực tím UV-A, UV-B, UV-C của tầng ozone.

- “Lỗ thủng” ozone được hiểu như thế nào? Suy giảm tầng ozone là gì?

Lời giải

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả  (ảnh 1)

- Tầng ozone là một lớp khí quyển trong tầng bình lưu, có nồng độ O3 cao (so với mức trung bình trong khí quyển), hấp thụ hầu hết bức xạ cực tím có hại cho sự sống.

Quan sát hình 2.10:

+ Với tia UV-A có khả năng hấp thụ ở tầng ozone là 5% vì có bước sóng từ 315 nm – 400 nm.

+ Với tia UV-B có khả năng hấp thụ ở tầng ozone là 95% vì có bước sóng từ 280 nm – 315 nm.

+ Với tia UV-C có khả năng hấp thụ ở tầng ozone là 100% vì có bước sóng từ 100 nm – 280 nm.

- “Lỗ thủng” ozone được hiểu giống một chỗ lõm hơn, kiểu như "một lỗ thủng trên kính chắn gió". Ozone không biến mất, cũng như không có sự "mỏng" đồng đều của tầng ozon. Lỗ thủng tầng ozon được coi là "vấn đề nóng" và nguy cơ sắp xảy ra.

- Suy giảm tầng ozone bao gồm hai sự kiện liên quan được quan sát thấy kể từ cuối những năm 1970: sự giảm đều đặn khoảng 4% tổng lượng ozone trong bầu khí quyển của Trái Đất (tầng ozone) và sự sụt giảm lớn hơn nhiều vào mùa xuân của ozone tầng bình lưu xung quanh các vùng cực của Trái Đất. Hiện tượng sụt giảm ozone tại các vùng cực được gọi là lỗ thủng ozone.

Tìm hiểu thêm 3 trang 57 Chuyên đề Vật lí 10: Bạn hãy tìm hiểu thêm về quá trình sinh ra và phân rã ozone trong tự nhiên.  

Lời giải

- Quá trình sinh ra ozone trong tự nhiên: Ozone được hình thành từ đioxy do tác động của tia cực tím (UV) và phóng điện trong bầu khí quyển Trái Đất. Nó hiện diện với nồng độ rất thấp trong suốt tầng sau, với nồng độ cao nhất ở tầng ozone của tầng bình lưu, nơi hấp thụ hầu hết bức xạ cực tím (UV) của Mặt Trời.

- Quá trình phân rã ozone trong tự nhiên: Khi ozone được sinh ra, chúng nhanh chóng bị phân hủy trong thời gian ngắn bởi đây là một hợp chất có liên kết kém bền vững. Sự phân hủy của ozone không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường mà chúng còn bị ảnh hưởng bởi nồng độ pH, nồng độ các chất hòa tan, các chất hữu cơ tự nhiên.

Tìm hiểu thêm 4 trang 58 Chuyên đề Vật lí 10:

Ánh nắng Mặt Trời không phải là nguồn duy nhất sản sinh tia cực tím. Con người cũng tạo ra tia cực tím trong các thiết bị như đèn UV, đèn chiếu chữa bệnh, đèn diệt trùng, đèn halogen và một số loại máy phát ra tia laser. Bạn hãy tìm hiểu thêm về các thiết bị này.

Lời giải

- Đèn UV hiện nay được dùng để khử trùng, diệt khuẩn bằng cách phát ra tia UV ở mức độ thấp, xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn lam và virus, phá hủy ADN, ngăn chặn khả năng tái sinh và nhân lên nhanh chóng của chúng.

- Đèn chiếu tia hồng ngoại trị đau nhức xương khớp sử dụng đèn LED đỏ tạo ra ánh sáng gấp 10 lần tia nắng mặt trời để cải thiện cơn đau. Nên chọn đèn hồng ngoại phát ra tia hồng ngoại bước sóng khoảng 400.000 – 760.000 nm và phát kèm theo ánh sáng đỏ để người sử dụng dễ quan sát được phạm vi tác dụng của tia hồng ngoại.

- Đèn diệt khuẩn là đèn kết hợp chức năng chiếu sáng và chức năng diệt khuẩn, hỗ trợ làm sạch môi trường sống, bảo vệ sức khoẻ người dùng bằng ánh sáng UV-C.

- Đèn halogen là một bóng đèn sợi đốt bao gồm một dây tóc Wolfram được bọc kín trong một bóng đèn nhỏ gọn với một hỗn hợp của một khí trơ và một lượng nhỏ chất halogen như iod hoặc brom. Sự kết hợp của khí halogen và sợi Wolfram tạo ra phản ứng hóa học chu trình halogen làm bổ sung Wolfram cho dây tóc, tăng tuổi thọ và duy trì độ trong suốt của vỏ bóng đèn.

V. Biến đổi khí hậu

Câu hỏi 7 trang 58 Chuyên đề Vật lí 10: Phân biệt giữa khí hậu và thời tiết.

Lời giải

Giống nhau

Khác nhau

Thời tiết và khí hậu đều diễn ra trong một vùng nhất định, đều có các yếu tố: không khí, nhiệt độ, áp suất, lượng mưa,…

Để kiểm tra sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết phải phụ thuộc vào thời gian và tính chất của nó, bởi:

- Thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định, nó luôn thay đổi.

- Còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.

1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu

Luyện tập 1 trang 59 Chuyên đề Vật lí 10: Khí nào trong những khí nhà kính sau hoàn toàn do hoạt động của con người tạo ra?

a. Carbon dioxide.

b. Methane.

c. Ozone.

d. Dinitrogen oxide.

e. Halocacbon.

Lời giải:

Trong những khí nhà kính Carbon dioxide, Methane, Dinitrogen oxide hoàn toàn do hoạt động con người tạo ra.

2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

3. Tác động của biến đổi khí hậu

Tìm hiểu thêm 5 trang 59 Chuyên đề Vật lí 10:

Có những thời kì phát xạ của Mặt Trời yếu đi, băng tuyết bao phủ hầu hết các lục địa (kỉ băng hà); có thời kì phát xạ của Mặt Trời tăng lên gây ra khí hậu khô và nóng trên bề mặt Trái Đất.

Có thời kì các núi lửa phun trào mạnh, khói bụi núi lửa ngăn cản ánh sáng Mặt Trời khiến bề mặt Trái Đất lạnh đi.

Tìm hiểu thêm các yếu tố tự nhiên gây ra biến đổi khí hậu.

Lời giải

Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ Mặt Trờiđộ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu.

Luyện tập 2 trang 60 Chuyên đề Vật lí 10: Những hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

a. Núi lửa phun trào.

b. Băng tan ở địa cực.

c. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất giảm.

d. Mực nước biển dâng lên.

e. Rét nàng Bân.

Lời giải

- Hiện tượng: núi lửa phun trào, băng tan ở địa cực, nhiệt độ trung bình của Trái Đất giảm. Mực nước biển dâng lên là biểu hiện của biến đổi khí hậu.

- Hiện tượng rét nàng Bân là hiện tượng xảy ra hằng năm theo quy luật ở Việt Nam.

Câu hỏi 8 trang 60 Chuyên đề Vật lí 10: Khí nhà kính nào phát thải nhiều nhất từ hoạt động của con người?

Lời giải

Khí nhà kính phát thải nhiều nhất từ hoạt động của con người là CO2 (chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải), CH4 trong nông nghiệp, khai thác dầu khí, khai thác than.

Vận dụng 2 trang 60 Chuyên đề Vật lí 10:

Lấy ví dụ về hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam mà bạn biết trong vài năm gần đây.

Lời giải

Các hiện tượng thời tiết cực đoan trải dài rộng khắp các miền của đất nước, trong đó điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung, rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn, triều cường ở miền Nam.

Vận dụng 3 trang 61 Chuyên đề Vật lí 10:

Lập kế hoạch và thực hiện dự án: Tìm hiểu biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Thảo luận các câu hỏi định hướng:

- Tình trạng ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu hóa thạch quá mức ở địa phương bạn như thế nào.

- Tại sao cần sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?

- Hiện nay có những biện pháp nào nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo an ninh năng lượng, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ tầng Ozone và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu?

- Cá nhân, gia đình, nhà trường và cộng đồng nơi bạn sinh sống có thể tham gia thực hiện các giải pháp này như thế nào?

Lưu ý:

- Cần phân tích sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng vật lí để giải thích các biện pháp đặt ra.

- Nếu có một số kiến thức liên quan chưa học, hãy tìm hiểu ở sách báo và các trang web tin cậy.

Lời giải

- Tình trạng ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu hóa thạch quá mức ở địa phương em là gây ô nhiễm môi trường:

+ Ô nhiễm không khí: Khi đốt nhiên liệu hóa thạch, chúng thải ra nhiều chất thải độc hại như benzen, formaldehyde.

+ Ô nhiễm nguồn nước: Đường thủy đang bị đe dọa bởi sự phát triển của than, dầu và khí đốt vì hoạt động khai thác than rửa trôi axit và đất đá vào nguồn nước tự nhiên; Các trường hợp rò rỉ dầu trong quá trình khai thác và vận chuyển gây ô nhiễm nước ngọt và phá hủy hệ sinh thái.

- Cần sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vì đó chính là tiết kiệm tiền cho bạn và gia đình; Góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng… cho gia đình bạn vè thế hệ con cháu của bạn; Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại khu vực bạn ở; Góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường – chính là bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả gia đình.

- Hiện nay có những biện pháp nào nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo an ninh năng lượng, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ tầng Ozone và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

+ Đối với đồ gia dụng: Tăng nhiệt độ của tủ lạnh, Tủ lạnh tiêu thụ khoảng 20% lượng điện so với tất cả các đồ gia dụng trong gia đình. Đảm bảo công tắc chế độ tiết kiệm điện luôn được bật.

+ Đặt máy giặt ở chế độ nước ấm hoặc lạnh, không để chế độ giặt nước nóng.

+ Giảm nhiệt độ của bình đun nước nóng, thay vì đặt nhiệt độ là 600C thì hãy đặt 500C. Nếu mỗi gia đình giảm nhiệt độ của bình nước nóng xuống 100C thì mỗi năm chúng ta sẽ giảm được 45 triệu tấn khí CO2 phát thải.

+ Nên chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi thay thế đồ gia dụng cũ.

+ Không nên quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hòa; thường xuyên làm sạch và thay tấm lọc.

+ Nên đi bộ, đi xe đạp, đi chung xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng bất cứ khi nào có thể.

+ Khi có điều kiện mua xe mới, nên chọn loại tiết kiệm xăng.

+ Giảm lượng chất thải sinh hoạt, nếu xe của bạn có lắp điều hòa, nên tái chế môi chất làm lạnh của hệ thống này.

+ Cách nhiệt cho tường và mái: Việc này giúp giảm 20% đến 30% chi phí năng lượng và giảm từ 300 kg đến 2.500 kg lượng CO2 phát thải mỗi năm.

+ Trồng nhiều cây cối và tường nhà màu sáng: Nếu bạn sống ở những nước có khí hậu nóng hoặc sơn màu tối nếu bạn sống ở nơi khí hậu lạnh. Việc giảm năng lượng tiêu thụ nhờ tận dụng bóng mát của cây cối dùng màu sơn thích hợp có thể giúp bạn giảm được đến 2.4 tấn CO2 mỗi năm.

- Cá nhân, gia đình, nhà trường và cộng đồng nơi bạn sinh sống có thể tham gia thực hiện các giải pháp trên.

Xem thêm lời giải Chuyên đề Vật lí lớp 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Xác định phương hướng

Bài 2: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời

Bài 3: Nhật thực, Nguyệt thực và Thủy triều

Bài 1: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

Bài 3: Năng lượng tái tạo

1 3,159 12/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: