Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Nhật thực, Nguyệt thực và Thủy triều

Với giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Nhật thực, Nguyệt thực và Thủy triều sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 CD Bài 3.

1 4,198 12/11/2022


Giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Nhật thực, Nguyệt thực và Thủy triều

A/ Câu hỏi đầu bài

Mở đầu trang 40 Chuyên đề Vật lí 10: Nhật thực và nguyệt thực là những sự kiện ngoạn mục trên bầu trời. Tuy thế, trước kia đã có thời kì chúng được xem là những hiện tượng huyền bí. Việc Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày làm cho bầu trời tối đen trong vài phút đã gây ra sự sợ hãi đối với con người khi họ còn chưa biết tại sao như vậy.

Bạn đã nhìn thấy nhật thực hay nguyệt thực bao giờ chưa? Bạn có biết mực nước biển ở ven bờ lên xuống có quy luật không?

Lời giải:

- Em đã nhìn thấy nhật thực và nguyệt thực.

- Em có biết mực nước biển ở ven biển lên xuống có quy luật.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Nhật thực và nguyệt thực

1. Nhật thực

Câu hỏi trang 40 Chuyên đề Vật lí 10: Bằng hiểu biết của mình, bạn hãy cho biết, nhật thực có thể xảy ra vào thời kì ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng như thế nào?

Lời giải:

Nhật thực là hiện tượng xảy ra trong thời gian Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời. Lúc đó, người quan sát từ Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Nhật thực, Nguyệt thực và Thủy triều  (ảnh 1)

2. Nguyệt thực

Luyện tập trang 41 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy cho biết, trong những ngày có nguyệt thực có thể có nhật thực không?

Lời giải:

Trong những ngày có nguyệt thực không thể có nhật thực.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Nhật thực, Nguyệt thực và Thủy triều  (ảnh 1)

Vì khi đó Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng nên không thể xảy ra hiện tượng nhật thực được.

Vận dụng 1 trang 41 Chuyên đề Vật lí 10: Vì sao nguyệt thực toàn phần lại kéo dài hơn nhật thực toàn phần?

Lời giải

Vì nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất mà Mặt Trăng nhỏ hơn Mặt Trời rất nhiều nên khi ta thấy Mặt Trăng đi qua Mặt Trời với thời gian rất ngắn. Còn nguyệt thực xảy khi Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng mà Trái Đất to hơn Mặt Trăng nhiều lần do đó vùng tối và vùng nửa tối rất rộng nên khi ta thấy Trái Đất đi qua Mặt Trời với thời gian dài hơn.

II. Thủy triều

Vận dụng 2 trang 42 Chuyên đề Vật lí 10: Vào những ngày Mặt Trăng có hình dạng nhìn thấy như thế nào thì thủy triều lên, xuống:

a. Mạnh nhất?

b. Yếu nhất?

Lời giải:

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Nhật thực, Nguyệt thực và Thủy triều  (ảnh 1)

a. Lúc thủy triều mạnh nhất là lúc Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng và Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất.

Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng khi đó là vào những ngày không trăng.

b. Lúc thủy triều yếu nhất là lúc Mặt Trăng không nằm trên cùng đường thẳng với Mặt Trời và Trái Đất và đường nối với Mặt Trăng và Trái Đất sẽ vuông góc với đường nối với Mặt Trời và Trái Đất.

Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng khi đó là vào những ngày trăng bán nguyệt.

Xem thêm lời giải Chuyên đề Vật lí lớp 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Xác định phương hướng

Bài 2: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời

Bài 1: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

Bài 2: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Bài 3: Năng lượng tái tạo

1 4,198 12/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: