Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Chuyển động nhìn thấy của bầu trời

Với giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 CD Bài 2.

1 3001 lượt xem


Giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời

A/ Câu hỏi đầu bài

Mở đầu trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Hằng ngày, ta thấy bầu trời như là đang quay xung quanh một trục xuyên qua nơi quan sát. Các quan sát chi tiết hơn cho biết, ngoài chuyển động hàng ngày từ phía đông sang phía tây, Mặt Trời còn dịch chuyển so với các sao theo chiều từ phía tây sang phía đông, trọn một vòng hết khoảng một năm. Tại sao chúng ta nhìn thấy bầu trời cũng như Mặt Trời chuyển động như vậy?

Lời giải:

Vì chuyển động có tính tương đối, chúng ta đứng quan sát ở trên Trái Đất nên được gắn với hệ quy chiếu Trái Đất, khi đó chúng ta đứng yên so với Trái Đất, còn các hành tinh, ngôi sao, Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động so với chúng ta.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy

Câu hỏi 1 trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Mô tả chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời mà bạn biết.

Lời giải:

Mô tả chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.

- Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất theo chiều từ phía đông sang phía tây, hết một vòng trong 1 ngày đêm.

- Bên cạnh chuyển động hằng ngày, từ phía đông sang phía tây, Mặt Trời còn dịch chuyển so với các sao theo chiều từ phía tây sang phía đông. So với các sao, Mặt Trời dịch chuyển trọn một vòng trong khoảng 365 ngày.

Luyện tập trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Lấy ví dụ về hiện tượng liên quan đến chuyển động nhìn thấy của bầu trời.

Lời giải:

- Hiện tượng Nguyệt thực một phần

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Chuyển động nhìn thấy của bầu trời  (ảnh 1)

- Nguyệt thực toàn phần

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Chuyển động nhìn thấy của bầu trời  (ảnh 1)

- Nhật thực một phần

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Chuyển động nhìn thấy của bầu trời  (ảnh 1)

- Nhật thực toàn phần

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Chuyển động nhìn thấy của bầu trời  (ảnh 1)

II. Giải thích một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy

1. Mô hình hệ Mặt Trời

Câu hỏi 2 trang 37 Chuyên đề Vật lí 10: Bạn biết mô hình nào về hệ Mặt Trời trước mô hình Copernicus?

Lời giải:

Trước mô hình Copernucus thì đã có mô hình địa tâm. Mô hình này lấy Trái Đất làm trung tâm, các hành tinh và Mặt Trời quay xung quay Trái Đất.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Chuyển động nhìn thấy của bầu trời  (ảnh 1)

Câu hỏi 3 trang 37 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời?

Lời giải:

- Các hành tinh có thứ tự theo khoảng cách tăng dần từ Mặt Trời theo mô hình hệ Mặt Trời Copernicus là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.

- Các hành tinh có thứ tự theo khoảng cách tăng dần từ Mặt Trời hiện nay là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

2. Giải thích một số đặc điểm chuyển động nhìn thấy

Tìm hiểu thêm trang 39 Chuyên đề Vật lí 10: Các quan sát từ Trái Đất cho thấy các hành tinh nói chung cũng dịch chuyển so với các sao theo chiều từ phía tây sang phía đông, nhưng cũng có thời kì chúng dịch chuyển theo chiều ngược lại. Ví dụ ở hình 2.3 là quỹ đạo chuyển động nhìn thấy của Kim Tinh trên nền trời sao từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 10 tháng 7 năm 2020.

Biết thời gian quay một vòng xung quanh Mặt Trời của Kim Tinh nhỏ hơn của Trái Đất. Hãy giải thích chuyển động nhìn thấy nói trên của Kim tinh.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Chuyển động nhìn thấy của bầu trời  (ảnh 1)

Lời giải:

Kim Tinh ban đầu dịch chuyển cùng hướng với Mặt Trời, nhưng sau đó dịch chuyển nhanh hơn nên Kim tinh sẽ vượt Mặt Trời và đi xa dần Mặt Trời về hướng Đông.

Giai đoạn này Kim Tinh ở phía trái Mặt Trời và xuất hiện vào chiều tối sau khi Mặt Trời lặn.

Tuy nhiên, Kim tinh đi đến khoảng cách góc tối đa giữa Kim tinh và Mặt Trời là 480 thì đổi chiều chuyển động theo hướng ngược lại và tiến lại gần Mặt Trời nên ta sẽ nhìn thấy đường đi của Kim tinh trên nền trời sao có dạng trên.

Vận dụng trang 39 Chuyên đề Vật lí 10: Dựa vào hình 2.4, giải thích chuyển động nhìn thấy của Kim Tinh: Nhìn từ Trái Đất, Kinh Tinh ở các Mặt Trời với góc không quá 48o.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Chuyển động nhìn thấy của bầu trời  (ảnh 1)

Lời giải:

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Chuyển động nhìn thấy của bầu trời  (ảnh 1)

Vì ánh sáng Mặt Trời rất mạnh nên khi Kim tinh ở trong cung CH và DE ta sẽ không nhìn thấy Kim tinh. Ta chỉ có thể quan sát được Kim tinh khi nó ở vị trí cung CD hoặc EH với góc quan sát lớn nhất 480 (vị trí K).

Xem thêm lời giải Chuyên đề Vật lí lớp 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Xác định phương hướng

Bài 3: Nhật thực, Nguyệt thực và Thủy triều

Bài 1: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

Bài 2: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Bài 3: Năng lượng tái tạo

1 3001 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: