Chuyên đề Vật lí 10 Bài 1 (Cánh diều): Sự hình thành và phát triển của vật lí học
Với giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của vật lí học sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 CD Bài 1.
Giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của vật lí học
A/ Câu hỏi đầu bài
Mở đầu trang 6 Chuyên đề Vật lí 10:
Lời giải:
Sử dụng tia laser để phẫu thuật:
Trong thời buổi y học phát triển như hiện nay, các bác sĩ thường không nhất thiết phải tiến hành mổ bằng dao kéo mà đã có hình thức mổ nội soi, đặc biệt là ở những bệnh mà nếu dùng đến dao kéo sẽ xảy ra những nguy cơ cao về tính mạng.
Mổ tia laser là một ứng dụng của vật lý, khi tiến hành mổ, các bác sĩ sẽ soi một tia laser vào trong vùng cần can thiệp, tia laser có tác dụng tái tạo sự phân bố mạch bằng laser xuyên qua cơ thể, tạo hình mạch bằng laser chọc qua da, nối vi phẫu động mạch bằng laser, giúp giải quyết tình trạng bệnh cho bệnh nhân.
Mổ mắt bằng tia laser
B/ Câu hỏi giữa bài
I. Vật lí học cổ điển
Lời giải:
Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton thường được phát biểu rằng mọi hạt đều hút mọi hạt khác trong vũ trụ với một lực tỷ lệ thuận với tích khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các tâm của chúng.
Đây là một định luật vật lý tổng quát rút ra từ những quan sát thực nghiệm của cái mà Isaac Newton gọi là suy luận quy nạp. Nó là một phần của cơ học cổ điển và được xây dựng trong công trình của Newton “Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên” ("Principia"), xuất bản lần đầu vào ngày 5 tháng 7 năm 1687. Khi Newton trình bày Quyển 1 của văn bản chưa được xuất bản vào tháng 4 năm 1686 cho Hiệp hội Hoàng gia, Robert Hooke tuyên bố rằng Newton đã ăn trộm ý tưởng về định luật nghịch đảo bình phương từ ông.
Sự ra đời của vật lí thực nghiệm
Lời giải:
- Toàn bộ lý thuyết trừu tượng và rắc rối về màu sắc của thời Baroque đã bị Isaac Newton (Nhà vật lý, thiên văn học, triết học, toán học, thần học và nhà giả kim thuật người Anh – nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất, 1642-1721) lật nhào bằng thí nghiệm tán sắc ánh sáng vào năm 1671. Newton phát hiện ra rằng chùm ánh sáng trắng khi đi qua một lăng kính thì bị tách ra thành bảy chùm ánh sáng có màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Bảy chùm ánh sáng đơn sắc này sau khi đi qua một lăng kính lộn ngược thì lại hợp nhất thành chùm ánh sáng trắng..
Isaac Newton (1642-1721)
- Newton cũng chứng minh được rằng các chùm ánh sáng có màu khác nhau trong quang phổ khi chiếu qua vật chất thì bị khúc xạ theo một góc khác nhau. Ông phát hiện ra rằng khi đi qua lăng kính, ánh sáng màu đỏ sẽ bị lệch ít hơn trong khi ánh sáng màu tím bị lệch nhiều hơn. Kết quả quan sát này đã khiến Newton tin rằng mỗi màu được tạo ra từ các thành phần thiết yếu duy nhất. Thành phần tạo nên sắc đỏ của màu đỏ khác với thành phần tạo nên sắc tím của màu tím. Mặc dù Newton đã chọn hướng đi đúng nhưng ông đã đưa ra giả thuyết sai rằng những ánh sáng gồm những hạt nhỏ di chuyển trên một đường thẳng xuyên qua một loại ether và hình thành nên “lý thuyết hạt”. Tuy nhiên cuối cùng, cái mà ông gọi là “lý thuyết hạt” sau đó được chấp nhận rộng rãi.
- Mô tả thí nghiệm tán sắc ánh sáng:
- Thí nghiệm với ánh sáng trắng
Chiếu ánh sáng Mặt trời qua một lăng kính thủy tinh P thấy vệt sáng F’ trên màn M bị dịch xuống phía đáy lăng kính đồng thời bị trải dài thành một dải màu biến thiên, dải màu trên được gọi là quang phổ.
- Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc
Vẫn làm thí nghiệm tương tự như thí nghiệm với ánh sáng trắng ở trên. Tuy nhiên chùm sáng đơn sắc sau khi qua lăng kính P tách lấy một ánh sáng đơn sắc (ví dụ như ánh sáng vàng) và tiếp tục cho qua một lăng kính tiếp theo. Khi đó trên màn quan sát M’ nhận thấy chỉ thu được một điểm sáng vàng.
- Newton coi cả bảy màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím là bảy màu sơ cấp bởi không có màu nào có thể bị đổi sang màu khác bằng khúc xạ và chúng có thể hòa trộn với nhau. Bên cạnh đó, Newton nhận thấy rằng một màu có thể là màu thuần túy hoặc do sự kết hợp của các tia sáng. Newton cũng phát hiện ra rằng khi chiếu ba hoặc bốn chùm ánh sáng đơn sắc chồng lên nhau, chúng có thể hòa thành màu trắng.
Lời giải:
Vận dụng lý thuyết vào cuộc sống, Isaac Newton có nhiều phát minh vĩ đại làm thay đổi thế giới. Ví dụ:
- Chế tạo kính thiên văn phản xạ có độ phóng đại, rõ nét hơn các phiên bản trước.
- Thông qua phân tích quang phổ của ánh sáng Isaac Newton là người đầu tiên giúp chúng ta hiểu và xác định được, cầu vồng trên bầu trời có 7 màu sắc khác nhau.
- Ông cũng là người đầu tiên đặt ra Định luật chuyển động đặt nền tảng cho cơ học cổ điển. Công trình của ông lần đầu tiên đặt ra ba định luật của chuyển động, gồm: Định luật quán tính, định luật về gia tốc, lực và phản lực. Các định luật của Newton giúp giải thích nhiều hiện tượng xảy ra trong cuộc sống và đặt nền tảng cho cơ học cổ điển.
- Định luật vạn vật hấp dẫn và phép tính vi phân, tích phân cũng ghi công của Newton, là cơ sở của cơ học cổ điển cho đến khi có thuyết tương đối của Albert Einstein.
Một số lĩnh vực của Vật lí cổ điển
Câu hỏi 4 trang 12 Chuyên đề Vật lí 10: Liệt kê một số nhánh nghiên cứu chính của vật lí cổ điển?
Lời giải:
- Vật lí thiên văn nghiên cứu các hành tinh, ngôi sao, hiện tượng ngày và đêm, quy luật chuyển động của chúng…
- Cơ học cổ điển nghiên cứu các loại chuyển động, các loại lực, sự tương tác giữa chúng…
- Nhiệt học (Động cơ nhiệt) nghiên cứu các loại động cơ nhiệt, nghiên cứu về nhiệt độ, áp suất, thể tích mối quan hệ giữa chúng, …
- Điện học và từ học nghiên cứu các hiện tượng điện và từ, loại mạch điện, chế tạo máy phát điện, sự liên quan giữa điện và từ, …
- Quang học nghiên cứu về cấu tạo, màu sắc, tốc độ,… của ánh sáng.
II. Vật lí học cuối thế kỉ XIX
Câu hỏi 5 trang 13 Chuyên đề Vật lí 10: Những vấn đề gì gây nên sự khủng hoảng của vật lí cuối thế kỉ XIX? Vì sao nói sự khủng hoảng đó là tiền đề của vật lí hiện đại?
Lời giải:
Một số vấn đề gây ra sự khủng hoảng của vật lý cuối thế kỉ XIX.
- Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, trong khoa học tự nhiên bắt đầu diễn ra một cuộc cách mạng thật sự: Người ta tìm ra các tia Rơn – ghen (1895); hiện tượng phóng xạ (1896); điện tử (1897) mà trong quá trình nghiên cứu các đặc tính của điện tử người ta phát hiện thấy rằng khối lượng của nó có thể biến đổi tùy theo tốc độ, … Việc phát hiện ra điện tử đã làm đảo lộn quan niệm thống trị một thời gian dài khi cho rằng nguyên tử là cái nhỏ nhất không thể phân tách được, cái được xem là chân lí thống trị hàng nghìn năm trước đó.
- Người ta vẫn cho rằng khái niệm điện, từ, ánh sáng là tồn tại độc lập. Khi áp dụng để nghiên cứu bức xạ nhiệt của các vật đen thì lí thuyết đó không giải thích được các kết quả thực nghiệm. Maxwell đã chứng minh rằng trường điện từ có thể truyền đi trong không gian dưới dạng sóng với tốc độ không đổi là 300 000 km/s và đưa ra giả thuyết rằng ánh sáng là sóng điện từ.
- Năm 1879, Stefan (Stê – phan, 1835 – 1893) đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu bức xạ nhiệt của các vật và xác định cường độ bức xạ của một vật đen tuyệt đối bằng vô cùng. Đây là điều vô lí mà lí thuyết của Maxwell đã không giải thích được, người ta còn gọi đây là “ sự khủng khoảng ở vùng tử ngoại” hay “tai biến cực tím”.
Sự khủng hoảng này là tiền đề cho sự phát triển của vật lí hiện đại vì khi các nhà khoa học bị bế tắc với các hiện tượng mà vật lí cổ điển không thể giải thích được thì cần phải có những lí thuyết, mô hình mới được phát triển, điều đó dẫn đến một số kiến thức khoa học, lí thuyết mới, phát minh mới ra đời.
Lời giải:
Vi mạch, mạch tích hợp (integrated circuit, gọi tắt IC, còn gọi là chip theo thuật ngữ tiếng Anh) là tập các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn (như transistor) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau, để thực hiện được một chức năng xác định.
Một số thiết bị có sử dụng mạch tích hợp IC.
- IC vi mạch tích hợp
- Máy tính, ti vi, đài, hệ thống báo động
Bo mạch của tivi có một số IC
III. Vật lí hiện đại
Lời giải:
Năng lượng do nhiên liệu than bị đốt cháy tạo ra trong Mặt Trời là:
Q = m.q = 2,0.1030. 25.107 = 5.1038 J
Thời gian để “ Mặt Trời than” cháy hết là:
5.1038 : (1,0.1019) = 5.1019 ( phút)
= 9,513.1013 năm
Câu hỏi 6 trang 15 Chuyên đề Vật lí 10: Nêu một số lĩnh vực chính của Vật lí hiện đại.
Lời giải:
- Vật lí nano nghiên cứu vật chất ở kích thước cực kì nhỏ bé - kích thước nanomet (nm).
Ống nano
- Vật lí bán dẫn nghiên cứu những tính chất và cơ chế vật lý xảy ra trong các chất bán dẫn.
Thiết bị bán dẫn
- Vật lí năng lượng cao nghiên cứu về các hạt sơ cấp chứa trong vật chất và bức xạ, cùng với những tương tác giữa chúng.
Câu hỏi 7 trang 15 Chuyên đề Vật lí 10: Nêu đối tượng nghiên cứu của Vật lí hiện đại.
Lời giải:
Đối tượng nghiên cứu của Vật Lí hiện đại là: Các hiện tượng vật lí xảy ra ở các điều kiện đặc biệt: tốc độ lớn có thể so với tốc độ ánh sáng (thuyết tương đối hẹp), khoảng cách nhỏ có thể so sánh với bán kính nguyên tử (cơ học lượng tử), năng lượng rất cao (vật lí năng lượng cao).
Lời giải:
Một số thiết bị sử dụng công nghệ nano là:
- Máy lọc nước công nghệ nano:
- Tủ lạnh sử dụng công nghệ nano
- Dung dịch khử mùi ô tô nano bạc
- Máy bay không người lái nano
- Vệ tinh nano
Xem thêm lời giải Chuyên đề Vật lí lớp 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Ứng dụng của Vật lí trong một số lĩnh vực
Bài 2: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều