Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo

Với giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Năng lượng tái tạo sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 CD Bài 3.

1 2,387 12/11/2022


Giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Năng lượng tái tạo

A/ Câu hỏi đầu bài

Mở đầu trang 62 Chuyên đề Vật lí 10: Nhiên liệu hóa thạch được hình thành trong hàng triệu năm nhưng chỉ sau vài thế kỉ khai thác đã có nguy cơ cạn kiệt. Cũng chỉ qua vài năm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp, khí hậu bị biến đổi và môi trường bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Trước vấn đề toàn cầu này, Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và nghiên cứu các nguồn năng lượng mới, đa dạng, ít gây hại môi trường và tái tạo được. Việc phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của đất nước sẽ bổ sung nguồn cung năng lượng và dần thay thế năng lượng hóa thạch trong đời sống và sản xuất, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Năng lượng tái tạo là gì? Có những công nghệ nào để thu được năng lượng tái tạo?

Lời giải

- Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên và có thể bổ sung trong một thời gian ngắn.

- Những công nghệ để thu năng lượng tái tạo là: Cối xay gió, Nhà máy Thủy điện, Pin năng lượng Mặt Trời, …

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

Câu hỏi 1 trang 63 Chuyên đề Vật lí 10: Phát biểu nào dưới đây là phát biểu về nguồn năng lượng tái tạo?

a. Mất thời gian dài để hình thành.

b. Hình thành nhờ sự phân hủy xác sinh vật trong vài tháng.

c. Hình thành nhờ sự phân hủy xác sinh vật qua hàng triệu năm.

d. Có nguy cơ cạn kiệt.

Lời giải

Phát biểu về nguồn năng lượng tái tạo: Hình thành nhờ sự phân hủy xác sinh vật trong vài tháng. Vì dựa vào khái niệm nguồn năng lượng tái tạo được hình thành trong thời gian ngắn, từ các nguồn thiên nhiên.

Luyện tập 1 trang 63 Chuyên đề Vật lí 10:

Từ các nguồn năng lượng ở hình 3.2, bạn hãy phân năng lượng ở Trái Đất thành hai dạng: năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo.

Lời giải

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

- Năng lượng tái tạo: Mặt Trời, Gió, Địa nhiệt, Thủy điện, Sinh khối.

- Năng lượng không tái tạo: Khí thiên nhiên (Khí đốt), Hạt nhân, Than đá, Dầu mỏ.

Luyện tập 2 trang 64 Chuyên đề Vật lí 10:

Quan sát đồ thị hình 3.3 và nhận xét sự thay đổi tỉ trọng năng lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Lời giải

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

Với năng lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo đều có tỉ trọng thấp hơn nhiều so với năng lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng không tái tạo.

II. Vai trò của năng lượng tái tạo

Câu hỏi 2 trang 65 Chuyên đề Vật lí 10: Tại sao phải khai thác nguồn năng lượng mới?

Lời giải

Khai thác nguồn năng lượng mới là xuất phát từ nhu cầu thực tế. Vì:

- Nguồn năng lượng không tái tạo có hạn. Trữ lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt nhiều nhất cũng chỉ đủ cho loài người sử dụng tiết kiệm trong mấy trăm năm nữa.

- Nguồn năng lượng thủy điện ở các nước phát triển đã được khai thác triệt để.

- Sự phát triển của xã hội, dân số tăng trưởng, nhu cầu về năng lượng ngày càng cao, môi trường xấu đi, mà nguồn năng lượng ngày càng giảm đi.

- Phát triển các nguồn năng lượng mới đặc biệt là phát triển năng lượng tái tạo đang là xu thế toàn cầu và đóng vai trò rất quan trọng. Năng lượng tái tạo có trữ lượng dồi dào, đa dạng, ít gây tác hại đến môi trường, giúp giảm khí thải nhà kính, góp phần chống biến đổi khí hậu.

Vận dụng 1 trang 65 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát biểu đồ hình 3.4 và Lời giải câu hỏi:

- Nguồn năng lượng tái tạo truyền thống được con người khai thác là gì?

- Nguồn năng lượng tái tạo nào mới được khai thác và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn?

Lời giải

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

- Nguồn năng lượng tái tạo truyền thống được con người khai thác là: năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, năng lượng sinh khối.

- Nguồn năng lượng tái tạo mới được khai thác và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn là: năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời.

III. Khai thác năng lượng tái tạo

1. Công nghệ thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời

Câu hỏi 3 trang 66 Chuyên đề Vật lí 10: Năng lượng nhiệt của Mặt Trời có vai trò gì trong hoạt động phơi nông sản, sản xuất muối?

Lời giải

Mặt Trời là nguồn năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt tự nhiên cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người trong hàng trăm nghìn năm nay như phơi nông sản, làm muối.

+ Làm bay hơi nước biển trong quá trình làm muối.

+ Làm khô nông sản (phơi thóc, phơi nông sản,…).

+ Diệt nấm mốc.

Tìm hiểu thêm 1 trang 66 Chuyên đề Vật lí 10: Từ xa xưa con người đã chú ý tìm cách thiết kế nhà cửa mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và thu được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nhờ vậy, tiết kiệm được năng lượng để sưởi ấm, làm mát hoặc thắp sáng ngôi nhà. Bạn hãy tìm hiểu thêm về các cách thiết kế nhà tiết kiệm năng lượng này.

Lời giải

Một số cách thiết kế nhà tiết kiệm năng lượng:

- Hệ thống thông gió tự nhiên

Hệ thống thông gió tự nhiên hiệu quả tạo ra môi trường khí hậu tốt, bầu không khí trong lành hơn và làm giảm nhiệt độ trong không gian, từ đó giảm tần suất sử dụng các thiết bị điện để làm mát như quạt, điều hòa. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam, thông gió xuyên phòng được khuyến khích áp dụng vì mang lại hiệu quả cao.

- Vật liệu xây dựng giúp tiết kiệm năng lượng

Những vật liệu xây dựng có khả năng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường như: gạch không nung, tường cách nhiệt 3D, kính tiết kiệm năng lượng...

- Thiết bị năng lượng mặt trời

Lắp đặt pin quang điện mặt trời hoặc sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời cũng là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm điện.

Vận dụng 2 trang 66 Chuyên đề Vật lí 10:

Máy nước nóng năng lượng Mặt Trời (hình 3.6) có chức năng gì và hoạt động như thế nào?

Lời giải

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

Chức năng: Đây là một thiết bị hoạt động dựa vào nguồn năng lượng mặt trời để tạo ra nhiệt, làm nóng nước, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình như tắm giặt, nấu cơm, rửa bát…

Nguyên lí hoạt động: Máy nước nóng năng lượng mặt trời hoạt động dựa trên nguyên lý đối lưu nhiệt tự nhiên, khi có ánh nắng mặt trời các ống chân không có sẵn nước lạnh sẽ hấp thụ nhiệt và làm nóng nước nhanh mà không cần phải cắm điện như máy nước nóng gián tiếp hay máy nước nóng trực tiếp. Theo nguyên lý đối lưu nhiệt, nước nóng hơn có xu hướng di chuyển lên trên bồn nước và nước lạnh di chuyển xuống dưới ống chân không để được làm nóng. Quá trình làm nước nóng sẽ kết thúc khi nhiệt độ nước trong cả bình chứa và ống chân không bằng nhau.

2. Công nghệ thu năng lượng từ sức nước

Câu hỏi 4 trang 67 Chuyên đề Vật lí 10: Tại sao nói năng lượng từ sức nước là năng lượng tái tạo và có nguồn gốc từ Mặt Trời?

Lời giải

- Năng lượng từ sức nước là năng lượng tái tạo vì nguồn nước gần như vô hạn, có thể tái tạo nhanh chóng.

- Năng lượng từ sức nước có nguồn gốc từ Mặt Trời vì Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng liên tục cho nhiều quy trình diễn tiến trong bầu sinh quyển Trái Đất. Mặt Trời cung cấp năng lượng cho các phản ứng hóa học, trong đó có phản ứng tạo ra nước từ các phân tử Hidro và Oxi, đồng thời Mặt Trời còn làm nước bốc hơi, tham gia vào quá trình tạo ra mưa.

Tìm hiểu thêm 2 trang 68 Chuyên đề Vật lí 10: Tìm hiểu thêm các mặt trái của việc xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện.

Lời giải

Nguy cơ gây mất cân bằng hệ sinh thái do nhà máy thủy điện có thể gây ra:

+ Thay đổi dòng chảy của nước là nguyên nhân gây nên xói lở bờ sông, nơi canh tác nông nghiệp của người dân.

+ Chất lượng nước vùng hạ lưu bị giảm sút.

+ Người nông dân không có đủ nước cho các hoạt động nông nghiệp.

+ Hệ sinh thái sinh vật dưới nước bị thay đổi.

+ Ở các cửa sông hiện tượng xâm nhập mặn tăng lên.

+ Những thay đổi gây ra các tác động xấu đối với nguồn lợi thủy sản. Một số loài không thể sống sót và sinh kế của các ngư dân bị đe dọa.

Tìm hiểu thêm 3 trang 69 Chuyên đề Vật lí 10:

Hiện còn một số công nghệ khai thác năng lượng từ sóng biển, thủy triều, các dòng hải lưu, đối lưu cách nhiệt đại dương chênh lệch độ mặn trong nước. Bạn hãy tìm hiểu thêm về công nghệ này.

Lời giải

- Thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển: chuyển đổi động năng của sóng thành điện năng.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

- Thiết bị khai thác năng lượng thủy triều.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

3. Công nghệ thu năng lượng từ sức gió

Luyện tập 3 trang 69 Chuyên đề Vật lí 10: Nhà máy thủy điện khai thác thế năng của nước để tạo ra điện năng. Từ độ cao 120m, 1,5.105 kg nước được xả sau một giây, chảy xuống, làm quay cánh quạt của tua bin và tạo ra công suất điện 100 MW. Hiệu suất của nhà máy điện này là bao nhiêu?

Lời giải

Thế năng trọng trường của 1,5.105 kg nước từ độ cao 120 m là

Wt=mgh=1,5.105.9,8.120176,4.106J

Công suất mà lượng nước trên tạo ra trong 1 giây là: P = 176,4.106 W

Ta có công suất điện có ích là P’ = 100 MW = 100.106 W

Hiệu suất của máy phát điện là

H=P'P=100.106176,4.10657% 

 Đáp án C

Câu hỏi 5 trang 70 Chuyên đề Vật lí 10: Tại sao nói năng lượng gió là năng lượng tái tạo và có nguồn gốc từ Mặt Trời.

Lời giải

- Năng lượng gió là năng lượng tái tạo là vì gió là sự chuyển động của không khí từ khu vực có áp suất cao đến khu vực có áp suất thấp. Trên thực tế, gió tồn tại là do mặt trời làm nóng bề mặt Trái Đất một cách không đều. Khi không khí nóng tăng lên, không khí mát hơn di chuyển vào để lấp đầy khoảng trống. Chỉ cần có nắng thì gió sẽ thổi. Và gió từ lâu đã đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng cho con người. 

- Gió là nguồn năng lượng vô hạn nên nó được coi là năng lượng tái tạo.

Tìm hiểu thêm 4 trang 70 Chuyên đề Vật lí 10: Tua bin gió trục đứng sử dụng công nghệ hiện đại, luôn quay ổn định với mọi hướng gió. Bạn hãy tìm hiểu công nghệ này.

Lời giải

Cách phổ biến nhất để tạo ra điện là quay một tuabin kết nối với máy phát điện. Các cánh của tuabin gió thu nhận động năng từ gió, khiến chúng quay. Khi tuabin quay, năng lượng gió sẽ được chuyển vào hộp số. Bản thân tuabin gió quay quá chậm để tạo ra điện, vì vậy cần có bánh răng để khuếch đại mô-men xoắn. Hộp số bao gồm một trục tốc độ thấp và một trục tốc độ cao. Các cánh được kết nối với trục tốc độ thấp, trục này kết nối với trục tốc độ cao. Trục tốc độ cao kết nối với máy phát điện.

Vận dụng 3 trang 70 Chuyên đề Vật lí 10:

Việc xây dựng và vận hành các nhà máy điện gió có tác động tiêu cực gì?

Lời giải

- Chi phí cao.

- Tiếng ồn lớn.

- Mối đe dọa đối với động vật hoang dã.

- Có thể ảnh hưởng đến môi trường của hệ sinh thái.

- Hiệu suất hoạt động có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, thiên nhiên.

- Rất khó khăn để sản xuất 1 lượng điện lớn.

4. Công nghệ thu năng lượng từ sinh khối động thực vật

Câu hỏi 6 trang 71 Chuyên đề Vật lí 10: Tại sao nói năng lượng dự trữ trong sinh khối có nguồn gốc từ Mặt Trời?

Lời giải

Năng lượng sinh khối là những vật liệu liên quan đến thực vật và động vật. Sinh khối chứa năng lượng hóa học được lưu trữ từ Mặt Trời.

- Năng lượng dự trữ trong sinh khối động thực vật thông qua phản ứng quang hợp để tạo thành carbonhydrates. Sinh khối là các chất hữu cơ dễ phân hủy, bao gồm gỗ các cây nông nghiệp, cây thân thảo, …, chất thải hữu cơ.

- Năng lượng sinh khối có thể được đốt trực tiếp để lấy nhiệt hoặc chuyển đổi thành các dạng năng lượng nhiên liệu lỏng, rắn và khí tạo ra thông qua quá trình khác nhau.

Câu hỏi 7 trang 72 Chuyên đề Vật lí 10: Tại sao nói nhiên liệu hóa thạch có nguồn gốc từ sinh khối động thực vật?

Lời giải

Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu chứa một hàm lượng cacbon và hydrocacbon cao. Chúng được tạo thành bởi quá trình phân hủy kị khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm. Cụ thể là thực vật phù du và động vật phù du lắng đọng xuống đáy biển (hồ) với số lượng lớn. Với điều kiện thiếu oxy và trải qua thời gian địa chất. Các hợp chất hữu cơ này trộn với bùn, và bị chôn vùi bên dưới các lớp trầm tích nặng. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao làm cho các vật chất hữu cơ bị biến đổi hóa học. Tạo thành các nhiên liệu hóa thạch.

Vận dụng 4 trang 72 Chuyên đề Vật lí 10: Việc đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa có tác dụng gì? Việc này gây hại như thế nào với môi trường? Có cách nào sử dụng rơm rạ hiệu quả hơn không?

Lời giải

- Việc đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa có tác dụng là giúp tiêu diệt một số loài côn trùng trú ẩn trên gốc rạ, làm sạch mầm bệnh cho vụ sau, đồng thời cũng cung cấp một ít Kali cho đất.

- Việc đốt rơm rạ gây hại cho môi trường:

+ Phát sinh hàng loạt chất ô nhiễm, trong đó có bụi, CO2, kim loại như chì, thủy ngân, kẽm, asen… Khói sinh ra từ quá trình đốt ngoài trời còn gây khói mù và ảnh hưởng đến tầm nhìn, đặc biệt trên các đoạn đường giao thông.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

Ảnh: Một số gia đình vẫn đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

+ Hơn nữa, khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, làm người ta ho, hắt hơi, buồn nôn, thở khò khè, hoặc có cảm giác ngạt thở...

- Cách sử dụng rơm rạ hiệu quả hơn:

+ Làm thức ăn cho gia súc.

+ Trồng nấm rơm.

+ Vùi rơm rạ vào đất.

+ Sản xuất phân bón hữu cơ.

Tìm hiểu thêm 5 trang 72 Chuyên đề Vật lí 10: Các mô hình kinh tế truyền thống (tuyến tính) đã tạo ra khối lượng hàng hóa khổng lồ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng đem lại hệ lụy ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên.

Mô hình kinh tế tuần hoàn chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống “khai thác – sản xuất – tiêu hủy” sang mô hình tái sử dụng có mục đích. Mục tiêu là giữ lại càng nhiều giá trị càng tốt từ các nguồn lực, sản phẩm, thành phẩm và vật liệu nhằm kiến tạo một hệ thống cho phép tái sử dụng, tái sản xuất và tái chế tạo lâu dài, tối ưu. Bạn hãy tìm hiểu thêm về mô hình kinh tế tuần hoàn.

Lời giải

- Trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi từ kinh tế thẳng sang kinh tế tuần hoàn là thiết yếu. Và có 4 lí do chính mà bắt buộc diễn ra sự chuyển đổi này gồm:

+ Sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu thô, trong khi nguồn nguyên liệu này ngày càng cạn kiệt, đặc biệt đối với nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn tài nguyên không thể tái tạo được.

+ Sự phụ thuộc vào các nước khác, đặc biệt các quốc gia phụ thuộc nước khác về nguyên liệu thô. Sự phụ thuộc này dẫn đến căng thẳng về chính trị toàn cầu.

+ Tác động đến sự biến đổi khí hậu (phát thải các khí nhà kính, đặc biệt là CO2) làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu cực đoan, gây nên các hậu quả cực kì nghiêm trọng. Sự chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn với mục tiêu sử dụng năng lượng bền vững sẽ làm giảm kết quả quá trình biến đổi khí hậu.

+ Tạo ra các cơ hội kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp và khoa học trong lĩnh vực việc đổi mới, thiết kế, tái chế và sáng tạo.

5. Công nghệ thu năng lượng từ nguồn địa nhiệt

Câu hỏi 8 trang 73 Chuyên đề Vật lí 10: Tại sao nói địa nhiệt là năng lượng tái tạo?

Lời giải

Địa nhiệt là nguồn nhiệt năng có sẵn trong lòng đất. Cụ thể hơn, nguồn năng lượng nhiệt này tập trung ở khoảng vài km dưới bề mặt Trái Đất, phần trên cùng của vỏ trái đất. Cùng với sự tăng nhiệt độ khi đi sâu vào vỏ trái đất, nguồn nhiệt lượng liên tục từ lòng đất này được ước đoán tương đương với một khoảng năng lượng 42 triệu MW. Lòng đất thì vẫn tiếp tục nóng hằng tỷ năm nữa, đảm bảo một nguồn nhiệt năng gần như vô tận. Chính vì vậy địa nhiệt được liệt vào dạng năng lượng tái tạo.

Tìm hiểu thêm 6 trang 74 Chuyên đề Vật lí 10:

Tìm hiểu thêm các mặt trái của việc khai thác địa nhiệt.

Lời giải

Nhược điểm của việc khai thác địa nhiệt:

- Hoạt động bơm nước dễ gây ra các chấn động nhỏ trên bề mặt Trái Đất.

- Dễ xảy ra hiện tượng sụt lún, tạo ra vết nứt ngầm, làm hư hỏng đường ống, phố xá hay hệ thống thoát nước tự nhiên.

- Thải ra lượng nhỏ khí nhà kính như H2S hay CO2. Nước dễ bị ô nhiễm bởi nhiều nguyên tố độc hại khi hệ thống địa nhiệt không được cách nhiệt đúng cách.

Vận dụng 5 trang 75 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát hình 3.16 và dự đoán chất phát thải từ nhà máy điện địa nhiệt là chất gì? Tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy trên Internet để kiếm tra dự đoán của bạn.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

Lời giải

Dự đoán: Chất phát thải từ nhà máy điện địa nhiệt là CO­2, H2S, CO, …

Kết quả: Chất lỏng được lấy ra từ Trái Đất sâu mang theo một hỗn hợp các khí, đặc biệt là carbon dioxide (CO2), hydrogen sulfide (H2S), metan (NH4) và amonia (NH3). Những chất gây ô nhiễm này góp phần gây ra hiện tượng nóng dần lên trên toàn cầu, mưa axit, và mùi độc hại nếu được giải phóng.

Vận dụng 6 trang 75 Chuyên đề Vật lí 10: Lập kế hoạch và thực hiện dự án:

Đề xuất các biện pháp phát triển năng lượng tái tạo ở tỉnh, thành quê phố bạn từ nay đến năm 2045.

Thảo luận các câu hỏi định hướng trong bối cảnh cụ thể của địa phương nói bạn sinh sống:

- Địa phương có những lợi thế, tiềm năng gì về phát triển năng lượng tái tạo?

- Địa phương đã áp dụng các công nghệ nào để thu năng lượng tái tạo? Các loại năng lượng tái tạo hiện nay đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất ở mức độ nào?

- Việc phát triển năng lượng tái tạo ở địa phương có thể gặp có khó khăn, thách thức nào?

- Có thể đề xuất những biện pháp cụ thể nào nhằm phát triển hơn nữa năng lượng tái tạo ở địa phương?

- Các nhân, gia đình, nhà trường và cộng đồng bạn sinh sống có thể tham gia thực hiện các giải pháp này như thế nào?

Lưu ý:

* Cần phân tích sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng vật lí để giải thích các biện pháp đặt ra.

* Nếu có một số kiến thức liên quan chưa được học, hãy tìm hiểu ở sách báo và các trang web tin cậy

Lời giải:

Học sinh tự tìm hiểu ở địa phương mình, hoàn thành dự án và có thể tham khảo phần dưới đây:

Gợi ý câu trả lời

- Ví dụ một số nơi có những lợi thế, phát triển năng lượng tái tạo:

+ Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng trị có tiềm năng năng lượng địa nhiệt lớn.

+ Tây Nguyên, Nam bộ có tiềm năng năng lượng gió lớn.

+ Vùng bắc vịnh Bắc Bộ, vùng ven biển Vũng Tàu – Cà Mau có tiềm năng năng lượng thủy triều lớn.

+ Ninh Thuận – Bình Thuận có tiềm năng dòng chảy lớn,

+ Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung có tiềm năng năng lượng sinh khối lớn.

+ Thành phố Hồ Chí Minh, các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)… có tiềm năng năng lượng Mặt Trời lớn.

- Địa phương đã áp dụng các công nghệ tương ứng để thu năng lượng tái tạo:

+ Đối với địa phương tiềm năng năng lượng gió sẽ sử dụng các tua – bin gió.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

+ Đối với địa phương tiềm năng năng lượng Mặt Trời sẽ lắp đặt các tấm pin mặt trời tùy theo quy mô sử dụng.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

+ Đối với địa phương tiềm năng năng lượng nước (dòng chảy, thủy triều, sóng) sẽ xây dựng các nhà máy thủy điện, phao hấp thụ điểm, bộ suy giảm bề mặt, cột nước dao động,…

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

+ Đối với địa phương tiềm năng năng lượng sinh khối sẽ thu năng lượng bằng cách: đốt nhiệt sinh khối, khí hóa sinh khối, chuyển hóa chất lỏng sinh khối, phát điện bằng Biopower – Biomass.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

- Các loại năng lượng tái tạo hiện nay đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. Theo Nghị quyết 55 đã đề ra mục tiêu: “Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045”; bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Việc phát triển năng lượng tái tạo ở địa phương có thể gặp có khó khăn, thách thức và giải pháp:

 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 1)

Xem thêm lời giải Chuyên đề Vật lí lớp 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Xác định phương hướng

Bài 2: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời

Bài 3: Nhật thực, Nguyệt thực và Thủy triều

Bài 1: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

Bài 2: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1 2,387 12/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: