Chuyên đề Lịch sử 12 Chuyên đề 1 (Cánh diều): Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 12 Chuyên đề 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 12 Chuyên đề 1.

1 383 22/07/2024


Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Chuyên đề 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

I. Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo

Mở đầu trang 4 Chuyên đề Lịch Sử 12: Vậy tín ngưỡng, tôn giáo là gì? Ở Việt Nam có những tín ngưỡng, tôn giáo nào? Các tín ngưỡng, tôn giáo này có những nét chính gì và biểu hiện như thế nào trong đời sống văn hoá - xã hội?

Lời giải:

- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống.

- Tôn giáo là niềm tin của con người vào các thế lực siêu nhiên, với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức, được lưu truyền trong một cộng đồng cư dân của một quốc gia hoặc trên toàn thế giới.

- Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Hệ thống tín ngưỡng ở Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tồ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ các anh hùng,...

+ Một số tôn giáo được du nhập và phát triển ở Việt Nam như: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo, Hồi giáo,…

- Tín ngưỡng và tôn giáo là những hình thức sinh hoạt tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Tín ngưỡng và tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đạo lí, đời sống văn hoá, tư tưởng, chính trị,... của Việt Nam.

1. Khái niệm tín ngưỡng

Câu hỏi trang 5 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin trong mục 1 và tư liệu, giải thích khái niệm tín ngưỡng và nêu những tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam.

Đọc thông tin trong mục 1 và tư liệu, giải thích khái niệm tín ngưỡng và nêu những tín ngưỡng

Lời giải:

- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống.

- Các tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam là: thờ cúng tổ tiên; thờ Mẫu, thờ Thành hoàng; thờ anh hùng dân tộc, những người có công lao đối với cộng đồng; thờ tổ nghề,...

2. Khái niệm tôn giáo

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin trong mục 2 và tư liệu, giải thích khái niệm tôn giáo.

Lời giải:

- Tôn giáo là niềm tin của con người vào các thế lực siêu nhiên, với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức, được lưu truyền trong một cộng đồng cư dân của một quốc gia hoặc trên toàn thế giới.

Đọc thông tin trong mục 2 và tư liệu, giải thích khái niệm tôn giáo

II. Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

1. Thờ cúng tổ tiên

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

Lời giải:

- Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng xuất hiện từ xa xưa và tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở một số nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng và phổ biến nhất.

- Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:

+ Niềm tin cho rằng linh hồn của người đã chết vẫn còn hiện hữu trong đời sống và có ảnh hưởng đến người thân trong gia đình, dòng họ.

+ Sự tưởng nhớ, kính trọng và lòng biết ơn của người đang sống đối với các thế hệ tiền nhân đặc biệt là ông bà, cha mẹ đã qua đời.

+ Ảnh hưởng từ các yếu tố Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo,...

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin, tư liệu trong mục I và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

Đọc thông tin, tư liệu trong mục I và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng

Lời giải:

Những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam:

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên biểu hiện chủ yếu ở việc lập bàn thờ và hoạt động cúng lễ, giỗ.

+ Bàn thờ tổ tiên theo truyền thống được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà, gồm có: ngai thờ, bài vị (hoặc thần chủ), bát hương, đĩa đèn, bình hoa, mâm hoa quả,...

+ Hoạt động cúng lễ được tiến hành vào ngày mồng một, ngày rằm, ngày tết truyền thống và những dịp khác, tuỳ theo niềm tin hoặc nhu cấu tâm linh của gia chủ.

+ Giỗ là nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, để tưởng nhớ ngày người thân qua đời theo âm lịch.

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn gắn với một số hoạt động khác như: xây dụng nhà thờ họ, chung ruộng hương hoả, tảo mộ,...

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch Sử 12: Theo em, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa như thế nào trong đời sống văn hoá của người Việt?

Lời giải:

Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

- Thể hiện ý thức hướng về nguồn cội;

- Phản ánh truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

2. Thờ Quốc tổ Hùng Vương

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin và tư liệu, nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

Lời giải:

- Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương ở Việt Nam bắt nguồn từ sự tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng, là những người đứng đầu nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của người Việt.

- Theo truyền thống, lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin, tư liệu trong mục 2 và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.Đọc thông tin, tư liệu trong mục 2 và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ

Lời giải:

Nét chính về tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng vương

- Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương biểu hiện trước hết ở hoạt động thờ cúng các Vua Hùng và hướng về ngày giỗ Tổ, với lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ) được tổ chức trên quy mô lớn.

- Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương còn biểu hiện qua hệ thống cơ sở thờ các Vua Hùng ở nhiều nơi trên cả nước như: Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Đền thờ Vua Hùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đền Hùng tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Đền thờ Vua Hùng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai,... Trong đó, Khu di tích lịch sử Đền Hùng là trung tâm thờ tự lớn nhất,...

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Lịch Sử 12: Theo em, tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương có ý nghĩa và vai trò như thế nào trong đời sống văn hóa của người Việt?

Lời giải:

Ý nghĩa:

- Thể hiện ý thức hướng về nguồn cội;

- Phản ánh truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

3. Thờ Mẫu

Câu hỏi trang 9 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.

Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam trang 9 Chuyên đề Lịch Sử 12

Lời giải:

- Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian xuất hiện từ rất sớm trong đời sống văn hoá truyền thống của người Việt.

- Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu:

+ Chế độ mẫu hệ thời nguyên thuỷ và tục thờ các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như nữ thần Mặt Trời nữ thần Mặt Trăng

+ Theo thời gian hệ thống nữ thần được bổ sung. Một số nữ thần được tôn vinh là “Mẫu”, như Mẫu Âu Cơ, Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Thiên Y A Na,…

+ Từ khoảng thế kỉ XVI XVII, tục thờ nữ thần mẫu th

Câu hỏi trang 10 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.

Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Mẫu

Lời giải:

- Đối tượng thờ cúng gồm nhiều vị thần khác nhau.

+ Khi phát triển thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, đối tượng thờ cúng chủ yếu là Ngọc Hoàng, Tam toà Thánh Mẫu, Ngũ vị tôn quan, các vị châu Bà, các ông Hoàng, các Cô, các Cậu Quận,....

+ Việc thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, gắn liền với mong muốn cầu tài, lộc, sức khoẻ.

- Hệ thống nghi lễ và lễ hội đa dạng và có nhiều nét đặc sắc.

+ Nghi lễ nổi bật là: Hầu bóng (lên đồng) và hệ thống lễ hội “Tháng Tám giỗ Cha”, “Tháng Ba giỗ Mẹ".

+ Ở Trung Bộ và Nam Bộ, gắn liền với tục thờ Mẫu và thờ Nữ thần còn có hình thức diễn xướng Múa bóng (múa dâng lễ trong các nghi lễ) và Hát bóng rối, thường được tổ chức tại các đền.

4. Thờ Thành hoàng

Câu hỏi trang 11 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam.

Lời giải:

- Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam có nguồn gốc từ tục thờ thổ thần (thần bản địa) ở các làng xóm.

- Trong quá trình phát triển, do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa và chính sách của nhà nước quân chủ, việc thờ thổ thần từng bước được thay thế bằng thờ Thành hoàng.

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam.

Nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam

Lời giải:

- Đối tượng thờ cúng: đa dạng, gồm:

+ Thành hoàng là thiên thần (thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp,... );

+ Thành hoàng là nhiên thần (thần Nước, thần Đất, thần Núi,... );

+ Thành hoàng là nhân thần (nhân vật lịch sử, danh nhân, người lập làng,... ).

- Địa điểm thờ là đình làng - trung tâm hành chính và sinh hoạt cộng đồng quan trọng nhất ở làng xã Việt Nam truyền thống. Bàn thờ Thành hoàng được đặt ở đình trong - khu vực được coi là linh thiêng và quan trọng nhất của đình làng.

- Hoạt động thờ cúng được thực hiện vào nhiều dịp trong năm. Nhiều làng xã còn tổ chức lễ tế tại đình làng. Lễ tế là nghi lễ tôn vinh Thành hoàng, được tiến hành trang nghiêm với hệ thống nghi thức chặt chẽ.

5. Thờ anh hùng dân tộc

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc ở Việt Nam.

Lời giải:

- Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc xuất phát từ sự tưởng nhớ và biết ơn những người có công lao đối với cộng đồng, đất nước, đặc biệt là những người có đóng góp lớn trong sự nghiệp giữ nước.

- Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc còn xuất phát từ mong muốn nhận được sự phù hộ, bảo vệ từ vong linh của các vị anh hùng đối với cá nhân và cộng đồng.

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình ảnh trong mục 5, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình ảnh trong mục 5, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ anh hùng

Lời giải:

Nét chính về tín ngưỡng thờ cúng anh hùng dân tộc

- Biểu hiện chủ yếu của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc là xây dựng cơ sở thờ tự, thực hiện thờ cúng, tổ chức lễ hội.

+ Xây dựng cơ sở thờ tự lăng, mộ, đền thờ, miếu thờ, tượng đài, nhà tưởng niệm...

+ Thực hiện thờ cúng dâng hương, hoa và đồ lễ theo định kì, vào ngày giỗ,

+ Tổ chức lễ hội: với các nghi thức như rước đèn, rước kiệu,... và các cuộc thi đấu, trò chơi dân gian.

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề Lịch Sử 12: Giới thiệu những anh hùng dân tộc hoặc người có công lao với cộng đồng được thờ ở địa phương em.

Lời giải:

Ở Việt Nam, bên cạnh những anh hùng dân tộc được thờ nhiều nơi trên cả nước như Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, ... còn có những nhân vật có công lao với cộng đồng, được thờ phổ biến ở một số vùng miền, địa phương nhất định, như Nguyễn Hữu Cảnh, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thiên hộ Dương (tức Võ Duy Dương), Thủ khoa Huân (tức Nguyễn Hữu Huân), ... ở Nam Bộ.

III. Một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam

1. Nho giáo

Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu nguồn gốc và quá trình du nhập, phát triển của Nho giáo ở Việt Nam.

Lời giải:

- Nguồn gốc:

+ Nho giáo vốn là một học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội hình thành từ thời Tây Chu ở Trung Hoa, với vai trò quan trọng của Chu Công Đán.

+ Cuối thời Xuân Thu (thế kỉ VI - thế kỉ V TCN), Khổng Tử cùng các học trò đã hệ thống hoá và phát triển tư tưởng của Chu Công Đán, đồng thời tích cực truyền bá những tư tưởng này.

+ Trong quá trình phát triển, Nho giáo có những yếu tố mang màu sắc tôn giáo, như quan niệm về “thiên mệnh”, hệ thống cơ sở thờ tự, hoạt động cúng tế,...

- Quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam:

+ Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc.

+ Dưới thời Lý - Trần, Nho giáo từng bước phổ biến, gắn với chính sách giáo dục, khoa cử của triều đình.

+ Từ thời Lê sơ, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn.

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Lịch Sử 12: Phân tích những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hoá - xã hội.

Lời giải:

Biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội

- Xây dựng cơ sở thờ tự (Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ), thờ Khổng Tử, Chu Công cùng các học trò và các nhà khoa bảng, các bậc danh nho. Từ thế kỉ XV, việc xây dựng Văn miếu từng bước được mở rộng đến các đạo, trấn; Văn từ, Văn chỉ ngày càng phổ biến ở các huyện, xã.

- Thực hiện lễ giáo, phép tắc giao tiếp, ứng xử trong quan hệ gia đình, xã hội. Sự chi phối của Nho giáo thể hiện qua những quan điểm và nguyên tắc về “chính danh, định phận”, thực hiện các chuẩn mực về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín nhằm duy trì tôn tị, trật tự xã hội.

- Sử dụng tư tưởng Nho giáo làm một nội dung trong giáo dục, khoa cử. Từ nửa sau thế kỉ XV, hệ thống trường lớp ở mọi cấp học đều hướng đến Nho giáo. Phần lớn đề bài trong các kì thi đều liên quan đến Tử Thư, Ngũ Kinh - những kinh điển của Nho giáo.

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Lịch Sử 12: Theo em, những yếu tố nào của Nho giáo vẫn có giá trị đối với xã hội hiện nay?

Lời giải:

Một số yếu tố của Nho giáo vẫn có giá trị đến ngày nay, như:

- Tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực về hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín…

- Nếp sống trật tự, khuôn phép “trên kính dưới nhường”

2. Phật giáo

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu nguồn gốc và quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.

Lời giải:

- Nguồn gốc: Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỉ VI TCN, người sáng lập là Xít-đác-ta Gô-ta-ma (còn gọi là Đức Phật, Bụt, Phật Thích Ca).

- Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam:

+ Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng đầu Công nguyên và từng bước trở thành tôn giáo phổ biến.

+ Dưới thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Phật giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống cung đình và đời sống dân gian, được coi như quốc giáo.

Câu hỏi trang 17 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa - xã hội.

Lời giải:

Những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa - xã hội.

- Thực hiện những hoạt động thể hiện sự quan tâm, tin theo Phật pháp, như: cầu cúng tại chùa, tại gia, nghe giảng về đạo Phật, tham dự khoá tu, phụ giúp nhà chùa làm lễ, thăm và vãn cảnh chùa,...

- Chú trọng đạo đức trong đời sống cá nhân và quan hệ xã hội, gồm: các yếu tố như lòng từ bị, bác ái, khoan dung, vị tha,... cùng những hành vi như làm việc thiện, không nói và không làm điều ác hoặc điều xấu, quý trọng muôn vật...

- Tổ chức, tham gia những ngày lễ, dịp lễ Phật giáo trong năm, nổi bật là Đại lễ Phật đản (kỉ niệm ngày Đức Phật ra đời) và lễ Vu Lan báo hiếu.

- Tổ chức, tham gia lễ hội chùa hằng năm, tiêu biểu như lễ hội chùa Thầy (Hà Nội), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội chùa Hương (Hà Nội, Hà Tĩnh), lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng),...

Câu hỏi trang 17 Chuyên đề Lịch Sử 12: Theo em, vì sao Phật giáo có ảnh hưởng phổ biến và lâu dài trong đời sống của người Việt?

Lời giải:

Phật giáo có ảnh hưởng phổ biến và lâu dài trong đời sống của người Việt, vì:

- Với triết lý nhân văn của Phật giáo được thể hiện qua: tư tưởng từ bi, vị tha và vô ngã (không nghĩ tới cá nhân mà chỉ nghĩ đến những điều lớn lao cho mọi người, cho xã hội) rất phù hợp với tình cảm, lối sống, suy nghĩ thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, trách nhiệm của mỗi con người trước cộng đồng.. của người Việt. Do đó, Phật giáo đã được đông đảo người Việt đón nhận và được thực hiện trong đời sống xã hội ngày một sâu rộng.

- Mặt khác, trải qua nhiều biến cố lịch sử, trong suốt thời gian khá dài, Phật giáo luôn tỏ rõ là một tôn giáo gần gũi, có nhiều đóng góp tạo nên lịch sử hào hùng của dân tộc và góp phần không nhỏ xây dựng bản sắc văn hóa Việt Nam. Phật giáo đã được nhiều các nhà lãnh đạo đất nước trong các giai đoạn lịch sử khác nhau đánh giá là tôn giáo yêu nước, gắn bó đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử gần 2000 năm có mặt tại Việt Nam.

3. Đạo giáo

Câu hỏi trang 18 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu nguồn gốc và quá trình du nhập, phát triển của Đạo giáo ở Việt Nam.

Lời giải:

- Nguồn gốc:

+ Đạo giáo còn có tên là Lão giáo hoặc đạo Lão, hình thành ở Trung Quốc từ thời kì cổ đại.

+ Đạo giáo bắt nguồn từ tư tưởng về Đạo của Lão Từ (khoảng thế ki VI - V TCN) - người biên soạn sách Đạo đức kinh - và Trang Tử (369 - 286 |TCN) - người biên soạn sách Nam Hoa kinh.

+ Từ cuối thời Đông Hán (thế kỉ II), sự kết hợp tư tưởng Lão - Trang với các yếu tố thần bí đã đưa đến sự ra đời của Đạo giáo, thờ Đạo và tôn Lão Tử làm giáo chủ (Thái Thượng Lão Quân).

- Quá trình du nhập và phát triển của Đạo giáo ở Việt Nam: Đạo giáo du nhập vào Việt Nam từ thời kì Bắc thuộc, có ảnh hưởng rộng rãi và bền vững trong đời sống dân gian, đồng thời có sự hoà trộn, dung hợp với Phật giáo, Nho giáo và các yếu tố tín ngưỡng bản địa.

Câu hỏi trang 18 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình ảnh, nêu những biểu hiện của Đạo giáo trong đời sống văn hoá - xã hội.

Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình ảnh, nêu những biểu hiện của Đạo giáo

Lời giải:

- Thực hành luyện đan, tu luyện dưỡng sinh, khí công, hướng tới “trường sinh bất tử”,... Đây là những dấu hiệu của Đạo giáo thần tiên, phổ biến trong tầng lớp quý tộc, người giàu có trước đây.

- Thực hành những hoạt động liên quan đến quan niệm về số mệnh hoặc mong muốn an toàn, may mắn, như xem tử vi, xem tướng số, xem đất, xem hướng, xem phong thuỷ,...

- Lối sống lui về ẩn dật, hưởng đến sự thanh bình, nhàn nhã, gần gũi với thiên nhiên, phổ biến ở một bộ phận trí thức khi về già hoặc những quan lại gặp chuyện bất bình trong chốn quan trường trước đây.

- Tổ chức, tham gia những ngày lễ, dịp lễ Đạo giáo trong năm, nổi bật là lễ Trung nguyên vào ngày 15 tháng 7 (âm lịch). Trong ngày này, các đạo quán lập đàn chay, người dân cúng chạy và đốt vàng mã để dâng tiến gia tiên.

4. Cơ Đốc giáo

Câu hỏi trang 20 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình ảnh, nêu nguồn gốc và quá trình du nhập, phát triển của Cơ Đốc giáo ở Việt Nam.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình ảnh, nêu nguồn gốc và quá trình du nhập

Lời giải:

- Nguồn gốc:

+ Cơ Đốc giáo (còn gọi là Ki-tô giáo) ra đời vào thế kỉ I ở Giu-đê-a - vùng đất của người Do Thái khi đó đang chịu sự thống trị của đế quốc La Mã. Người sáng lập Cơ Đốc giáo là Giê-su.

+ Từ thế kỉ XI, Cơ Đốc giáo phân chia thành hai giáo hội: Giáo hội Công giáo ở Rô-ma và Giáo hội Chính thống ở Công-xtan-ti-nốp.

+ Đến thế kỉ XVI, trong Giáo hội Công giáo xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo, đưa đến sự ra đời của Giáo hội Kháng Cách (đạo Tin Lành).

- Quá trình du nhập và phát triển ở Cơ Đốc giáo Việt Nam: Trong ba hệ phái có nguồn gốc Cơ Đốc giáo, Việt Nam chủ yếu tiếp nhận Công giáo (từ thế kỉ XVI) và sau đó là Tin Lành (từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX).

Câu hỏi trang 20 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu những biểu hiện của Cơ Đốc giáo (thể hiện qua Công giáo và đạo Tin Lành) trong đời sống văn hoá - xã hội

Lời giải:

- Thờ phụng Chúa, cầu nguyện, đọc Kinh Thánh,..

+ Những hoạt động này có thể diễn ra ở nhà riêng, ở nhà thờ, do cá nhân tự thực hiện hoặc theo hội, nhóm.

+ Vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật hằng tuần, tín đồ đến nhà thờ để cùng cầu nguyện, đọc, nghe giảng về Kinh Thánh, hát Thánh ca,...

- Thực hiện những điều luật của Kinh Thánh hoặc lời răn dạy của Chúa trong đời sống, hướng đến việc "kinh Chúa, yêu người", cụ thể như:

+ Thực hiện gia đình một vợ một chồng;

+ Hiếu thảo với cha mẹ, hoà thuận với anh chị em;

+ Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng;

+ Làm việc thiện,...

- Tổ chức, tham gia những ngày lễ, dịp lễ quan trọng trong năm, nổi bật là lễ Giáng sinh (lễ Nô-en, kỉ niệm ngày chúa Giê-su ra đời) và lễ Phục sinh (kỉ niệm ngày chúa Giê-su sống lại sau khi bị đóng đinh và qua đời trên cây Thập giá)...

5. Một số tôn giáo khác

Câu hỏi trang 22 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu những nét chính về Hồi giáo ở Việt Nam.

Nêu những nét chính về Hồi giáo ở Việt Nam trang 22 Chuyên đề Lịch Sử 12

Lời giải:

- Nguồn gốc:

+ Hồi giáo (còn gọi là đạo Hồi hoặc đạo I-xlam) ra đời vào thế kỉ VII tại bán đảo Ả Rập, người sáng lập là Mô-ha-mát. Hồi giáo tôn thờ thánh A-la (Thượng đế, Đấng Tối cao, Đổng Duy nhất).

+ Trong quá trình phát triển, Hồi giáo có sự phân hoá thành các hệ phái khác nhau.

- Quá trình du nhập và phát triển của Hồi giáo ở Việt Nam:

+ Ở Việt Nam, Hồi giáo được tiếp nhận đầu tiên bởi người Chăm vào khoảng thế kỉ X.

+ Trong các thế kỉ XV - XVII, Hồi giáo đã phổ biến trong cộng đồng người Chăm.

+ Từ thế kỉ XIX, Hồi giáo từng bước phát triển ở vùng Đông Nam Bộ.

+ Hiện nay, cộng đồng Hồi giáo Việt Nam được chia thành hai nhóm chính là cộng đồng Chăm Bà-ni (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận) và cộng đồng Chăm I-xlam (tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, tỉnh An Giang và một số làng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận).

- Biểu hiện trong đời sống văn hóa – xã hội:

+ Tín đồ Hồi giáo thực hiện 5 trụ cột thực hành đức tin, gồm: tuyên xưng đức tin, cầu nguyện, ăn chay, bố thí, hành hương. Những hoạt động này chủ yếu thực hiện trong cộng đồng Chăm I-xlam. Đối với cộng đồng Chăm Bà-ni, các tín đồ chủ yếu đi lễ, dâng lễ ở thánh đường và giữ kiêng kị trong ăn uống.

+ Về lễ nghỉ, tín đồ Hồi giáo thực hiện một số lễ vòng đời quan trọng như lễ đặt tên, lễ thành niên, lễ cưới, lễ tang... Những lễ này thực hiện theo đúng quy định của giáo luật hoặc được cải biến ít nhiều.

+ Các lễ tết lớn của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam là tháng lễ Ra-ma-dan (tháng 9 lịch Hồi giáo), lễ cầu an Tô-lắc ba-la (tháng 2 lịch Hồi giáo), lễ kỉ niệm ngày sinh của Đức Mô-ha-mát (tháng 3 lịch Hồi giáo), tết Roi-y-a Ha-gi (tháng 12 lịch Hồi giáo),...

Câu hỏi trang 23 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu những nét chính về đạo Cao Đài.

Lời giải:

- Đạo Cao Đài (tên gọi đầy đủ: Cao Đài Đại đạo Tam Kỳ phổ độ) là một tôn giáo thờ Thượng đế, ra đời ở tỉnh Tây Ninh năm 1926, với vai trò sáng lập của một số trí thức người Việt.

- Đạo Cao Đài hình thành trên cơ sở kết hợp tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và tục cầu hồn, cầu tiên thịnh hành ở Nam Bộ đương thời.

- Biểu hiện:

+ Trong đời sống, tín đồ đạo Cao Đài thực hiện “Ngũ giới” như quy định của Phật giáo, đồng thời rèn luyện đạo đức theo “Tứ đại điều quy”, gồm: ôn hoà, cung kính, khiêm tốn, nhường nhịn. Các tín đồ đạo Cao Đài cũng hướng đến tinh thần gắn kết cộng đồng, tương trợ lẫn nhau.

+ Về lễ nghi, tín đồ đạo Cao Đài thực hiện ăn chay ít nhất 6 ngày trong tháng (lục trai), thực hiện 4 khoá lễ trong ngày.

+ Đạo Cao Đài có nhiều ngày lễ theo âm lịch, trong đó lớn nhất là lễ vía Đức Chí Tôn (9-1), lễ hội Yến Diêu Trì Cung (15-8).

Câu hỏi trang 24 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính về Phật giáo Hoà Hảo.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính về Phật giáo Hoà Hảo

Lời giải:

- Phật giáo Hoà Hảo (còn gọi là đạo Hoà Hảo) là một tông phải Phật giáo, do Huỳnh Phú Sổ - một nhà hoạt động xã hội - sáng lập năm 1939 tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).

- Biểu hiện:

+ Trong đời sống, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo chú trọng “tu nhân” trên cơ sở thực hiện “tử ân”, gồm ân tổ tiên, cha mẹ; ân đất nước; ân đồng bào nhân loại; ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Bên cạnh đó là lòng yêu thương người nghèo khổ, giữ gìn đạo lí trong gia đình, không lười biếng, tránh tham lam, mê sĩ,...

+ Về lễ nghi, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thực hiện tu tại gia. Trong nhà có bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên. Trước sân lập bàn thông thiên để cúng Trời.

+ Ngoài những lễ tết chung của đạo Phật, đạo Hoà Hảo có hai ngày lễ quan trọng theo âm lịch là lễ Khai sáng Phật giáo Hoà Hảo (18-5) và lễ Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ (25-11).

Luyện tập và Vận dụng (trang 24)

Luyện tập 1 trang 24 Chuyên đề Lịch Sử 12: Hoàn thành bảng tóm tắt về các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong bài học theo mẫu sau vào vở ghi.

Tên tín ngưỡng, tôn giáo

Nguồn gốc

Biểu hiện

Lời giải:

Tên loại hình

Nguồn gốc

Biểu hiện

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Có nguồn gốc sâu xa từ thời công xã thị tộc.

Thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình, dòng họ vào ngày giỗ, dịp lễ, tết; giỗ/tế tổ làng, tổ nghề, giỗ Tổ Hùng Vương.

Tín ngưỡng thờ Mẫu

Là một tín ngưỡng nguyên thuỷ gắn với cư dân nông nghiệp, được hình thành từ nhiều tín ngưỡng bản địa khác nhau cùng với những ảnh hưởng của Đạo giáo từ Trung Quốc.

Thờ Mẫu thần, nữ thần và thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong các đền, miếu, điện, phủ, am thờ.

Gắn với nghi lễ chầu văn và các lễ hội thờ Mẫu khắp cả nước

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng

Xuất hiện ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc và từng bước phát triển thành tín ngưỡng mang đặc trưng riêng của người Việt Nam.

Thờ cúng Thành hoàng gắn với lễ hội làng, lễ kì yên, lễ kị nhật (giỗ)... trong các đình, miếu, ...

Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc

Có nguồn gốc lâu đời, bắt nguồn từ đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Thờ các anh hùng chống giặc ngoại xâm, người có công khai hoang lập làng, chữa bệnh cứu dân, dạy học, truyền nghề, ... trong các đền, miếu, nhà thờ, khu tưởng niệm, ... vào các dịp mùa xuân, mùa thu, lễ, tết trong năm.

Phật giáo

Phật giáo ra đời khoảng thế kỉ VI TCN ở Ấn Độ, do Thích Ca Mâu Ni sáng lập.

- Phật tử và du khách đến chùa tham quan, hành lễ vào các dịp tuần rằm, lễ, tết.

- Nhiều giá trị đạo đức của Phật giáo (như lối sống hướng thiện, tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng, ... ) đã trở thành chuẩn mực lối sống, tập quán của nhân dân, ... trợ đồng bào khi bị thiên tai; xây dựng nhà dưỡng lão, cơ sở nuôi trẻ mồ côi, mở khoá tu mùa hè, ...

Nho giáo

Nho giáo là một hệ thống triết học chính trị - xã hội, giáo dục, đạo đức do Khổng Tử sáng lập vào khoảng thế kỉ VI TCN.

- Thờ Khổng Tử và các bậc tiên Nho thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dân vẫn được duy trì ở nhiều văn miếu, văn từ, văn chỉ.

- Các quan niệm về hiếu, lễ, nghĩa, trung, tín, tam tòng, tứ đức, còn ít nhiều ảnh hưởng trong nhận thức và ứng xử của nhân dân.

- Lối sống có trật tự, khuôn phép, “trên kính dưới nhường” vẫn được duy trì, ...

Đạo giáo

Đạo giáo (còn gọi là Lão giáo, đạo Lão,...) được hình thành vào khoảng cuối thế kỉ II, trong phong trào nông dân khởi nghĩa ở vùng Nam Trung Quốc, trên cơ sở nền tảng của Đạo gia - một học phái do Lão Tử và Trang Tử khởi xướng.

+ Có sự giao thoa và ảnh hưởng tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành hoàng.

+ Nhiều dấu tích của Đạo giáo gắn với các đạo quán vẫn tồn tại

+ Một số phong tục và hoạt động mang màu sắc của Đạo giáo vẫn tồn tại như: thuật phong thuỷ, một số phương pháp dưỡng sinh, các môn võ thuật, hình thức cúng bái,...

Công giáo

Cơ đốc giáo (còn gọi là Ki-tô giáo) do Giê-su sáng lập vào khoảng đầu Công nguyên, tại một vùng đất của người Do Thái.

- Hoạt động thờ Chúa, cầu nguyện, đọc Kinh thánh do cá nhân hoặc nhóm thực hiện.

- Thực hành những điều luật của Kinh thánh hoặc lời răn dạy của Chúa trong đời sống, hướng đến việc kính Chúa, yêu thương con người như: hiếu thảo với cha mẹ, làm việc thiện, giúp đỡ lẫn nhau, ...

- Tổ chức các ngày lễ liên quan đến cộng đồng Công giáo, như: lễ Phục sinh, lễ Giáng sinh, ...

Tin lành

Trong quá trình phát triển, Cơ Đốc giáo phân chia thành các hệ phái khác nhau. Trong đó, Công giáo và Tin Lành là hai hệ phái phổ biến

- Hoạt động thờ Chúa, cầu nguyện, tổ chức các ngày lễ liên quan đến cộng đồng Công giáo, như: lễ Phục sinh, lễ Giáng sinh, ...

- Chú trọng việc truyền giáo, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện, nhân đạo (như: cứu trợ cho đồng bào bị thiên tai, bão lũ; tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo), ...

Vận dụng 2 trang 24 Chuyên đề Lịch Sử 12: Tìm hiểu và giới thiệu với thầy cô, bạn học những tín ngưỡng phổ biến ở địa phương em.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và di tích Phủ Dầy tại Nam Định

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ do cộng đồng người Việt sáng tạo, có quá trình hình thành phát triển lâu đời, gắn với đời sống tinh thần và các phong tục, tập quán của người dân, được cộng đồng trân trọng và liên tục lưu truyền, chứa đựng những giá trị nhân văn cao cả, tôn vinh người phụ nữ Việt Nam qua hình tượng người mẹ tự nhiên. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển rộng khắp các địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Nam Định được coi là trung tâm với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu. Đặc biệt, ngày 1-12-2016, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với những giá trị độc đáo chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Quần thể Di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy là quần thể di tích tâm linh của đạo Mẫu ở xã Kim Thái (Vụ Bản) bao gồm gần 20 điểm di tích đền, phủ, chùa, lăng gắn liền với điển tích về Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử” thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội Phủ Dầy được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, nổi tiếng với nghi lễ chầu văn - hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu nhất của đạo Mẫu, trở thành tiêu biểu của Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt. Vào đầu tháng 3 âm lịch hàng năm (từ mùng 3 đến mùng 10) khách thập phương nô nức về chiêm bái Phủ Dầy, hòa mình vào không gian văn hóa tâm linh đầy sắc màu của lễ hội và nghi lễ hầu đồng, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của quần thể di tích. Lễ hội Phủ Dầy bao gồm: Phần lễ với các hoạt động tế, lễ rước Mẫu thỉnh kinh từ Phủ Vân Cát đến chùa Linh Sơn; lễ rước đuốc tại Phủ Tiên Hương…; phần hội có Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn tại Phủ Tiên Hương và Phủ Vân Cát, kéo chữ Hoa Trượng Hội, thả rồng bay, múa lân sư rồng, thi đấu các môn thể thao truyền thống như đấu vật, cờ người.

Tại Phủ Tiên Hương, nghi thức hầu đồng được thực hành ở 3 ban chính gồm: Ban Công đồng (cung Đệ tứ), Ban Ngũ vị Vương quan (cung Đệ tam), Ban Tứ Vị Chầu bà (cung Đệ nhị). Khi có giá hầu, những người vào lễ bình thường không chen nhau mà tự giác tản đều ra 2 bên ban thờ để hành lễ. Trong âm nhạc rộn rã cùng khói hương huyền ảo, du khách được thưởng thức giọng hát văn ngọt ngào vấn hầu theo lối cổ truyền, những bước chân, động tác múa của thanh đồng thoăn thoắt nhịp nhàng. Những yếu tố trong nghi lễ hầu đồng, hát văn mang tới nét độc đáo từ sự tinh tế của âm nhạc, trang phục và diễn xướng sân khấu dân gian đến nét huyền bí tâm linh được coi là nghi thức tiêu biểu nhất của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Không chỉ ở Phủ Tiên Hương mà ở các đền, phủ trong Quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa Phủ Dầy như: Phủ Vân Cát, Phủ Bóng (Đền Cây Đa Bóng), Phủ Công Đồng, Phủ Tổ… vào dịp trước và trong lễ hội cũng rộn ràng diễn ra các nghi lễ hầu đồng.

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt thể hiện đậm nét ở Lễ hội Phủ Dầy là hoạt động văn hóa dân gian độc đáo có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại. Quần thể Di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy, nhất là vào Lễ hội Phủ Dầy, luôn là điểm đến hàng năm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước./.

Vận dụng 3 trang 24 Chuyên đề Lịch Sử 12: Làm sáng tỏ biểu hiện và ý nghĩa của một tín ngưỡng cụ thể trong đời sống của cư dân ở địa phương em.

Lời giải:

(*) Tham khảo: biểu hiện và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng vương

♦ Biểu hiện: Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương biểu hiện trước hết ở hoạt động thờ cúng các Vua Hùng và hướng về ngày giỗ Tổ, với lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ) được tổ chức trên quy mô lớn.

Làm sáng tỏ biểu hiện và ý nghĩa của một tín ngưỡng cụ thể trong đời sống

- Địa điểm tổ chức lễ hội Đền Hùng: Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).

- Thời gian tổ chức lễ hội Đền Hùng:

+ Diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng Ba âm lịch hằng năm.

+ Tổ chức lễ trọng thể vào ngày chính hội (ngày 10 tháng Ba).

- Hoạt động chính trong lễ hội Đền Hùng:

+ Lễ dâng hương tại Đến Thượng Đến Trung, Đền Hạ, Đền Giếng; lễ rước kiệu của các làng: Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích.

+ Sau lễ tế, diễn ra hát Xoan (ở Đền Thượng), hát Ca trù (ở Đến Hạ) và nhiều trò chơi dân gian khác.

♦ Ý nghĩa: Lễ hội Đền Hùng được xem là lễ hội đặc biệt quan trọng của dân tộc nhằm thể hiện ý thức hướng về nguồn cội, phản ánh truyền thống tốt đẹp “uống nguồn” của dân tộc.

Vận dụng 4 trang 24 Chuyên đề Lịch Sử 12: Thiết kế áp phích/ tập san/ băng hình về một tôn giáo ở địa phương em và giới thiệu với thầy cô, bạn học.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Một số hình ảnh trong tập san giới thiệu về: thực hành lễ nghi Hồi giáo tại cộng đồng Chăm I-xlam thuộc khu vực Đông Nam Bộ

Thiết kế áp phích/ tập san/ băng hình về một tôn giáo ở địa phương em

Người dân đi lễ tại Thánh đường Hồi giáo Mát-di An I-san (An Giang)

Thiết kế áp phích/ tập san/ băng hình về một tôn giáo ở địa phương em

Bữa ăn xả chay trong tháng lễ Ra-ma-đan của tín đồ Hồi giáo tại Thánh đường An-goa

(Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh)

Thiết kế áp phích/ tập san/ băng hình về một tôn giáo ở địa phương em

Trang phục của đàn ông người Chăm I-xlam

Thiết kế áp phích/ tập san/ băng hình về một tôn giáo ở địa phương em

Tín đồ Chăm I-lam (ở An Giang) đang hành lễ tại Thánh đường trong tháng chay Ra-ma-đan

1 383 22/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: