Chuyên đề Lịch sử 12 (Cánh diều) Nhật Bản từ năm 1973 đến nay

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 12 Nhật Bản từ năm 1973 đến nay sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 12.

1 469 22/07/2024


Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Nhật Bản từ năm 1973 đến nay

1. Thời kì khủng hoảng và điều chỉnh (1973 - 2000)

Câu hỏi trang 33 Chuyên đề Lịch Sử 12: Trình bày sự phát triển về kinh tế của Nhật Bản những năm 1973 - 2000.

Lời giải:

Sự phát triển không ổn định của Nhật Bản những năm 1973-2000

- Giai đoạn 1973 - 1980, kinh tế Nhật Bản suy thoái. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản quyết định giảm 10 % mức tiêu thụ dầu trong các ngành sản xuất, đồng thời nỗ lực ngoại giao để tăng nguồn nhập khẩu dầu mỏ và phát triển các nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...

- Giai đoạn 1980 - 1990, kinh tế Nhật Bản có sự phục hồi, song phát triển không ổn định, thường gọi là “Thời kì kinh tế bong bóng".

- Giai đoạn 1990 - 2000, kinh tế Nhật Bản bước vào thời kì trì trệ kéo dài, thường gọi là “Thập niên mất mát”.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường chỉ ở mức trên dưới 1 %/ năm, thậm chí có năm tăng trưởng âm. Từ năm 1998, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu “bơm tiền” vào các ngân hàng, quốc hữu hoá hoặc sáp nhập một số ngân hàng.

+ Mặc dù phát triển không ổn định nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Đặc biệt, từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới đồng thời là chủ nợ lớn nhất thế giới.

Câu hỏi trang 33 Chuyên đề Lịch Sử 12: Giải thích vì sao kinh tế Nhật Bản có sự phát triển không ổn định.

Lời giải:

Nguyên nhân tình trạng phát triển không ổn định

- Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.

- Những nhân tố đem lại sự “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản không còn.

- Tình trạng già hóa dân số.

- Chính sách kích cầu của Chính phủ thiếu hiệu quả.

- Sự giảm sút của tỉ lệ tăng trưởng, bao gồm những yếu tố đầu vào của nền kinh tế như tư bản, lực lượng lao động, thời gian lao động,...

- Khó khăn về nguồn vốn do chính sách thắt chặt cho vay của ngân hàng.

Câu hỏi trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 12: Dựa vào thông tin mục b: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản giai đoạn 1973 - 2000.

Lời giải:

Nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản giai đoạn 1973 - 2000

- Về đối nội:

+ 1973 - 2000, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) vẫn liên tục cầm quyền ở Nhật Bản.

+ Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế, Đảng Dân chủ Tự do bắt đầu suy giảm uy tín. Nội bộ đảng cầm quyền liên tục diễn ra tình trạng bê bối, tham nhũng, tranh giành quyền lực, gây nên cục diện chính trị không ổn định.

- Về đối ngoại:

+ Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, tăng cường hợp tác với Tây Âu. Tháng 4-1996, Mỹ - Nhật tuyên bố kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.

+ Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mới với Học thuyết Phu-cu-da (1977) và Học thuyết Kai-phu (1991), chủ trương tăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

+ Nhật Bản còn có Học thuyết Mi-y-a-da-oa (1993) và Học thuyết Ha-si-mô-tô (1997). Các học thuyết này coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối ngoại trên phạm vi toàn cầu, chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

- Về xã hội:

+ Đến thập niên 90 của thế kỉ XX, khoảng 90 % số dân Nhật Bản được coi là tầng lớp trung lưu. Nhật Bản được ví là “đất nước của tầng lớp trung lưu”.

+ Từ những năm 80, 90 của thế kỉ XX, sự khủng hoảng của nền kinh tế đã dẫn tới sự hình thành hai nhóm xã hội khác nhau: những người thành công và những người thất bại. Đội ngũ những người thất bại trong kinh doanh bị phá sản, mất việc, phải sống bằng trợ cấp xã hội ngày càng đông. Bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng.

Câu hỏi trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 12: Dựa vào thông tin mục b: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973 có gì khác so với giai đoạn 1973 - 2000? Vì sao có điểm khác biệt đó?

Lời giải:

- Điểm khác biệt:

+ Giai đoạn 1952-1973, Nhật Bản thực hiện liên minh chặt chẽ với Mỹ.

+ Giai đoạn 1973-200: bên cạnh việc liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mới, như: tăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN; coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối ngoại trên phạm vi toàn cầu.

- Nguyên nhân:

+ Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới. Cùng với tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, sức mạnh về quân sự của Nhật Bản ngày càng được tăng cường…

+ Xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển….

2. Thời kì khủng hoảng và điều chỉnh (1973 - 2000)

Câu hỏi trang 36 Chuyên đề Lịch Sử 12: Dựa vào thông tin mục a: Trình bày những cải cách và quá trình phục hồi kinh tế của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI.

Lời giải:

♦ Quá trình cải cách: Nhật Bản tiến hành hàng loạt cải cách kinh tế, tài chính. Tiêu biểu là cải cách của Chính phủ Côi-dư-mi giai đoạn 2001 - 2006 và cải cách của Chính phủ Sin-dô A-bê giai đoạn 2012 - 2020.

- Cải cách dưới thời Thủ tướng Côi-dư-mi:

+ Nhật Bản đã thực hiện cải cách kinh tế và tài chính thông qua các biện pháp như khắc phục tình trạng nợ xấu, giảm bớt số nợ khổng lồ của nhà nước, tư nhân hoá ngành bưu chính, cắt giảm chi tiêu công, cho phá sản các công ty kém năng lực, tư nhân hoá một số ngành kinh tế, tăng cường đầu tư ngân sách cho các dự án phát triển khoa học - công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá,...

+ Chính phủ cũng kiểm soát ngân sách, cắt giảm bộ máy hành chính cũng như những khoản tiền lớn chỉ cho lĩnh vực công. Chương trình cải cách của Chính phủ Côi-dư-mi đã tạo nên một cú hích mới cho nền kinh tế Nhật Bản.

- Cải cách dưới thời Thủ tướng Sin-dô A-bê: Nhật Bản đã thực hiện cải cách kinh tế và tài chính thông qua các biện pháp mới, nổi bật là A-bê-nô-míc - một chính sách kinh tế táo bạo nhằm tái thiết nền kinh tế Nhật Bản. Chính sách A-bê-nô-míc đặt trọng tâm vào “ba mũi tên”: ngân sách, tiền tệ và cải tổ cơ cấu.

+ “Mũi tên ngân sách”: Chủ trương sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư tiền vào guồng máy kinh tế quốc gia, kích cầu kinh tế.

+ “Mũi tên” tiền tệ: Cải tổ chính sách tiền tệ, huy động Ngân hàng Trung ương Nhật Bản “mở van” tín dụng.

+ “Mũi tên” cải tổ cơ cấu: Chuyển đổi hệ thống kinh tế, khơi dậy tiềm năng tăng trưởng, tăng cường khả năng cạnh tranh, giảm thuế cho doanh nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp,…

- Việc thực thi Chính sách kinh tế A-bê-nô-mic đã giúp nhiều tập đoàn, công ty lớn của Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng vận hành tốt hơn.

Câu hỏi trang 36 Chuyên đề Lịch Sử 12: Dựa vào thông tin mục a: Nêu suy nghĩ của em về những cải cách của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI.

Lời giải:

Nhận xét: những chính sách cải cách mà Nhật Bản tiến hành đã đem lại nhiều kết quả tích cực và để lại những bài học kinh nghiệm cho các nước khác.

Câu hỏi trang 37 Chuyên đề Lịch Sử 12: Phân tích những chuyển biến về chính trị, xã hội của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI. Sự chuyển biến đó có mặt tích cực, mặt tiêu cực như thế nào?

Lời giải:

♦ Về chính trị:

- Tháng 8-2009, Nhật Bản trải qua một “cơn động đất chính trị” khi Đảng Dân chủ (DPJ) giành chiến thắng áp đảo trước Đảng Dân chủ Tự do (LDP) trong cuộc bầu cử Hạ viện. Chính trường Nhật Bản diễn ra sự chuyển giao quyền lực lịch sử từ Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền trong hơn nửa thế kỉ sang Đảng Dân chủ.

- Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng:

+ Việc mở rộng hoạt động cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã hạn chế quyền phòng vệ tập thể của Mỹ và các nước đồng minh khác.

+ Nhật Bản tiến thêm một bước mới trong quá trình khôi phục đầy đủ chức năng của lực lượng quân sự, góp phần nâng cao vai trò của nước này trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế.

- Về đối ngoại:

+ Liên minh với Mỹ vẫn được coi là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Bên cạnh đó, Nhật Bản tiến hành điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường độc lập, tự chủ, tích cực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị, tương xứng với vị trí của một nền kinh tế lớn của thế giới.

+ Nhật Bản đẩy mạnh chiến lược “trở lại châu Á”, lấy châu Á làm bàn đạp để đưa Nhật Bản trở thành cường quốc chính trị. Nhật Bản cũng tăng cường vai trò của mình trong Liên hợp quốc. Vị thế của Nhật Bản được nâng cao trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như WTO, G7, APEC,...

♦ Về xã hội:

- Trong những năm đầu thế kỉ XXI, số lượng người nghèo và tỉ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản có xu hướng tăng.

- Nhật Bản cũng đối mặt với tình trạng già hoá và sụt giảm dân số. Tỉ lệ sinh thấp và dân số già là những nhân tố gây áp lực nặng nề về nguồn nhân lực cho nền kinh tế.

1 469 22/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: