Chúng ta nên làm gì để giảm nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả

Lời giải Vận dụng 4 trang 36 Chuyên đề Sinh học 11 sách Chuyên đề học tập Sinh học lớp 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập.

1 298 01/12/2023


Giải Chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều Bài 4: Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người

Vận dụng 4 trang 36 Chuyên đề Sinh học 11: Chúng ta nên làm gì để giảm nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả?

Lời giải:

Biện pháp để giảm nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả:

- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Trong mỗi hộ gia đình phải có một nhà tiêu hợp vệ sinh, không được đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần bệnh nhân tiêu chảy đi tiêu.

- Ở những vùng đang có dịch cần hạn chế người ra vào.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Hạn chế ăn rau sống; không uống nước lã; không ăn những thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua...

- Nguồn nước uống, nước sinh hoạt phải được bảo vệ sạch sẽ. Tất cả các nước ăn uống, rửa rau củ quả đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B.
- Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh, xác súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng gây ô nhiễm môi trường nước.

- Khi phát hiện thấy có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

- Tuyên truyền, cung cấp kiến thức về bệnh tả, bệnh tiêu chảy cho cộng đồng để mọi người có thể tự phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

1 298 01/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: