Chuyên đề Sinh học 11 Bài 5 (Cánh diều): Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người

Với giải bài tập Chuyên đề Sinh học 11 Bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 11 Bài 5.

1 1,266 01/12/2023


Giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người

Mở đầu trang 36 Chuyên đề Sinh học 11: Kể tên một số bệnh dịch ở địa phương em trong thời gian gần đây. Nêu các nguyên nhân lây nhiễm của các bệnh dịch đó.

Lời giải:

Một số bệnh dịch ở địa phương em trong thời gian gần đây:

Tên bệnh dịch

Nguyên nhân lây nhiễm

SARS-CoV

Lây nhiễm trực tiếp từ động vật sang người, người sang người hoặc gián tiếp qua không khí hoặc qua các vật dụng thường dùng.

Sốt rét

Lây nhiễm gián tiếp qua vật chủ trung gian.

Sốt xuất huyết

Lây nhiễm gián tiếp qua vật chủ trung gian.

Cúm A

Lây nhiễm trực tiếp từ động vật sang người, người sang người hoặc gián tiếp qua không khí hoặc qua các vật dụng thường dùng.

Tay chân miệng

Lây nhiễm trực tiếp từ người sang người hoặc gián tiếp qua không khí hoặc qua các vật dụng thường dùng.

I. Sự nhiễm bệnh dịch ở người

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 37 Chuyên đề Sinh học 11: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người.

Lời giải:

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người:

(1) Tác nhân gây bệnh: Đối với bất kì bệnh dịch nào, điều kiện tiên quyết là phải có tác nhân gây bệnh và vật chủ phù hợp, sự nhiễm bệnh chỉ xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa tác nhân gây bệnh và vật chủ. Tuỳ loại tác nhân mà số lượng mầm bệnh đủ để gây bệnh là khác nhau.

(2) Phương thức lây truyền phù hợp: Khi đã có sự tiếp xúc giữa tác nhân gây bệnh và vật chủ, muốn gây bệnh cho cơ thể, các tác nhân gây bệnh phải có phương thức lây truyền phù hợp để đi vào cơ thể. Ví dụ: HIV/AIDS hầu như không lây qua đường tiêu hoá hoặc do côn trùng đốt, trong khi đó, bệnh viêm gan A, sốt rét, quai bị,… dễ lây truyền qua con đường này. Các tác nhân gây bệnh thường xâm nhiễm vào trong cơ thể vật chủ với số lượng lớn thông qua các nguồn khác nhau như nước uống, thức ăn có chứa mầm bệnh, giọt bắn đường hô hấp,...

(3) Điều kiện môi trường phù hợp để tác nhân gây bệnh phát triển: Sau khi xâm nhiễm vào cơ thể vật chủ, thời gian tồn tại và phát bệnh phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, môi trường trong của từng vật chủ (chế độ làm việc, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hằng ngày,…) và các điều kiện môi trường xung quanh vật chủ (điều kiện thời tiết, ô nhiễm môi trường,…). Ví dụ: Khi làm việc quá sức, thức khuya, chế độ dinh dưỡng không hợp lí làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh;…

Luyện tập 1 trang 37 Chuyên đề Sinh học 11: Hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người có ý nghĩa gì đối với việc phòng tránh bệnh?

Lời giải:

Hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người giúp chúng ta biết được đặc điểm của tác nhân gây bệnh, phương thức lây truyền phù hợp và điều kiện môi trường phù hợp để tác nhân gây bệnh phát triển, từ đó, có các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ con người.

II. Các phương thức lây truyền bệnh dịch ở người

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 37 Chuyên đề Sinh học 11: Phân biệt phương thức lây truyền trực tiếp và lây truyền gián tiếp.

Lời giải:

Phân biệt phương thức lây truyền trực tiếp và lây truyền gián tiếp:

- Lây truyền trực tiếp là phương thức lây truyền mà tác nhân gây bệnh lây truyền trực tiếp từ môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí,...) hoặc từ người hoặc sinh vật bị bệnh sang người khỏe.

- Lây truyền gián tiếp là phương thức lây truyền mà tác nhân gây bệnh lây truyền từ người hoặc sinh vật bị bệnh sang người khỏe khi không có sự tiếp xúc trực tiếp, có thể gián tiếp qua không khí, các vật dụng, nguồn nước và đất bị ô nhiễm, vật chủ trung gian,...

Luyện tập 2 trang 40 Chuyên đề Sinh học 11: Hãy sắp xếp các phương thức lây truyền với tác nhân gây bệnh cho phù hợp.

Hãy sắp xếp các phương thức lây truyền với tác nhân gây bệnh cho phù hợp

Lời giải:

1 a, e

2 a, b, d, e

3 a, d

4 c, g

5 a, b, e

6 b

III. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch bệnh

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 40 Chuyên đề Sinh học 11: Khả năng kháng bệnh của từng cá thể phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố nào?

Lời giải:

Khả năng kháng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố sau:

- Các yếu tố bên trong: tuổi, di truyền (kiểu gene), khả năng miễn dịch, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng,…

- Các yếu tố bên ngoài: điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…), môi trường xã hội (sự tiếp xúc, trao đổi, giao tiếp trong xã hội).

Luyện tập 3 trang 40 Chuyên đề Sinh học 11: Phân biệt yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, yếu tố không thể thay đổi và yếu tố có thể thay đổi.

Lời giải:

- Phân biệt yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài:

+ Yếu tố bên trong: là những yếu tố bên trong cơ thể như tuổi, di truyền (kiểu gene), khả năng miễn dịch, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng,…

+ Yếu tố bên ngoài: là những yếu tố của môi trường bên ngoài cơ thể như điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…), môi trường xã hội (sự tiếp xúc, trao đổi, giao tiếp trong xã hội).

- Phân biệt yếu tố không thể thay đổi và yếu tố có thể thay đổi:

+ Yếu tố không thể thay đổi: là những yếu tố không thể tác động như tuổi, di truyền,…

+ Yếu tố có thể thay đổi: là những yếu tố có thể tác động như khả năng miễn dịch, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng,…

Vận dụng 1 trang 42 Chuyên đề Sinh học 11: Đề xuất một số biện pháp giúp giảm nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh thông qua phương thức lây truyền trực tiếp và gián tiếp.

Lời giải:

Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh thông qua phương thức lây truyền trực tiếp và gián tiếp:

- Tiêm vaccine phòng bệnh.

- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay và vệ sinh cơ thể thường xuyên, sử dụng dung dịch khử trùng, súc họng, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

- Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân như găng tay, khẩu trang, áo bảo hộ, kính mắt khi cần.

- Đối với những vật phẩm từ người bệnh thì cần có biện pháp bao gói và xử lí phù hợp, tránh phát tán các tác nhân gây bệnh ra môi trường xung quanh.

- Thiết kế các khu nuôi và giết mổ vật nuôi tách biệt với khu sinh hoạt của người dân; không tàng trữ, buôn bán, sử dụng động vật hoang dã.

- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo,…

- Không dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ dính máu, thực hiện các biện pháp xét nghiệm khi hiến máu và truyền máu.

- Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh để phòng một số bệnh lây truyền qua thức ăn, nước uống như dịch tả, giun, sán,… Đặc biệt không nên ăn tiết canh động vật.

- Thực hiện các biện pháp giãn cách, cách li để ngăn cản sự lây truyền của một số bệnh qua tiếp xúc hay đường hô hấp. Trong trường hợp tiếp xúc với người bệnh khi chăm sóc và điều trị thì cần sử dụng các biện pháp bảo hộ phù hợp.

- Với những tác nhân gây bệnh lây truyền gián tiếp qua vật chủ trung gian, ví dụ như muỗi, cần áp dụng các biên pháp khác nhau như ngủ màn, mặc quần áo dài tay, sử dụng thuốc chống muỗi.

- Khi mẹ bị nhiễm bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh lây truyền bệnh sang con trong quá trình mang thai, chăm sóc và cho con bú.

- …

Vận dụng 2 trang 42 Chuyên đề Sinh học 11: Sự bùng phát của bệnh dịch trong cộng đồng sẽ chịu tác động lớn nhất của yếu tố môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể? Giải thích.

Lời giải:

- Sự bùng phát của bệnh dịch chịu tác động lớn nhất của yếu tố bên ngoài (môi trường xã hội).

- Giải thích: Trong môi trường xã hội luôn luôn diễn ra sự tiếp xúc, trao đổi, giao tiếp thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền của các tác nhân gây bệnh, đặc biệt những bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, sởi, viêm đường hô hấp,… Do đó, trong một số trường hợp khẩn cấp khi bệnh dịch phát triển mạnh nếu không có những biện pháp dãn cách hoặc cách li thì nguy cơ lây truyền bệnh dịch sẽ tăng cao.

Xem thêm các bài giải Chuyên đề Sinh học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người

Bài 7: Dự án điều tra một số bệnh phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh

Ôn tập chuyên đề 2

Bài 8: Vệ sinh an toàn thực phẩm và nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Bài 9: Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm

1 1,266 01/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: