Chuyên đề Sinh học 11 Bài 1 (Cánh diều): Nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng

Với giải bài tập Chuyên đề Sinh học 11 Bài 1: Nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 11 Bài 1.

1 700 01/12/2023


Giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài 1: Nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng

Mở đầu trang 5 Chuyên đề Sinh học 11: Trong thực tiễn sản xuất, tại sao người nông dân thường bón phân chứa các chất dinh dưỡng khoáng cho cây trồng? Sử dụng khoáng cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Lời giải:

- Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường bón phân chứa các chất dinh dưỡng khoáng cho cây trồng vì: Cây trồng thường xuyên lấy đi các chất dinh dưỡng khoáng từ đất, lâu dần đất sẽ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây trồng. Do đó, con người phải bổ sung phân bón để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khoáng nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng ở mức cao nhất có thể.

- Sử dụng khoáng cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Đúng thời điểm (thời vụ, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng), đúng liều lượng, đúng loại, đúng cách, đúng đối tượng, phối hợp khoáng cân đối.

I. Nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 5 Chuyên đề Sinh học 11: Quan sát hình 1.1, cho biết có những nguyên tắc sử dụng khoáng nào có thể tăng năng suất cây trồng?

Quan sát hình 1.1, cho biết có những nguyên tắc sử dụng khoáng nào có thể tăng năng suất cây trồng?

Lời giải:

Những nguyên tắc sử dụng khoáng có thể tăng năng suất cây trồng: Đúng thời điểm (thời vụ, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng), đúng liều lượng, đúng loại, đúng cách, đúng đối tượng, phối hợp khoáng cân đối.

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 6 Chuyên đề Sinh học 11: Quan sát hình 1.2, cho biết loại phân bón nào được sử dụng cho một số giai đoạn ở cây lúa trong bảng 1.1?

Quan sát hình 1.2, cho biết loại phân bón nào được sử dụng cho một số giai đoạn ở cây lúa trong bảng 1.1?

Lời giải:

Phân bón

Giai đoạn

cây mạ

Giai đoạn

đẻ nhánh

Giai đoạn

làm đòng

Super lân (P)

x

KCl

x

x

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 6 Chuyên đề Sinh học 11: Nguyên tắc sử dụng đúng loại phân bón là gì?

Lời giải:

Nguyên tắc sử dụng đúng loại phân bón là sử dụng phân bón cung cấp đúng nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây trồng tùy theo đặc điểm giống, giai đoạn sinh trưởng, phát triển cảu cây và đặc điểm của đất.

Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 7 Chuyên đề Sinh học 11: Quan sát hình 1.3, cho biết khi tăng hàm lượng phân bón có làm tăng sinh trưởng và năng suất cây lạc không. Bón phân đúng liều lượng là gì?

Quan sát hình 1.3, cho biết khi tăng hàm lượng phân bón có làm tăng sinh trưởng và năng suất cây lạc không

Lời giải:

- Khi tăng hàm lượng phân bón trong giới hạn cho phép thì sinh trưởng và năng suất cây lạc cũng tăng nhưng khi bón quá nhiều sẽ gây suy giảm sinh trưởng và năng suất cây trồng.

- Bón phân đúng hàm lượng là bón phân với hàm lượng dinh dưỡng khoáng căn cứ vào nhu cầu của cây, khả năng cung cấp của đất và hệ số sử dụng phân bón.

Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 trang 8 Chuyên đề Sinh học 11: Quan sát hình 1.4 và cho biết phân bón tác động đến đối tượng nào và vai trò của mỗi loại phân bón.

Quan sát hình 1.4 và cho biết phân bón tác động đến đối tượng nào và vai trò của mỗi loại phân bón

Lời giải:

- Đối tượng tác động của phân bón là cây trồng, hệ vi sinh vật đất và các thành phần hệ sinh thái nông nghiệp.

- Vai trò của mỗi loại phân bón:

+ Phân vô cơ cung cấp các chất dinh dưỡng khoáng giúp kích thích cây trồng sinh trưởng và phát triển mạnh.

+ Phân bón hữu cơ vừa cung cấp các chất dinh dưỡng khoáng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt vừa giúp cải tạo đất (thúc đẩy hoạt động của hệ vi sinh vật đất, cải tạo độ phì của đất,…).

Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 trang 8 Chuyên đề Sinh học 11: Trong sản xuất, cây trồng có biểu hiện gì khi được bổ sung phân bón chỉ chứa một loại khoáng?

Lời giải:

- Khi được bổ sung phân bón chỉ chứa một loại khoáng, cây trồng sẽ bị thiếu dinh dưỡng, từ đó dẫn đến cây trồng sinh trưởng và phát triển kém.

- Ví dụ:

+ Cây thiếu calcium (Ca): Lá nhỏ, mềm; chồi đỉnh bị chết.

+ Cây thiếu nitrogen (N): Cây bị còi cọc, chóp lá hoá vàng.

+ Cây thiếu phosphorus (P): Lá nhỏ, màu lục đậm; thân, rễ kém phát triển.

++ Cây thiếu potassium (K): Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ.

II. Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại bân bón, cách bón, hàm lượng đối với cây trồng

Báo cáo Thí nghiệm trang 9 Chuyên đề Sinh học 11: Báo cáo Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng

- Vẽ biểu đồ sinh trưởng của cây ở các lô thí nghiệm.

- Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu sau:

Báo cáo Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng

Lời giải:

- Học sinh dựa vào số liệu thu được khi làm thí nghiệm để vẽ biểu đồ sinh trưởng của cây ở các lô thí nghiệm về các chỉ số: chiều cao cây, số lá, kích thước lá.

- Báo cáo kết quả thí nghiệm:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

CHỨNG MINH TÁC DỤNG CỦA LOẠI PHÂN BÓN

ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

- Tên thí nghiệm: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng.

- Nhóm thực hiện: ……………

- Kết quả và thảo luận:

+ Kết quả: Trong 4 lô bón phân, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở lô 4 (bón phân NPK).

+ Thảo luận: Các loại phân bón cung cấp chất dinh dưỡng khoáng cho cây, nếu thiếu một trong các loại dinh dưỡng khoáng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Kết luận và đề xuất:

+ Kết luận: Các chất dinh dưỡng khoáng khác nhau có ảnh hưởng lên cây trồng khác nhau. Khi bón các loại phân bón với thành phần dinh dưỡng khoáng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng.

+ Đề xuất: Cần tiến hành thí nghiệm trên nhiều đối tượng cây trồng với nhiều nguyên tố dinh dưỡng khoáng hơn.

Báo cáo Thí nghiệm trang 10 Chuyên đề Sinh học 11: Báo cáo Thí nghiệm chứng minh tác dụng của cách bón phân đối với cây trồng

- Vẽ biểu đồ sinh trưởng của cây ở các lô thí nghiệm.

- Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu sau ở thí nghiệm 1:

Báo cáo Thí nghiệm chứng minh tác dụng của cách bón phân đối với cây trồng

Lời giải:

- Học sinh dựa vào số liệu thu được khi làm thí nghiệm để vẽ biểu đồ sinh trưởng của cây ở các lô thí nghiệm về các chỉ số: chiều cao cây, số lá, kích thước lá.

- Báo cáo kết quả thí nghiệm:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

CHỨNG MINH TÁC DỤNG CỦA CÁCH BÓN PHÂN

ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

- Tên thí nghiệm: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của cách bón phân đối với cây trồng.

- Nhóm thực hiện: ……………

- Kết quả và thảo luận:

+ Kết quả: Cây ở lô 2 sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

+ Thảo luận: Bón phân qua lá là phương pháp bón phân tiết kiệm và phát huy hiệu quả nhanh nhất do các ion khoáng được hấp thụ trực tiếp qua khí khổng.

- Kết luận và đề xuất:

+ Kết luận: Thực vật có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khoáng qua rễ hoặc bề mặt lá nhưng hiệu quả có thể không giống nhau. Khi bổ sung cùng loại phân bón với liều lượng như nhau nhưng cách bón phân khác nhau có thể ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của cây.

+ Đề xuất: Cần tiến hành thí nghiệm trên nhiều đối tượng cây trồng với nhiều cách bón phân khác nhau hơn.

Báo cáo Thí nghiệm trang 11 Chuyên đề Sinh học 11: Báo cáo Thí nghiệm chứng minh tác dụng của liều lượng phân bón đối với cây trồng

- Vẽ biểu đồ sinh trưởng của cây ở các lô thí nghiệm.

- Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu sau ở thí nghiệm 1:

Báo cáo Thí nghiệm chứng minh tác dụng của liều lượng phân bón đối với cây trồng

Lời giải:

- Học sinh dựa vào số liệu thu được khi làm thí nghiệm để vẽ biểu đồ sinh trưởng của cây ở các lô thí nghiệm về các chỉ số: chiều cao cây, số lá, kích thước lá.

- Báo cáo kết quả thí nghiệm:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

CHỨNG MINH TÁC DỤNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN

ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

- Tên thí nghiệm: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của liều lượng phân bón đối với cây trồng.

- Nhóm thực hiện: ……………

- Kết quả và thảo luận:

+ Kết quả: Cây ở lô 3 sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

+ Thảo luận: Liều lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của cây trồng. Bón quá ít phân bón, cây trồng sinh trưởng và phát triển chậm. Bón quá nhiều phân bón, cây trồng không hấp thụ được nước và khoáng dẫn đến cây trồng bị chết (hiện tượng cháy phân).

- Kết luận và đề xuất:

+ Kết luận: Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển cụ thể, thực vật có nhu cầu các chất dinh dưỡng khoáng ở một mức nhất định. Vì vậy, bón phân với liều lượng khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau đối với sinh trưởng của cây.

+ Đề xuất: Cần tiến hành thí nghiệm trên nhiều đối tượng cây trồng với nhiều liều lượng phân bón khác nhau hơn.

Vận dụng 1 trang 11 Chuyên đề Sinh học 11: Phân tích ưu điểm, nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh so với phân vô cơ.

Lời giải:

- Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh so với phân vô cơ:

+ Thường có hàm lượng chất hữu cơ cao nên sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách an toàn, ít gây ngộ độc hay sốc phân.

+ Có tác dụng cải tạo đất: không làm chua đất, cân bằng pH cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, giúp đất tơi xốp hơn,…

+ Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thụ thành chất dễ hấp thụ, vi sinh vật đối kháng, kí sinh,… cho đất giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức đề kháng của cây trồng.

+ Góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái.

- Nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh so với phân vô cơ:

+ Phân hữu cơ phân giải chất dinh dưỡng chậm (cần ít nhất 10 – 15 ngày cây mới hấp thu được) dẫn đến cung cấp không kịp thời dinh dưỡng được nếu cây đang thiếu hụt nhiều.

+ Cần được xử lí kĩ trước khi bón nếu không dễ gây bệnh cho cây trồng và có mùi hôi.

+ Khối lượng phân cần dùng nhiều để đáp ứng đủ nhu cầu của cây trồng.

+ Các loại phân hữu cơ thương mại chất lượng giá thành thường rất cao.

+ Có hạn sử dụng ngắn hơn và mỗi loại đều phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng. Ví dụ phân vi sinh cố định đạm chỉ phù hợp bón cho các cây trồng họ Đậu,…

Vận dụng 2 trang 11 Chuyên đề Sinh học 11: Phân urea là loại phân chứa N thích hợp cho cây lúa. Giải thích tại sao trên đất phèn, chua, mặn lại có thể bón phân nitrate mà không sử dụng phân urea.

Lời giải:

- Để tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, khi sử dụng các loại phân bón cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây trồng cần đảm bảo các kĩ thuật đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng thời gian cách li.

- Trồng cây thủy canh có thể tạo ra sản phẩm sạch nếu kiểm soát chặt chẽ được chất lượng nước, phân bón (loại, liều lượng và thời gian cách li), vật liệu được sử dụng để trồng cây.

Xem thêm các bài giải Chuyên đề Sinh học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Nông nghiệp sạch

Bài 3: Dự án điều tra sử dụng phân bón ở địa phương. Thực hành trồng cây với các kĩ thuạt bón phân phù hợp

Ôn tập chuyên đề 1

Bài 4: Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người

Bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người

1 700 01/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: