Chuyên đề Sinh học 11 (Cánh diều): Ôn tập chuyên đề 2

Với giải bài tập Chuyên đề Sinh học 11 Ôn tập chuyên đề 2 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 11.

1 940 01/12/2023


Giải Chuyên đề Sinh học 11 Ôn tập chuyên đề 2

Câu hỏi 1 trang 56 Chuyên đề Sinh học 11: Mỗi nhận định sau đây về con đường lây truyền của tác nhân gây bệnh đúng hay sai? Giải thích.

(1) Hầu hết các virus đều có thể lây truyền qua đường máu.

(2) Vi khuẩn chỉ lây nhiễm vào cơ thể người qua vết thương nhỏ.

(3) Nấm chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp.

(4) Prion lây truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác chủ yếu qua đường tiêu hóa.

Lời giải:

(1) Sai. Virus có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như: đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường máu,…

(2) Sai. Vi khuẩn có thể lây nhiễm vào cơ thể qua vết thương hở hoặc qua đường tiêu hoá, đường hô hấp,…

(3) Sai. Nấm chủ yếu lây nhiễm qua đường tiếp xúc.

(4) Sai. Đa số bệnh do prion là tự phát (ví dụ như bệnh bò điên tự phát), có tính chất di truyền như người trong gia đình bị mắc bệnh hoặc có đột biến gen liên quan đến prion (ví dụ bệnh bò điên gia đình), trong quá trình tiếp xúc với mô nhiễm bệnh (phẫu thuật, cấy ghép tạng),…

Câu hỏi 2 trang 56 Chuyên đề Sinh học 11: Mỗi biện pháp sau đây cần áp dụng trong phòng chống bệnh dịch đúng hay sai? Giải thích.

(1) Cách li tất cả những người bị nhiễm bệnh.

(2) Tiêm vaccine khi có triệu chứng nhiễm bệnh.

(3) Rửa tay thường xuyên.

(4) Đeo khẩu trang khi có triệu chứng nhiễm bệnh.

Lời giải:

(1) Đúng. Tuỳ phương thức lây truyền của dịch bệnh mà có cần áp dụng biện pháp cách li hay không. Biện pháp cách li thường áp dụng đối với những bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

(2) Sai. Tiêm vaccine cần tiêm khi cơ thể khoẻ mạnh, không tiêm khi có triệu chứng nhiễm bệnh.

(3) Đúng. Việc rửa tay thường xuyên giúp hạn chế sự lây nhiễm của mầm bệnh thông qua tiếp xúc.

(4) Đúng. Tuỳ phương thức lây truyền của dịch bệnh mà có cần áp dụng biện pháp đeo khẩu trang hay không. Biện pháp đeo khẩu trang thường áp dụng đối với những bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Câu hỏi 3 trang 56 Chuyên đề Sinh học 11: Mỗi phương pháp sau đây giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch đúng hay sai? Giải thích.

(1) Tiêm vaccine.

(2) Sử dụng kháng sinh.

(3) Tập thể dục thường xuyên.

(4) Sử dụng thuốc chống virus.

Lời giải:

(1) Đúng. Tiêm vaccine là phương pháp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể.

(2) Sai. Sử dụng kháng sinh là phương pháp được sử dụng để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh đặc biệt là vi khuẩn, nhưng không có tác dụng tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch.

(3) Đúng. Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng khả năng chịu đựng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ miễn dịch.

(4) Sai. Sử dụng thuốc chống virus là loại thuốc ức chế một giai đoạn nào đó trong năm giai đoạn ở chu trình nhân lên của virus, nhưng không có tác dụng tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch.

Câu hỏi 4 trang 56 Chuyên đề Sinh học 11: Các tác nhân gây bệnh có thể lây truyền qua các con đường chủ yếu như: tiêu hóa, hô hấp, máu, quan hệ tình dục, vết xước, từ mẹ sang con. Trong số các con đường này, con đường nào thường giúp tác nhân gây bệnh phát tán nhanh nhất trong cộng đồng? Giải thích.

Lời giải:

- Con đường hô hấp thường là con đường giúp tác nhân gây bệnh phát tán nhanh nhất trong cộng đồng.

- Giải thích: Con người luôn có sự tiếp xúc, trao đổi, giao tiếp sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền của các tác nhân lây truyền qua đường hô hấp, từ một người bị bệnh cùng lúc có thể lây lan cho nhiều người khác. Do đó, trong một số trường hợp khẩn cấp khi bệnh dịch lây qua đường hô hấp phát triển mạnh cần thực hiện dãn cách hoặc cách li.

Câu hỏi 5 trang 56 Chuyên đề Sinh học 11: Các bệnh do giun sán thường lây truyền trong cộng đồng theo con đường nào? Chúng ta nên làm gì để phòng chống bệnh do giun sán?

Lời giải:

- Các bệnh do giun sán thường lây truyền trong cộng đồng theo con đường tiêu hóa (qua ăn uống phải ấu trùng hoặc trứng).

- Một số biện pháp phòng chống bệnh do giun sán:

+ Thực hiện ăn chín uống sôi; không ăn đồ sống, chưa qua chế biến như gỏi, tiết canh, gan sống,; sử dụng nguồn nước sạch để uống, trước khi uống cần đun sôi kĩ.

+ Các loại rau trồng dưới nước như: rau muống, cải xoong, rau cần,… trước khi ăn phải ngâm rửa sạch sẽ để khử khuẩn tốt hơn và luộc chín kĩ.

+ Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Giữ gìn vệ sinh nơi sinh hoạt, không thả phân tươi xuống ao cá, không phóng uế vào nguồn nước.

+ Không dùng phân tươi bón rau.

+ Tiến hành tẩy giun, sán định kì 6 tháng/lần.

+ Khi phát hiện những triệu chứng bất thường của giun sán cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Câu hỏi 6 trang 56 Chuyên đề Sinh học 11: Mỗi phát biểu sau đây về tác nhân gây bệnh là đúng hay sai? Giải thích.

(1) Tất cả các protein khi bị cuộn xoắn không chính xác đều có thể là prion.

(2) Tất cả các virus gây bệnh trên động vật đều có thể lây truyền và gây bệnh trên người.

(3) Vi khuẩn gây bệnh cho người phải sống kí sinh bắt buộc.

(4) Các bệnh do nấm thường được điều trị bằng kháng sinh.

(5) Giun sán thường chỉ kí sinh và gây bệnh trong đường tiêu hóa của con người.

Lời giải:

(1) Đúng. Tất cả các protein khi bị cuộn xoắn không chính xác đều có thể là prion.

(2) Sai. Không phải các virus gây bệnh trên động vật đều có thể lây truyền và gây bệnh trên người.

(3) Sai. Vi khuẩn gây bệnh trên người có thể sống tự do trong môi trường ví dụ như vi khuẩn tả,…

(4) Sai. Nấm là sinh vật nhân thực có các quá trình trao đổi chất gần giống với vật chủ nên không sử dụng kháng sinh để điều trị nấm, bệnh nấm thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm.

(5) Đúng. Giun sán thường chỉ kí sinh và gây bệnh trong đường tiêu hóa của con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể kí sinh trong hệ tuần hoàn hoặc các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Câu hỏi 7 trang 56 Chuyên đề Sinh học 11: Theo em, lời khuyên nuôi cá trong bể sẽ giúp phòng bệnh sốt xuất huyết có đúng không? Giải thích.

Lời giải:

Lời khuyên trên là đúng. Vì cá giúp diệt loăng quăng, từ đó làm giảm số lượng muỗi vằn - vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.

Câu hỏi 8 trang 56 Chuyên đề Sinh học 11: Vì sao hạn chế xâm lấn môi trường sống của động vật hoang dã lại giúp phòng chống dịch cúm?

Lời giải:

Hạn chế xâm lấn môi trường sống của động vật hoang dã lại giúp phòng chống dịch cúm vì: Virus cúm có thể lây truyền từ động vật sang người. Những động vật hoang dã không được tầm soát và phòng ngừa virus có thể trở thành ổ chứa cho nhiều loại virus gây bệnh trong đó có virus cúm. Bởi vậy, khi con người tiếp xúc với những động vật hoang dã này có thể khiến chúng ta bị nhiễm cúm.

Xem thêm các bài giải Chuyên đề Sinh học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Dự án điều tra một số bệnh phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh

Bài 8: Vệ sinh an toàn thực phẩm và nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Bài 9: Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm

Bài 10: Dự án điều tra về hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương

Ôn tập chuyên đề 3

1 940 01/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: