Chuyên đề Sinh học 11 Bài 9 (Cánh diều): Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm
Với giải bài tập Chuyên đề Sinh học 11 Bài 9: Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 11 Bài 9.
Giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài 9: Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm
Lời giải:
- Mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây tác hại đối với sức khoẻ con người gồm: bệnh cấp tính (như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, tim đập nhanh, sốt cao, phân có máu, thậm chí có thể gây tử vong) và bệnh mạn tính (như bệnh rối loạn tiêu hoá, bệnh tự miễn, rối loạn thần kinh, suy thận, tim mạch, ung thư,…) và có thể ảnh hưởng đến thế hệ sau (như vô sinh, dị tật thai nhi).
- Một số biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm tại gia đình:
+ Đảm bảo an toàn trong nuôi trồng: đảm bảo môi trường nuôi trồng an toàn; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, kháng sinh,… được cấp phép và sử dụng đúng về liều lượng, đảm bảo thời gian cách li.
+ Lựa chọn thực phẩm an toàn: đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến không có nhãn mác, cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ và được bảo quản đúng cách; đối với thực phẩm được bao gói phải có nhãn dán đầy đủ, đúng quy định; không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, các loại thực phẩm lạ, thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu;…
+ Đảm bảo an toàn trong chế biến: sử dụng nguồn nước sạch; sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến đúng quy định; người chế biến cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay đúng cách, không dùng tay không bốc, chia thực phẩm; dụng cụ chế biến sạch sẽ và an toàn; khu chế biến sạch sẽ; nấu chín thức ăn; nấu chín kĩ trước khi ăn, ăn sau khi nấu chín;…
+ Đảm bảo an toàn trong quá trình bảo quản: đảm bảo các dụng cụ chứa đựng, bao gói an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, rò rỉ, có nắp kín, dễ dàng vệ sinh; không để ô nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào thực phẩm chín hoặc từ môi trường vào thực phẩm; không dùng các hoá chất, phương pháp bảo quản trái quy định; bảo quản nóng hoặc lạnh đối với thức ăn còn dư; sau khi bảo quản, đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn;…
- Biện pháp điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà: kích thích gây nôn, bù nước điện giải, nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế khi có triệu chứng bất thường như co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp.
- Ý nghĩa của các biện pháp phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm: Các biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm giúp tránh sự phát sinh, lây nhiễm và gây hại của các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm. Các biện pháp điều trị ngộ độc thực phẩm giúp điều trị triệu chứng, loại bỏ tác nhân gây bệnh, giúp giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người bệnh.
I. Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ con người
Lời giải:
Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người:
- Gây bệnh cấp tính: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, tim đập nhanh, sốt cao, phân có máu, thậm chí có thể gây tử vong;
- Gây bệnh mạn tính: bệnh rối loạn tiêu hoá, bệnh tự miễn, rối loạn thần kinh, suy thận, tim mạch, ung thư,…
- Có thể ảnh hưởng đến thế hệ sau như vô sinh, dị tật thai nhi
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 65 Chuyên đề Sinh học 11: Hoàn thành bảng 9.1.
Lời giải:
Đặc điểm |
Bệnh cấp tính |
Bệnh mạn tính |
Thời gian khởi phát |
Đột ngột, khoảng 30 phút đến vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn, uống thực phẩm không đảm bảo an toàn có chứa tác nhân gây bệnh. |
Tồn tại trong thời gian dài nhiều tháng đến nhiều năm. |
Triệu chứng |
Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, sốt cao, chóng mặt, tim đập nhanh, phân có máu,… |
Viêm ruột, viêm màng nào, động kinh, suy thận, bệnh tự miễn, ung thư,… |
Khả năng điều trị |
Có thể điều trị khỏi sau vài ngày đến 1 tháng nhưng bệnh có thể diễn biến nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng bệnh mạn tính hoặc tử vong. |
Bệnh có thể tái phát và không thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc hoặc phòng bệnh bằng vaccine. |
Lời giải:
Bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể phát hiện sớm nếu phát hiện mẫu thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn; môi trường sinh sống có tác nhân lạ hoặc một số biểu hiện của cơ thể sau khi ăn như chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,...
II. Một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Lời giải:
Một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm:
- Phòng tránh ngộ độc do tác nhân vật lí: Sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ chế biến theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất; đảm bảo nguyên liệu, quy trình chế biến an toàn, phòng tránh các tác nhân vật lí nhiễm vào thực phẩm;…
- Phòng tránh ngộ độc do tác nhân hoá học: Không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ; chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng, không có dấu hiệu thay đổi về màu sắc, mùi, hình dáng,…; không sử dụng các thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc; không sử dụng bằng đồng, thuỷ tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng; sử dụng nước sạch, không chứa nước vừa đun sôi trong các dụng cụ làm bằng vật liệu xốp, nhựa,…
- Phòng tránh ngộ độc thực phẩm do tác nhân sinh học: Sử dụng thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng; giữ vệ sinh trong chế biến thực phẩm (rửa tay trước và sau khi chế biến, không để thức ăn chín lẫn thức ăn sống,…); vệ sinh trong bảo quản thực phẩm (bảo quản bằng phương pháp phù hợp, đun sôi trước khi sử dụng lại,…); ăn uống hợp vệ sinh (ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh môi trường nơi ăn uống,…);…
- Ngoài ra, cần giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất và kinh doanh và người tiêu dùng; kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tăng cường miễn dịch, khả năng phòng tránh bệnh tật như ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dịch và theo thao thường xuyên, tiêm phòng vaccine,…
III. Điều trị với người bị ngộ độc thực phẩm
Các phương pháp nhận biết người bị ngộ độc thực phẩm:
- Nhận biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm: Người bị ngộ độc thực phẩm thường có các triệu chứng bắt đầu từ đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất nước,… Một số triệu chứng đặc trưng cho một số loại tác nhân gây độc như ngộ độc do hoá chất gây đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, co giật,…; ngộ độc do độc tố tự nhiên như vàng da do hepatitis A virus có triệu chứng bất thường;…
- Xác định nguồn thực phẩm gây ngộ độc: Nếu có nhiều người cùng ăn thì sẽ có triệu chứng giống nhau. Tìm hiểu chi tiết các thực phẩm mà người bệnh đã ăn trong vòng 24 giờ trước khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, xác định những thực phẩm nghi ngờ chứa tác nhân gây bệnh.
- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Thực hiện xét nghiệm phân tích các mẫu bệnh phẩm như thức ăn, đồ uống, chất nôn, phân, nước tiểu, máu của người bệnh và các xét nghiệm khác,… để tìm ra các tác nhân gây bệnh.
Lời giải:
- Biện pháp điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà:
+ Kích thích gây nôn để loại bỏ tác nhân gây ngộ độc trong đường tiêu hoá bằng các biện pháp như dùng ngón trỏ để ép vào góc lưỡi người bệnh, cho uống nước muối ấm,…
+ Bù nước điện giải bằng dung dịch oresol.
- Biện pháp điều trị ngộ độc thực phẩm tại cơ sở y tế:
+ Khi người bệnh có dấu hiệu bất thường như co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp,… cần đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời như dùng thuốc, truyền dịch.
+ Cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như tránh các thực phẩm khó tiêu, thực phẩm từ sữa động vật, đồ uống có ga, cồn,... Nên ăn các thức ăn nhạt như nước cháo loãng, nước canh, nước hầm, chuối, bánh mì,...
+ Dành thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, tránh tham gia các hoạt động mệt mỏi.
Lời giải:
- Vai trò của các thành phần chứa trong gói oresol:
+ Chất điện giải (hay còn gọi là các loại muối) có vai trò bổ sung chất điện giải đã mất, giúp cân bằng môi trường trong cơ thể.
+ Glucose khan có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể.
+ Ngoài những thành phần trên, một số nhà sản xuất còn tăng cường thêm phụ liệu hương vị cam, chanh,… để giúp người dùng không cảm thấy buồn nôn khi dùng và dễ uống hơn.
- Cần pha dung dịch oresol đúng liều lượng quy định vì:
+ Nếu oresol được pha đặc quá sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều muối, gây ra các triệu chứng như co giật, hôn mê và dẫn đến các tổn thương não nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời thậm chí có thể tử vong.
+ Ngược lại, nếu pha oresol quá loãng sẽ làm giảm hiệu quả bù nước cũng như điện giải của oresol.
Lời giải:
Khi bị ngộ độc thực phẩm và bị tiêu chảy, người bệnh không nên tự dùng thuốc chống tiêu chảy. Vì xét dưới góc độ phòng vệ thì tiêu chảy là một phản ứng có lợi để tống chất độc ra khỏi cơ thể, do đó, việc dùng ngay thuốc cầm tiêu chảy khi có dấu hiệu tiêu chảy là không có lợi. Việc dùng thuốc chống tiêu chảy chỉ được thực hiện khi tiêu chảy kéo dài và có chỉ định của bác sĩ.
Lời giải:
Một số giải pháp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình em là:
- Trong chế biến: sử dụng nguồn nước sạch; sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến đúng quy định; người chế biến cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay đúng cách, không dùng tay không bốc, chia thực phẩm; dụng cụ chế biến sạch sẽ và an toàn; khu chế biến sạch sẽ; nấu chín thức ăn; nấu chín kĩ trước khi ăn, ăn ngay sau khi nấu chín;…
+ Trong quá trình bảo quản: đảm bảo các dụng cụ chứa đựng, bao gói an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, rò rỉ, có nắp kín, dễ dàng vệ sinh; không để ô nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào thực phẩm chín hoặc từ môi trường vào thực phẩm; không dùng các hoá chất, phương pháp bảo quản trái quy định; bảo quản nóng hoặc lạnh đối với thức ăn còn dư; sau khi bảo quản, đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn;…
Xem thêm các bài giải Chuyên đề Sinh học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7: Dự án điều tra một số bệnh phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh
Bài 8: Vệ sinh an toàn thực phẩm và nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Bài 10: Dự án điều tra về hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều