Chuẩn bị: Hai khối sắt giống nhau có dạng hình hộp chữ nhật; một khay nhựa hoặc thủy tinh trong suốt

Trả lời hoạt động trang 65 KHTN 8 sách Kết nối tri thức ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 8.

1 557 01/04/2023


Giải KHTN 8 Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Hoạt động trang 65 KHTN 8:

Chuẩn bị: Hai khối sắt giống nhau có dạng hình hộp chữ nhật; một khay nhựa hoặc thủy tinh trong suốt đựng bột mịn.

Tiến hành:

- Bố trí thí nghiệm lần lượt theo Hình 15.2 a, b, c.

- Quan sát độ lún của khối sắt xuống bột mịn ứng với mỗi trường hợp a, b, c.

- So sánh độ lớn của áp lực, diện tích bị ép, độ lún của khối sắt xuống bột mịn của trường hợp a với trường hợp b, của trường hợp a với trường hợp c. Chọn dấu “=”, “>”, “<”, vào vị trí dấu “…” thích hợp để hoàn thành vào vở theo mẫu Bảng 15.1.

Chuẩn bị: Hai khối sắt giống nhau có dạng hình hộp chữ nhật

Bảng 15.1. Kết quả thí nghiệm

Áp lực (F)

Diện tích bị ép (S)

Độ lún (h)

Fb …. Fa

Sb … Sa

hb …. ha

Fc …. Fa

Sc … Sa

hc …. ha

Từ kết quả thí nghiệm trên có thể rút ra nhận xét gì về các yếu tố ảnh hưởng tới độ lún.

Trả lời:

Bảng 15.1. Kết quả thí nghiệm

Áp lực (F)

Diện tích bị ép (S)

Độ lún (h)

Fb > Fa

Sb = Sa

hb > ha

Fc = Fa

Sc < Sa

hc > ha

Các yếu tố ảnh hưởng tới độ lún là:

+ Độ lớn của áp lực lên diện tích bị ép.

+ Diện tích bề mặt bị ép.

1 557 01/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: