Câu hỏi:
08/11/2024 2,136Trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Mĩ như thế nào ?
A. Khủng hoảng trầm trọng, buộc Mĩ phải điều chỉnh chiến lược phát triển.
B. Khủng hoảng liên tiếp.
C. Suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.
D. Mất vị trí đứng đầu thế giới
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Mĩ Suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.
Theo SGK Lịch sử 12 trang 45, trong suốt thập kỉ 90, tuy có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.
- Năm 1932 là thời điểm khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất, các nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhấ
→ A sai.
- Kinh tế Mỹ đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử hiện đại.
→ B sai.
- Trong giai đoạn 1973 – 1991, khi vị thế của Mĩ và Liên Xô ngày càng suy giảm do cuộc chạy đua vũ trang kéo dài thì các nước Tây Âu và Nhật Bản lại vươn lên nhanh chóng. Mĩ mất dần địa vị đứng đầu thế giới về kinh tế.
→ D sai.
* NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1973 ĐẾN 1991.
1. Kinh tế:
- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng (1973), từ 1973 – 1982 kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài.
- Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút .
2. Đối ngoại:
- Tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu.
- Sự đối đầu Xô - Mỹ làm suy giảm vị trí kimh tế và chính trị của Mỹ tạo điều kiện cho Tây Âu và Nhật vươn lên; giữa thập niên 80, xu thế đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Trong bối cảng đo, tháng 12/1989, Mỹ - Xô chính thức tuyên bố kết thúc “chiến tranh lạnh” .
Trong cuộc gặp mặt tại đảo Manta, tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989).
III. NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1. Kinh tế:trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.
2. Khoa học – kĩ thuậtphát triển mạnh mẽ, nước Mĩ nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới
3. Chính trị và đối ngoại
- Thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” với 3 mục tiêu:
+ Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu
+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
+ Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ ra sức thiết lập trật tự “đơn cực” do Mĩ làm bá chủ thế giới.
- Hiện nay, nước Mĩ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90, tình hình kinh tế của đa số nước Tây Âu đang trong giai đoạn
Câu 3:
Trong giai đoạn 1945 - 1950, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu với Mĩ là
Câu 4:
Vào thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?
Câu 5:
Nền tảng xuyên suốt của chính sách đối ngoại của Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mối quan hệ với
Câu 6:
Nội dung "chiến lược toàn cầu" của Mĩ không nhằm mục tiêu cơ bản nào?
Câu 7:
Giai đoạn 1950 - 1973, chủ nghĩa thực dân cũ của các đế quốc nào đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới
Câu 8:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 9:
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ năm 1945 đến 2000 là
Câu 10:
Yếu tố nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 11:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa
Câu 12:
Tổng thống Mĩ nào đã ra tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam ?
Câu 13:
Ý nào dưới đây không đúng về nguyên nhân nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào những năm 60 của thế kỉ XX ?